Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Cảnh sát Biển Việt Nam và Trung Quốc bàn bạc những gì?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamTàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc gần vị trí đặt giàn khoan dầu của Trung Quốc trên Biển Đông
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc gần vị trí đặt giàn khoan dầu của Trung Quốc trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2021
Đăng ký
Cùng với chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, cuộc đàm phán về vấn đề biên giới trên biển, phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa Hà Nội – Bắc Kinh thu hút sự chú ý của giới quan sát quốc tế.
Trước đó, Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam và tướng Vương Trọng tài, Cục trưởng Cục Hải cảnh CHND Trung Hoa cũng đã họp chung, bàn về hợp tác Cảnh sát Biển Việt Nam – Trung Quốc.

Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề biên giới trên biển

Bộ Ngoại giao ngày 2/12 cho biết, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán về các vấn đề trên biển.
“Việt Nam và Trung Quốc trao đổi ý kiến về vấn đề phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển với tinh thần tôn trọng lẫn nhau, phù hợp luật pháp quốc tế”, theo Bộ Ngoại giao.
Cụ thể, ngày 1/12/2021 vừa qua, Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức đàm phán vòng 15 Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và vòng 12 Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển theo hình thức trực tuyến.
Cuộc đàm phán về các vấn đề trên biển do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Trịnh Đức Hải và Đại diện các vấn đề biên giới và biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Nhân Hỏa đồng chủ trì.
Thực hiện nghi thức chào xã giao trên biển - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2021
Việt Nam kỷ luật hàng loạt lãnh đạo Cảnh sát Biển: Sao lại ra nông nỗi này?
Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Việt Nam, cuộc đàm phán diễn ra trong không khí “hữu nghị, thẳng thắn, chân thành”.
Đáng chú ý, hai bên đã trình bày thực chất quan điểm của Hà Nội và Bắc Kinh đối với các vấn đề trên biển mà hai bên cùng quan tâm, đồng thời, đi sâu trao đổi ý kiến về vấn đề phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Trịnh Đức Hải và ông Dương Nhân Hỏa đã cùng bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển trên biển trên tinh thần tuần tự, tiệm tiến, dễ trước khó sau.
Bộ Ngoại giao nhấn mạnh đến phương châm “tôn trọng lẫn nhau”, trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Tại sự kiện này, đại diện Bộ Ngoại giao hai nước Việt - Trung đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và láng giềng hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển phù hợp với nhận thức chung Lãnh đạo hai Đảng, hai nước và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” năm 2011, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế.
“Hai bên nhất trí sẽ tiến hành vòng đàm phán tiếp theo trong năm 2022”, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.

Cảnh sát Biển Việt Nam và Hải cảnh Trung Quốc thảo luận những gì?

Cũng theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 30/11, Cảnh sát Biển hai nước Việt Nam-Trung Quốc tổ chức Hội nghị trực tuyến công tác Cảnh sát biển Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 5.
Cụ thể, Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Thiếu tướng Vương Trọng Tài, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung Quốc đồng chủ trì sự kiện này.
Trong khuôn khổ Hội nghị, lãnh đạo cơ quan Cảnh sát Biển hai nước đã đồng thuận cho rằng, kể từ sau Hội nghị Công tác Cảnh sát biển Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 4, Cảnh sát biển hai nước đã thực hiện nghiêm nội dung đã được hai bên thống nhất.
Cảnh sát trên một bãi biển đóng cửa ở Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.10.2021
Thủ tướng bổ nhiệm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
Riêng trong năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các hoạt động hợp tác giao lưu sĩ quan trẻ, tàu hai bên sang thăm nhau nằm trong kế hoạch năm chưa được triển khai nhưng hai lực lượng đã duy trì tốt mối quan hệ hợp tác thiết thực, hiệu quả.
“Điều này góp phần không nhỏ trong việc duy trì môi trường an ninh, an toàn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc”, Bộ Ngoại giao cho biết.
Tại sự kiện, lãnh đạo Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam – Trung Quốc cho rằng, trong thời gian tới, Cảnh sát biển hai nước cần tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động hợp tác thực chất.
Cảnh sát Biển Việt Nam và Cảnh sát Biển Trung Quốc cần tăng cường đối ngoại cấp cao giữa hai bên, định kỳ triển khai Hội nghị cấp cao, duy trì việc gửi thư qua lại lẫn nhau, phát huy hiệu quả đầu mối liên lạc chia sẻ thông tin.
Tướng Lê Quang Đạo và người đồng cấp Vương Trọng Tài cũng nhất trí về việc định kỳ thông báo thông tin tàu cá vi phạm tạo thuận lợi cho mỗi bên trong việc quản lý tàu cá vi phạm.
“Hai bên xác định, tuần tra liên hợp trong Vịnh Bắc Bộ là nội dung hợp tác quan trọng của Cảnh sát biển Việt-Trung và định kỳ sẽ triển khai 2 chuyến trong năm với nhiều hoạt động phong phú hơn trong mỗi chuyến tuần tra”, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Ngoài ra, căn cứ vào tình hình dịch Covid-19 và chính sách xuất, nhập cảnh của hai nước Việt-Trung, sau khi trao đổi, triển khai lại hoạt động tàu thăm nhau và giao lưu sĩ quan trẻ, nhằm tạo ra diễn đàn để cán bộ, chiến sĩ hai bên tăng cường hiểu biết, giao lưu học hỏi giữa lực lượng Cảnh sát Biển song phương.
Cũng tại Hội nghị lần này, hai bên đã tổng kết các nội dung hợp tác trong năm 2021 cũng như định hướng hoạt động hợp tác trong thời gian tới giữa Cảnh sát Biển Việt Nam và Cảnh sát Biển Trung Quốc.

“Sớm xử lý vấn đề nảy sinh”

Như Sputnik đã đưa tin sáng nay, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Chủ đề Biển Đông, biên giới lãnh thổ tiếp tục được đưa ra bàn thảo.
Cụ thể, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Vương Nghị được cho là đã “trao đổi ý kiến thẳng thắn” về vấn đề biên giới lãnh thổ.
Hai bên nhất trí tuân thủ nghiêm túc 3 văn kiện pháp lý, phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền, kịp thời trao đổi, xử lý vấn đề nảy sinh, cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển.
Đồng thời, Việt Nam và Trung Quốc đồng thuận nhất trí tiếp tục tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Đại tá Lương Cao Khải, Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2021
Biển Đông
Cảnh sát biển 2 nước Việt Nam và Trung Quốc tuần tra trên biển để làm gì?
Hà Nội và Bắc Kinh cam kết thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tích cực thúc đẩy đàm phán xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Báo chí Trung Quốc đánh giá cao chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, đặc biệt là kết quả hội đàm với người đồng cấp Vương Nghị.
Trong đó, Tân Hoa Xã đưa tin cho biết, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói với Ngoại trưởng Vương Nghị rằng, Việt Nam luôn ủng hộ Trung Quốc đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong các vấn đề quốc tế cũng như ở cấp độ đa phương.
Ngoại trưởng Vương Nghị thì nêu rõ, năm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của quan hệ song phương, do đó, hai bên cần tăng cường thúc đẩy giao lưu, tiếp xúc cấp cao, phát huy vai trò các cơ chế giao lưu, hợp tác kênh Đảng, Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương, triển khai hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa các cấp, các ngành, địa phương, các tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại cũng như những lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала