- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Làm thế nào để diệt trừ coronavirus quanh ta?

© AP Photo / Denis FarrellBáo với tin tức về một chủng coronavirus mới ở Nam Phi
Báo với tin tức về một chủng coronavirus mới ở Nam Phi - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2021
Đăng ký
Các nhà khoa học đã tính toán rằng có đến 1039 loại virus sống trên Trái đất - nhiều hơn cả số những ngôi sao được nghiên cứu trong cõi không gian vũ trụ bao la thẳm sâu.
Sẽ không sai nếu nói rằng trong số tất cả khối lượng này thì trong 20 năm qua, coronavirus thu hút sự chú ý nhiều nhất: SARS-CoV - gây bùng phát dịch SARS năm 2002-2003; MERS-CoV - tấn công khu vực Trung Đông năm 2012; và SARS -CoV-2, hay COVID-19 - đại dịch đã đầu độc cuộc sống của toàn hành tinh suốt hai năm nay. Những thứ virus này lây lan theo hai cách: hoặc chứa trong các giọt dịch lỏng bắn ra từ cơ thể người bệnh khi ho và hắt hơi sau đó bám dính định cư trên những bề mặt khác nhau, hoặc là theo đường bài tiết với phân, lọt vào những nơi có nước thải chưa được xử lý.
Vậy liệu có cách gì tiêu diệt virus trong không khí, trên bề mặt, trong nước, mà không gây nguy hại cho con người?
Thuốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2021
Đại dịch COVID-19
Tại sao khó tạo ra thuốc hiệu quả điều trị COVID-19?

Làm thế nào để loại bỏ «vòng vương miện» là gai virus?

Một trong những phương pháp như vậy đã được các nhà khoa học Nga tìm thấy. Viện NIOPIK (Trung tâm Khoa học Quốc gia NIOPIK) một trong những tổ chức khoa học lâu đời nhất ở Nga trong lĩnh vực nghiên cứu chất khử trùng đã sáng chế ra chất được gọi là chất cảm quang, tức là nhạy cảm với ánh sáng. Chất này liên kết với virus và khi nằm trong luồng chiếu bằng ánh sáng đỏ sẽ giải phóng oxy, oxy hóa tác nhân gây bệnh và tiêu diệt nó. Các chuyên gia từ Bộ môn Lý-Sinh thuộc Khoa Sinh học, Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva M.V. Lomonosov đã phát hiện chính xác cách thức xảy ra quá trình này và chọn thiết bị cảm quang hiệu quả nhất.
Nghiên cứu viên hàng đầu, TSKH Sinh học Marina Strakhovskaya cho biết:

«Bên trong virus có RNA đóng gói thành các protein và tất cả những thứ này bao bọc bởi lớp màng có nguồn gốc từ màng tế bào động vật mà virus khu trú. Màng gắn các protein ở dạng gai tạo thành hình như hào quang, vành nhật hoa hay vương miện, vì vậy mà loại virus này có tên gọi là corona. Với những chiếc gai này, virus bám dính vào màng tế bào của động vật khác, hợp nhất với tế bào vật chủ và bắt đầu nhân lên».

© Ảnh : Twitter / @WHODòng coronavirus mới B.1.1.529
Dòng coronavirus mới B.1.1.529 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2021
Dòng coronavirus mới B.1.1.529
Giữa đầu và chân của gai virus có phần điện tích âm. Phân tử cảm quang bám vào phần này, khi gặp ánh sáng đỏ sẽ giải phóng ôxy, ăn mòn chân và như vậy cắt bỏ gai của virus. Nó không còn gì để bám dính, trở nên bất lực và vô hại.

Sự hiệp lực của các khoa học

Tiếp nối câu chuyện của nhà nghiên cứu hàng đầu, một chuyên gia khác là TSKH Toán-Lý Ilya Kovalenko giải thích:

«Để hiểu được nguyên lý nêu trên, chúng tôi đã xây dựng mô hình phân tử ba chiều trên màn hình máy tính, sử dụng các công thức toán phức tạp. Sau đó, các nhà khoa học từ Trung tâm Y học Cơ bản và Dịch thuật (Novosibirsk) và Trung tâm Gamaleya, cơ sở nổi tiếng với thành quả điều chế ra vaccine «Sputnik V», đã tiến hành quy trình thử trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng chất nhạy cảm quang chiếu trước tiên là trên các loại coronavirus không nguy hiểm cho người và tiếp đến là với COVID-19 phân tách từ người nhiễm bệnh. Đã xác nhận rằng sau khi gặp chất cảm ứng ánh sáng thì virus sẽ mất khả năng lây nhiễm».

Nhóm các nhà khoa học này tập trung làm việc với coronavirus kể từ mùa hè năm 2020, còn trước đó họ nghiên cứu công trình về virus cúm gia cầm: đã thử nghiệm nhiều loại chất cảm quang khác nhau do các đồng nghiệp Nga tạo ra và tiến hành chuỗi thí nghiệm khử nhiễm lọc sạch nước sông hồ và ao tù. Hợp chất do các nhà khoa học Nga phát triển là rất độc đáo, còn việc khám phá cơ chế hoạt động phân tử của vius được ghi nhận là lần đầu tiên trên thế giới, công bố trên tạp chí khoa học nghiêm túc Viruses.
Lấy mẫu máu từ tĩnh mạch để kiểm tra sự hiện diện của kháng thể đối với coronavirus COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2021
Đại dịch COVID-19
Sức mạnh của miễn dịch lai. Ai sở hữu siêu kháng thể chống virus gây bệnh COVID-19?

Đơn giản và an toàn

Vậy làm sao đưa những phát triển này vào sử dụng trong đời sống? Một chuyên gia khác là TS Toán-Lý Vladimir Fedorov giải thích như sau:
«Để chiếu tia, có thể sử dụng đèn LED ánh sáng đỏ rẻ tiền sẵn có trên thị trường, hoặc cũng có thể dùng ánh sáng mặt trời, bởi tia mặt trời cũng chứa quang phổ màu đỏ. Không giống như bức xạ tia cực tím, ánh sáng đỏ hoàn toàn vô hại đối với con người, do vậy việc chiếu tia có thể tiến hành cả khi hiện diện những người khác. Chất cảm quang là loại bột được dùng ở nồng độ rất thấp. 1-2 micromol cho 1 lít nước đủ sức tiêu diệt 100.000 virus. Ví dụ, khi xử lý các căn phòng lớn nơi mọi người làm việc không thể dùng chất khử trùng bằng cồn, vì hơi cồn dễ bắt lửa gây cháy và có hại cho con người. Còn dung dịch cảm quang dạng chất lỏng với nước thông thường có thể dùng cho bất kỳ bề mặt và vật liệu nào mà không lo gây hại cho cơ thể người. Xoa lớp dung dịch này, mở cửa sổ cho thông thoáng đón ánh sáng mặt trời hoặc thêm dung dịch vào bể chứa nước khi trời nắng, thế là virus sẽ bị tiêu diệt. Có thể sử dụng công nghệ này trong máy tuần hoàn không khí và thậm chí trong mặt nạ, khẩu trang để diệt trừ virus».
© Sputnik / Vladimir Pesnya / Chuyển đến kho ảnhTrung tâm Gamaleya.
Trung tâm Gamaleya. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2021
Trung tâm Gamaleya.
Trong công việc tại Bộ môn Lý-Sinh thuộc Khoa Sinh học, Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva có sự phối hợp chặt chẽ ăn ý của tập thể các chuyên gia Sinh học và Toán-Lý. Họ không chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp đối phó với virus mà còn có những khám phá cơ bản trong các chuyên ngành khác. Chẳng hạn gần đây đã công bố phát hiện có thể giúp đấu tranh chống bệnh ung thư. Nhưng đó đã là câu chuyện mà chúng tôi sẽ kể vào dịp khác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала