Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Chuyên gia Việt Nam: Tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động dày đặc ở Biển Đông

© Ảnh : Twitter / @JMSDF_PAOLực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản tham gia các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông
Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản tham gia các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 vừa qua, ông Nguyễn Thế Phương, Nghiên cứu viên Dự án Đại sử ký Biển Đông (SCSCI) đã thông tin về việc trong 10 tháng qua, Trung Quốc điều động khoảng 20 tàu khảo sát hoạt động rộng khắp Biển Đông, có thời điểm có hai đến ba tàu khảo sát được triển khai cùng lúc.

Công nghệ viễn thám yêu cầu các nước liên quan phản ánh đúng thông tin trên Biển Đông

Như Sputnik đã đưa tin, tháng 11 vừa qua đã diễn ra Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 tại Học viện Ngoại giao Việt Nam. Tại phiên 8 của Hội thảo, các học giả đã tập trung thảo luận chủ đề “Tăng cường sự minh bạch thông qua công nghệ viễn thám”.
Tham gia phiên thảo luận có nhiều chuyên gia quốc tế và ông Nguyễn Thế Phương, Nghiên cứu viên Dự án Đại sử ký Biển Đông (SCSCI), Việt Nam.
Cụ thể, các diễn giả và các đại biểu tham dự hội thảo đã trao đổi học thuật sôi nổi về chủ đề công nghệ viễn thám ở Biển Đông (thông qua hệ thống nhận diện tự động (AIS), hệ thống giám sát tàu (VMS), hình ảnh vệ tinh…).
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu tại hội thảo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2021
Biển Đông
Hội thảo Biển Đông lần thứ 13 bàn về điều gì?
Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc áp dụng công nghệ viễn thám sẽ giúp cung cấp thêm thông tin và tăng cường nhận thức về hoạt động và hành vi trên biển của các loại tàu thuyền.
Đồng thời, sự phổ biến thông tin viễn thám và hình ảnh vệ tinh cũng đặt ra yêu cầu các nước liên quan phải chia sẻ nhiều hơn các thông tin phản ánh đúng các diễn biến trên thực địa.
Tại phiên hội thảo, các diễn giả đã trình bày kết quả nghiên cứu dữ liệu viễn thám về hoạt động của tàu dân quân biển và tàu khảo sát biển của Trung Quốc ở Biển Đông.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy nét mới trong chiến thuật điều động các lực lượng trên thực địa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cụ thể, thay vì sử dụng các tàu hải cảnh là lực lượng chính tham gia các vụ việc trên Biển Đông như trước đây, thời gian qua lực Trung Quốc đã sư dụng tàu dân quân biển và tàu khảo sát là để tiến hành các hoạt động khẳng định chủ quyền. Các lực lượng này bị xem là khiêu khích và mở rộng kiểm soát Biển Đông trong khi các tàu hải cảnh vẫn tiếp tục hoạt động và hỗ trợ các tàu dân quân biển và tàu khảo sát.

Các tàu khảo sát của Trung Quốc nhằm phục vụ mục đích cả dân sự lẫn quân sự

Phía Việt Nam, chuyên gia Nguyễn Thế Phương đã thông tin rất cụ thể, chi tiết về hoạt động của các tàu khảo sát phía Trung Quốc trong thời gian vừa qua trên cả Biển Đông và khu vực biển đảo Việt Nam.
Theo chuyên gia Thế Phương, dựa vào dữ liệu AIS trong 10 tháng qua, Trung Quốc điều động khoảng 20 tàu khảo sát hoạt động rộng khắp Biển Đông, có thời điểm có hai đến ba tàu khảo sát được triển khai cùng lúc.
Các tàu này đều thuộc về các cơ quan dân sự ở Trung Quốc như Bộ Tài nguyên, Học viện Khoa học và các trường đại học khác. Nhiều tàu khảo sát trong số này được đóng sau năm 2012, là tàu nghiên cứu toàn diện, có thể thực hiện các hoạt động khảo sát khác nhau. Các tàu này cơ bản có các thiết bị, cảm biến và các thiết bị khác để thu thập dữ liệu đại dương và khí quyển.
Các tàu khảo sát của Trung Quốc phục vụ nhiều mục đích khác nhau, vừa kiểm soát trên thực tế, vừa nhằm mục đích dân sự và quân sự.
Китайские суда у рифа Нюэцзяо в Южно-Китайском море  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2021
Biển Đông
‘Vũ khí’ nào giúp Việt Nam chống chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc ở Biển Đông?
Cụ thể, các tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động ở ba khu vực chính, gồm khu vực Đông Bắc Biển Đông xung quanh Pratas; khu vực phía Nam và Tây Nam Biển Đông, gồm Trường Sa; và phía Tây Bắc Biển Đông giữa Hải Nam và Hoàng Sa.
Ở phía Đông Bắc và xung quanh Pratas, các tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động nhằm kiểm soát không gian biển ở Pratas do Đài Loan kiểm soát và các động thái trên biển của các nước liên quan đến Đài Loan, đặc biệt là các luồng lạch dưới biển cho tàu ngầm di chuyển.
Các tàu khảo sát của Trung Quốc nghiên cứu địa hình, dòng chảy và các vấn đề liên quan đến đáy biển, có thể cả việc triển khai các cảm biến và thiết bị ngầm hiện đại (cấp 12).
Ở phía Tây Nam, các tàu Trung Quốc rất chủ động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Malaysia. Các tàu khảo sát của Trung Quốc (HD-8, Hướng Dương Hồng 10, Shen Kuo…) hoạt động dọc theo đường phân cách giữa thềm lục địa và Trường Sa, một mặt để tìm kiếm tài nguyên, mặt khác khảo sát đáy biển, khảo sát đại dương và khí quyển để kiểm soát đường đi của tàu ngầm ở khu vực phía Nam Biển Đông.
Tàu Hai Da Hao của Trung Quốc khảo sát ngoài Vịnh Cam Ranh nhằm nhận biết toàn diện về địa hình và đặc điểm đại dương của các khu vực xung quanh Cam Ranh để phát hiện, áp đảo và vô hiệu hóa tàu ngầm của Việt Nam trong lúc Trung Quốc tiếp tục hiện đại hoá khả năng chống tàu ngầm ở Trường Sa.
Tàu Trung Quốc trong vùng quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2021
Biển Đông
Việt Nam yêu cầu tàu ngầm của Đài Loan chấm dứt việc tập trận ở khu vực Trường Sa
Các tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động gần Philippines một mặt nhằm đảm bảo sự kiểm soát của Trung Quốc với khu vực này, gồm Scarborough, mặt khác nhằm mục tiêu chiến lược nhắm vào Mỹ và dự phòng trước sự mở rộng hiện diện tàu ngầm Australia trong tương lai qua Biển Sulu vào Biển Đông…
Các hoạt động khảo sát của Trung Quốc diễn ra một cách thường xuyên và liên tục, kéo dài trong suốt thời gian qua. Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ luôn duy trì một tần suất nhất định các nhiệm vụ khảo sát ở Biển Đông với địa bàn hoạt động rộng khắp và thời gian không hạn chế.
Điều này đảm bảo nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng quan trọng hơn tất cả là giúp Trung Quốc nắm vững và theo dõi các điều kiện khoa học thuận lợi để duy trì khả năng nhận thức hàng hải vượt trội của mình ở Biển Đông.
Một số báo cáo khoa học cho thấy Trung Quốc đang cố gắng xây dựng một mạng lưới nhận thức hàng hải bốn chiều ở Biển Đông, đặc biệt là xung quanh Trường Sa.
Mạng lưới các cảm biến, thiết bị theo dõi dưới lòng biển, radar đặt trên các đảo nhân tạo, và vệ tinh trên không gian giúp Trung Quốc có khả năng theo dõi 24/24 động thái của bất cứ một bên liên quan nào khác trên thực địa.
Kết luận tại phiên 8 của Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13, tuy công nghệ viễn thám là một vấn đề mới nổi nhưng nên được quan tâm và đầu tư hơn nữa để góp phần cung cấp thông tin đầy đủ hơn về tình hình thực địa trên Biển Đông.
Từ đó, giúp các nước liên quan đưa ra đối sách phù hợp và công chúng hiểu đúng đắn hơn về tình hình Biển Đông.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала