Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Chuyên gia Việt Nam bàn về hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông

CC0 / / Biển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2021
Đăng ký
Biển Đông trở thành “bàn cờ thế” của các cường quốc, đặc biệt là xung đột Mỹ - Trung khiến diễn biến tại các khu vực tranh chấp ngày càng thêm phức tạp.
TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao đánh giá, các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông khiến tình hình khu vực ngày càng khó đoán, tăng nguy cơ đụng độ.

Biển Đông trên bàn cờ chiến lược Mỹ - Trung

Không biết từ khi nào, Biển Đông trở thành “địa chiến” trong “bàn cờ thế” của các cường quốc hàng đầu thế giới, điển hình nhất là cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng.
Như đã thông tin, thời gian qua, xung đột Mỹ - Trung ngày càng sâu, trải rộng từ các lĩnh vực chính trị ngoại giao đến tài chính, kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, Biển Đông bỗng trở thành “điểm nóng” thảo luận tại hầu hết các diễn đàn đa phương và khu vực với mối quan tâm về việc các quốc gia – bên tranh chấp có tuyên bố chủ quyền, trong đó có Việt Nam, làm sao để cân bằng lợi ích quốc gia, chủ quyền Tổ quốc và “dung hòa” quan hệ với hai cường quốc hàng đầu là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2021
Biển Đông
Bộ Ngoại giao Mỹ ủng hộ Philippines và lên án hành động của Trung Quốc sau vụ việc ở Biển Đông
Theo giới quan sát, Biển Đông đã trở thành bàn cờ thế của các cường quốc – điểm giằng co lợi ích địa chính trị chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh.
Trong đó, đáng chú ý, với tư cách cường quốc mới trỗi dậy với tiềm lực quân sự, kinh tế đang trên đà phát triển, Trung Quốc xem Biển Đông là khu vực để thể hiện sức mạnh. Theo một số nhà nghiên cứu, tham vọng độc chiếm Biển Đông là bước đầu tiên trong việc xác lập Trung Quốc chính là cường quốc hàng đầu thế giới trong thời kỳ mới. Cụ thể, Bắc Kinh từ lâu cũng xem việc kiểm soát Biển Đông là một phần của việc duy trì lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Trong khi đó, đối với Mỹ, dù không phải là bên tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông nhưng nước này lại đặc biệt chú trọng việc duy trì hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương và xác định việc duy trì an ninh, ổn định ở Biển Đông là lợi ích quốc gia.
Đến thời Tổng thống Donald Trump, nhận thức này ngày càng phát triển, thành một phần của chiến lược lớn hơn là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở. Dưới thời Biden – Harris hiện tại, chính sách này của Washington vẫn được duy trì. Điều này lý giải việc Mỹ-Trung Quốc thường xảy ra mâu thuẫn lợi ích trong cách tiếp cận Biển Đông và cân bằng quan hệ với các bên.
Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản tham gia các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2021
Biển Đông
Vì sao Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia tập trận hải quân ở Biển Đông?
Thực tế, đối với việc Biển Đông trở thành “bàn cờ thế”, Việt Nam, các quốc gia có chung tranh chấp biển đảo khác như Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei đều bị kẹt giữa thế cạnh tranh đối đầu Mỹ - Trung Quốc. Nhiều nước ASEAN chịu tác động trực tiếp từ những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông cũng như trong quan hệ với hai cường quốc lớn trên, trong khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình vẫn chưa được tôn trọng triệt để.

Tình hình Biển Đông trở nên khó đoán

Theo Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, TS. Nguyễn Hùng Sơn, các hoạt động theo hướng quân sự hóa ở Biển Đông khiến khu vực này ngày càng khó đoán, tăng nguy cơ đụng độ và làm dấy lên nhiều lo ngại.
TS. Nguyễn Hùng Sơn cho rằng, tình hình Biển Đông gần đây có những diễn biến phức tạp, với nhiều hoạt động trên mặt biển, dưới đáy biển, trên không và thậm chí trong không gian vũ trụ theo hướng quân sự hóa. Đồng thời, trong cuộc trao đổi với VnExpress, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao đánh giá, chính những yếu tố này khiến tình hình Biển Đông ngày càng khó lường hơn, nguy cơ đụng độ ngoài ý muốn cũng tăng cao hơn.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu tại hội thảo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2021
Biển Đông
Hội thảo Biển Đông lần thứ 13 bàn về điều gì?
Như Sputnik đã thông tin trước đó, chính quyền ông Tập Cận Bình hồi đầu tháng 8 vừa qua đã thông qua Luật Hải cảnh mới, cho phép lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc được phép nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài.
Bắc Kinh tiếp đó còn áp dụng luật An toàn hàng hải sửa đổi, yêu cầu tàu thuyền nước ngoài phải khai báo khi đi vào khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và tự coi là phần lãnh hải của mình.
Dư luận thế giới, đặc biệt là các chuyên gia về quan hệ và luật pháp quốc tế bình luận những hành động này của Trung Quốc đều tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng căng thẳng ở khu vực, thậm chí có thể gây ra xung đột do tính toán sai lầm ở Biển Đông cũng như trong khu vực có tranh chấp.
Theo TS. Nguyễn Hùng Sơn, trong bối cảnh Trung Quốc và các nước ASEAN đang nối lại đàm phán bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), nhiều nhà quan sát, học giả khu vực bày tỏ quan ngại về các bộ luật mà Bắc Kinh mới ban hành, cũng như việc nhiều tàu Trung Quốc neo đậu dài ngày với số lượng lớn ở một số khu vực trên Biển Đông mà không rõ mục đích.
Trước đó, chúng tôi cũng đã thông tin về việc gần 150 tàu nghi thuộc dân quân biển Trung Quốc tập trung xung quanh bãi Ba Đầu, thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sau nhiều tháng di tản ra xung quanh, căn cứ vào ảnh chụp vệ tinh do Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) công bố ngày 17/10.
Cũng theo AMTI, phân tích hình ảnh cho thấy nhiều khả năng đây là các tàu dân quân biển của Trung Quốc do chúng không có hoạt động đánh bắt nào, nhiều chiếc có kích thước lớn (trên 50m). Trong khi đó, tàu Cảnh sát Biển và tàu cá của Việt Nam cũng có mặt tại đá Ba Đầu vào giữa tháng 10/2021.
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2021
Biển Đông
Việt Nam lên tiếng về việc tiêm kích Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông
Hôm 4/11, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã lên tiếng về sự xuất hiện trở lại của nhóm tàu cá Trung Quốc tại đá Ba Đầu, cụm Sinh Tồn.
Bà Hằng tái khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa là phù hợp với luật pháp quốc tế, được hưởng các quyền chủ quyền, quyền tài phán theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Đại diện Bộ Ngoại giao nêu rõ Việt Nam luôn kiên quyết kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp và chính đáng của Hà Nội.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh việc các tàu Trung Quốc hoạt động trong phạm vi lãnh hải Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”, vi phạm các quy định của UNCLOS 1982 và đi ngược lại tinh thần, nội dung Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tàu cá khỏi các vùng biển trên, tôn trọng chủ quyền Việt Nam”, đại diện Bộ Ngoại giao tuyên bố.

Tránh nghi kỵ đối đầu

Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn lưu ý, Biển Đông là chủ đề xuất hiện ngày càng nhiều trên các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế, từ Liên Hợp Quốc, hội nghị G20, G7 hay các sự kiện của ASEAN.
Hội thảo Khoa học Biển Đông thường niên lần thứ 13, diễn ra trong hai ngày 18-19/11 tại Học viện Ngoại giao cũng thể hiện điều này. Ông Sơn chỉ rõ, thông qua những chia sẻ của các học giả, chuyên gia hàng đầu thế giới tại hội thảo này, chúng ta sẽ có những cái nhìn rõ hơn về tình hình, xu hướng ở Biển Đông và khu vực trong thời gian tới.
Thực tế, không phải bây giờ, những năm trở lại đây, Mỹ cùng các đồng minh phương Tây của mình nhất là các thành viên chủ chốt hàng đầu trong khối EU cũng như Vương quốc Anh liên tục gia sự tăng hiện diện ở Biển Đông, với nhiều hoạt động tự do hàng hải hay diễn tập đa phương.
Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại phiên họp HĐBA LHQ về tình hình Iraq và hoạt động của Phái bộ LHQ Hỗ trợ Iraq (UNAMI) ngày 25/8/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2021
Biển Đông
Đại sứ Việt Nam tại LHQ: các hành động ở Biển Đông gần đây làm suy giảm lòng tin giữa các nước
Trước đó, Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI), tổ chức có trụ sở tại Bắc Kinh, ngày 3/11 cho biết quân đội Mỹ thực hiện 52 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 10, trong khi các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đi vào Biển Đông 9 lần trong năm nay.
Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao đánh giá, sự gia tăng hiện diện của các nước ở Biển Đông cho thấy vai trò quan trọng của vùng biển này. Theo ông Sơn, cộng đồng thế giới gần đây tiếp tục duy trì quan tâm cao với Biển Đông.
“Rất nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực đều có mong muốn được đóng góp, thúc đẩy hợp tác để bảo đảm duy trì hòa bình, ổn định của vùng biển này”, TS. Nguyễn Hùng Sơn nói.
Chuyên gia Việt Nam nhấn mạnh, đây là “chỉ dấu” cho thấy Biển Đông không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á hay châu Á - Thái Bình Dương, mà còn có ý nghĩa với tình hình chung trên thế giới.
TS. Sơn nhắc lại, Biển Đông là một tuyến hàng hải huyết mạch với thế giới, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chịu nhiều tác động của đại dịch với sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng.
“Sự liền mạch của tuyến giao thông hàng hải Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Đó là lý do nhiều nước quan tâm tới Biển Đông”, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao chỉ rõ.
Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra mặt trái. Cụ thể, theo chuyên gia, sự gia tăng quan tâm của nhiều nước với Biển Đông cũng mang đến những thách thức nhất định.
“Điều này có thể trở thành nhân tố gây mất ổn định, nếu không được kiểm soát tốt”, TS. Sơn lưu ý.
Đại diện Học viện Ngoại giao cho rằng, một trong những thách thức đó là biến mối quan tâm ngày càng tăng của các nước với Biển Đông thành hoạt động hợp tác cùng có lợi, đồng thời duy trì ứng xử phù hợp với chuẩn mực chung và luật pháp quốc tế.
“Không gây ra những nghi kỵ hoặc đối đầu, nhất là khi thế giới chứng kiến nhiều cạnh tranh giữa các nước lớn”, chuyên gia Việt Nam nhấn mạnh.
Cùng với đó, TS. Nguyễn Hùng Sơn cũng nêu rõ, cần củng cố và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN như một nhân tố đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác đa phương ở khu vực.
Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao nhận định sự tham gia của các nước ở Biển Đông là yếu tố rất quan trọng.
Tàu Hải quân Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2021
Việt Nam sẽ không e ngại ‘bom hẹn giờ và luật rừng’ của Trung Quốc ở Biển Đông
Hôm 18/11, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng một lần nữa tái khẳng định lập trường của Việt Nam về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa cũng như tranh chấp ở Biển Đông nói chung.
Theo đó, Việt Nam đề nghị các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 trong mọi hoạt động ở khu vực trên Biển Đông.
“Việt Nam đề nghị các bên không có hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh khi bình luận sự kiện 3 tàu Cảnh sát Biển Trung Quốc phun vòi rồng và chặn hai tàu của Philippines khi đang trên đường vận chuyển thực phẩm cho quân nhân ở bãi cạn Cỏ Mây.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала