Việt Nam sẽ không lặp lại sai lầm của Trung Quốc

© Ảnh : Trần Việt - TTXVN Quang cảnh diễn đàn tại điểm cầu Hà Nội
Quang cảnh diễn đàn tại điểm cầu Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Đăng ký
Sau 26 năm thiết lập ngoại giao, bình thường hóa quan hệ, tổng thể hợp tác song phương Việt – Mỹ đã chứng kiến nhiều thay đổi sâu sắc, phát triển mạnh mẽ trên tất cả các trụ cột hợp tác, đặc biệt là về kinh tế thương mại.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Việt Nam là điểm đến tin cậy của các doanh nghiệp FDI Hoa Kỳ hàng đầu như ExxonMobil, Murphy Oil, Chevron, Boeing, Ford, Intel, Wal-Mart, Nike, Amazon, P&G, AES…
Việt Nam không muốn ở thế đối trọng với Mỹ, đặc biệt là về kinh tế. Hai bên nhất trí tăng kết nối, hạn chế các vụ việc phòng vệ thương mại và giải quyết các vấn đề kinh tế, thương mại còn tồn tại thông qua đàm phán, tránh xung đột. Có niềm tin rằng, Việt Nam sẽ không lập lại sai lầm của Trung Quốc.

Mỹ là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam

Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2021 lần này được kỳ vọng thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại – đầu tư Việt – Mỹ.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, ngày 7/12, Bộ phối hợp với Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (Amcham Hà Nội) và Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ (USABC) tổ chức Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 2021.
Diễn đàn lần này mang chủ đề “Nắm bắt cơ hội, thích ứng phát triển trong tình hình mới”. Sự kiện được cơ quan chức năng Việt Nam phối hợp với Amcham, USABC tổ chức nhằm cung cấp thông tin, cập nhật về định hướng xây dựng chính sách phát triển thương mại đầu tư giữa Việt Nam – Hoa Kỳ.
Diễn đàn hôm nay cũng nhằm tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước xây dựng chiến lược tiếp cận, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu theo hướng bền vững.
“Hoa Kỳ được xác định là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các trụ cột hợp tác”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định.
Đại diện Bộ Công Thương lưu ý, trụ cột hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn, góp phần đưa tổng thể quan hệ Đối tác toàn diện đi vào chiều sâu và thực chất.
© Ảnh : Trần Việt - TTXVN Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại diễn đàn
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại diễn đàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại diễn đàn
Số liệu thống kê từ cơ quan chức năng hai nước cho thấy, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gấp 168 lần, từ 450 triệu USD vào năm 1995 khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao lên mức 1,5 tỷ USD năm 2001 khi hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương và đạt 90,8 tỷ USD trong năm 2020, tăng 19,9% so với năm 2019. Đây là những con số kỷ lục.
Dữ liệu từ Hải quan Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 10/2021, tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương đạt 89,6 tỷ USD.
Trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 76,7 tỷ USD (tăng 22,9% so với cùng kỳ 2020, chiếm tỷ trọng 28,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), nhập khẩu từ Hoa Kỳ 12,9 tỷ USD (tăng 13,2% so với cùng kỳ 2020, chiếm tỷ trọng 4,8% tổng kim ngạch nhập khẩu).
Bộ Công Thương cho biết, Hoa Kỳ vẫn duy trì vị trí là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hoa Kỳ, thêm 5 bậc so với năm 2020.

Việt Nam không đối trọng với Mỹ về kinh tế

Nếu như Trung Quốc ngày càng trở thành mối đe dọa với Hoa Kỳ về kinh tế, Việt Nam hiện vẫn ở thế an toàn hơn.
Nhìn vào những tác động sâu sắc và nặng nề từ các đòn trừng phạt thương mại mà Mỹ nhằm vào Trung Quốc xuyên suốt cuộc xung đột, Hà Nội không muốn rơi vào vị thế đối trọng với Mỹ về kinh tế. Tất nhiên, cả về quy mô lẫn tỷ trọng, Việt Nam có thể an tâm. Tuy nhiên, duy trì cán cân thương mại cân bằng, theo hướng phát triển bền vững cũng là điểm mấu chốt trong phát triển quan hệ kinh tế - thương mại – đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ.
Chuyến bay mang số hiệu VN18 chở 301 hành khách từ Pháp hạ cánh an toàn ngày 23/9 tại sân bay quốc tế Vân Đồn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2021
Lần đầu tiên sau 20 năm Việt Nam mở đường bay thẳng tới Hoa Kỳ
Phát biểu tại diễn đàn, trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định, ở góc độ vĩ mô, tính chất bổ trợ của hai nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ là đặc điểm quan trọng giúp Việt Nam định hình chính sách kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ theo hướng hài hòa và bền vững, đảm bảo các nền tảng quan trọng.
“Hai bên duy trì lợi ích quốc gia trong hợp tác song phương, từ đó đưa Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Xét về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính lũy kế đến tháng 10/2021, Hoa Kỳ hiện xếp thứ 11/138 quốc gia và vùng lãnh thổ có FDI tại Việt Nam với 1.134 dự án và tổng vốn đăng ký là 9,72 tỷ USD.
Theo ông Hải, phía Mỹ có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Việt Nam với những dự án quy mô lớn, góp phần tạo dựng cho Việt Nam chỗ đứng ngày càng vững chắc trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu hiện nay.
Cùng với đó, các nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng đầu tư vào hơn 20 lĩnh vực kinh tế, đứng thứ 11 trong số các nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam.
Hầu hết các tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ đều đã có mặt tại Việt Nam như ExxonMobil, Murphy Oil, Chevron, Boeing, Ford, Intel, Wal-Mart, Nike, Amazon, P&G, Quantum, AES…
“Nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ đánh giá Việt Nam sẽ trở thành địa điểm đầu tư lý tưởng, quan trọng và an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu”, đại diện Bộ Công Thương nêu rõ.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng nhấn mạnh, thành công này đạt được là nhờ Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã nỗ lực phối hợp, tập trung giải quyết kịp thời và hiệu quả vấn đề thương mại ưu tiên.
Trong đó có mở cửa thị trường cho nông sản, hàng công nghiệp, hàng hóa và dịch vụ công nghệ thông tin của nhau, kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy ký kết nhiều dự án, hợp đồng thương mại lớn cũng như làm rõ vấn đề chính sách tiền tệ (cáo buộc thao túng tiền tệ), phòng vệ thương mại.
Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, những diễn biến bất ổn của thương mại toàn cầu và nguy cơ đình trệ gây ra bởi đại dịch Covid-19 thời gian qua một mặt gây nhiều bất ổn.
Đại dịch cũng tạo sức ép, buộc các doanh nghiệp phải tính đến việc phát triển mô hình chuỗi cung ứng mới, trong đó có các hệ thống cung ứng dự phòng đặt tại nhiều địa điểm khác nhau để đảm bảo sự bền vững và tính liên tục.
Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2021
Việt Nam và Hoa Kỳ: Thực tế và hy vọng
Bộ Công Thương cho biết, là một nền kinh tế có độ mở cao, tham gia ngày càng sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tương lai của gần 100 triệu công dân của Việt Nam gắn kết ngày càng chặt chẽ với tương lai của khu vực, cũng như sự ổn định trong các quan hệ với các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có Mỹ.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lưu ý, hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được mở rộng nhanh chóng ra nhiều lĩnh vực, trong đó kinh tế số, công nghệ, năng lượng và cơ sở hạ tầng được đánh giá rất tiềm năng và hứa hẹn sẽ trở thành những lĩnh vực trụ cột trong hợp tác kinh tế - thương mại tương lai.

Doanh nghiệp Mỹ tin tưởng vào quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Phát biểu tại sự kiện, bà Marie C. Damour, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, gợi ý một số lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa hai bên.
Theo chuyên gia, với các lĩnh vực hợp tác đầu tư đa dạng, từ y tế, năng lượng, giáo dục, công nghệ, doanh nghiệp Việt - Mỹ đang duy trì đà phát triển mạnh mẽ kể cả trong đại dịch với các cột mốc quan trọng.
"Mới đây hãng xe VinFast của Việt Nam công bố đầu tư hơn 200 triệu USD tại Califonia (Mỹ) để tạo ra hơn 1.000 việc làm, và chỉ 2 tuần trước chúng ta đã chứng kiến chuyến bay thẳng thành công đầu tiên của Vietnam Airlines tới San Francisco (Mỹ)”, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ nhắc lại.
Theo bà Marie Damour, đặc biệt hơn cả, chuyến bay được thực hiện bằng tàu bay Boeing 787-9 Dreamliner, một trong những dòng tàu bay thân rộng hiện đại nhất thế giới của hàng Boeing (Mỹ). Điều này cho thấy mức độ hợp tác ngày càng tăng của doanh nghiệp song phương.
© Ảnh : Trần Việt - TTXVN Đại biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam Marie Damour phát biểu tại diễn đàn
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam Marie Damour phát biểu tại diễn đàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam Marie Damour phát biểu tại diễn đàn
Tổng Giám đốc VinFast Mỹ Nguyễn Thị Vân Anh cho biết, VinFast được thành lập với mục tiêu cung cấp những mẫu xe điện cao cấp với giá phải chăng cho thị trường Hoa Kỳ.
“Mong muốn của chúng tôi là vươn ra thị trường toàn cầu, ứng dụng công nghệ mới nhất vào sản phẩm của mình. Dự kiến 2022 sẽ ra mắt sản phẩm mới tại Mỹ”, bà Vân Anh nêu rõ.
Cũng như Sputnik Việt Nam đã đưa tin, vừa qua bộ đôi xe điện VinFast VF e35 và VF e36 đã có màn ra mắt lần đầu tiên tại Triển lãm Los Angeles Auto Show 2021, nhận về nhiều phản ứng tích cực.
Đại biện lâm thời ĐSQ Mỹ ở Hà Nội cũng đề xuất một số lĩnh vực triển vọng hợp tác Việt – Mỹ.
Về năng lượng, Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam. Theo bà Marie Damour, các doanh nghiệp Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu và giải quyết về vấn đề biến đổi khí hậu, đảm bảo nền kinh tế năng động.
Đặc biệt hợp tác để tìm giải pháp bền vững nhất trong vấn đề phát triển pin, năng lượng mặt trời, dự án điện gió, điện khí , hai bên cần nhanh chóng ký hiệp định mua bán trực tiếp và Quy hoạch điện 8, thúc đẩy hợp tác năng lượng sạch song phương.
“Việt Nam đã cam kết mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu đầy tham vọng tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26) và Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam để đạt được những mục tiêu này, dù đó là mục tiêu không hề dễ dàng”, đại biện lâm thời ĐSQ Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, theo bà Damour, chính những thách thức đó sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp 2 bên phát triển bền chặt, với các dự án khả thi về đầu tư năng lượng tái tạo, sớm ký hợp đồng mua bán năng lượng trực tiếp và hoàn thành Quy hoạch điện 8 của Việt Nam.
Kho chứa khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2021
Tại sao Việt Nam chọn LNG của Mỹ?
Lĩnh vực thứ hai là hợp tác y tế, Hoa Kỳ mong muốn giới thiệu nhiều công ty mới trong ngành y tế hợp tác đầu tư tại Việt Nam từ hợp tác công nghệ y tế, giới thiệu y tế hiện đại mới nhất giữa hai nước.
“Dịch bệnh đã hé lộ nhiều khoảng trống trong lĩnh vực này, Mỹ đã và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam để phòng chống dịch bệnh, đảm bảo hợp tác 2 bên sâu sắc hơn”, chuyên gia lưu ý.
Tiếp đó là hợp tác về thương mại số, với lợi thế sở hữu các công nghệ thanh toán điện tử, trí tuệ nhân tạo, thành phố thông minh, các doanh nghiệp Mỹ sẵn sàng hỗ trợ phát triển các dự án tương tự ở Việt Nam.
Theo bà Damour, triển vọng hợp tác trong lĩnh vực hàng không là rất lớn. Nhiều sản phẩm dịch vụ liên quan đến đầu tư hàng không đã được doanh nghiệp Mỹ cung cấp tại Việt Nam.

“Với các dự án mà Việt Nam đang triển khai như đầu tư sân bay Long Thành, doanh nghiệp Mỹ cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam trong cung cấp công nghệ ảo, đảm bảo an ninh hàng không, an ninh mạng, cung cấp các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực này. Qua đó, tăng cường kết nối, bảo đảm tính liên tục của chuỗi cung ứng”, đại biện lâm thời ĐSQ Hoa Kỳ nhấn mạnh.

Cùng với đó, theo chuyên gia, cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư từ Mỹ đang rất lớn, nhất là sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris sang Việt Nam vào cuối tháng 8/2021 (như Sputnik đã cập nhật trước đó).

Việt Nam cần tránh các vụ phòng vệ thương mại liên quan đến Mỹ

Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu quan điểm, cần phát huy cơ chế đối thoại chính sách của Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ (TIFA).
Cần nhìn nhận đây là yếu tố kiến tạo khung khổ pháp lý thuận lợi, thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư, kịp thời giải quyết những khó khăn phát sinh trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
“Đặc biệt trong trạng thái “bình thường mới” và trong “bối cảnh mới”, Việt Nam và Hoa Kỳ cần tăng cường kết nối, hạn chế các vụ việc phòng vệ thương mại và giải quyết các vấn đề kinh tế, thương mại còn tồn tại thông qua đàm phán nhằm bảo đảm tính liên tục trong hoạt động của các chuỗi cung ứng, cũng như tránh gây tác động tiêu cực đến các ngành sản xuất vốn đã chịu thiệt hại bởi đại dịch”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải bày tỏ.
ExxonMobil - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2021
ExxonMobil tiếp tục dự án mỏ Cá Voi Xanh ở Việt Nam, Trung Quốc không dọa được Mỹ
Thông tin về tình hình thị trường Hoa Kỳ, ông Bùi Huy Sơn, Tham tán công sứ, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, hiện nay, kinh tế Mỹ đang có sự phục hồi và tăng trưởng khá. Tuy nhiên, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng do tác động của đại dịch đang để lại di chứng nặng nề, đó là thiếu hụt hàng hóa kể cả tiêu dùng.
Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng ổn định sản xuất, tăng tốc, tiếp tục đảm bảo chuỗi cung hàng hóa sang Mỹ.
“Sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh về nguồn cung từ Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là 1 trong những nhà cung cấp chính, thị trường sản xuất quan trọng đối với Hoa Kỳ về mặt hàng dệt may, da giày”, ông Sơn nói.
Bà Beth Huges, Phó Chủ tịch Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ (AAFA) cho biết, Mỹ tiếp tục ủng hộ và duy trì mối quan hệ đối tác với các nhà sản xuất Việt Nam để đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, để khôi phục sản xuất và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, thì điều quan trọng nhất hiện nay là cần tiêm đầy đủ vaccine cho người dân, người lao động. Đây là ý kiến của bà Virginia Foote, Phó Chủ tịch AmCham Hà Nội.
© Ảnh : Trần Việt - TTXVN Một phiên thảo luận về cập nhật chính sách, cơ hội hợp tác kinh doanh tại diễn đàn
Một phiên thảo luận về cập nhật chính sách, cơ hội hợp tác kinh doanh tại diễn đàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Một phiên thảo luận về cập nhật chính sách, cơ hội hợp tác kinh doanh tại diễn đàn
Theo đại diện AmCham, hiện chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, nhiều công ty của Mỹ đang có suy nghĩ nên hướng nội hay không, hướng vào người tiêu dùng Hoa Kỳ, các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp miền Nam của Hoa Kỳ đang hướng trở lại các nghề sản xuất, các chuỗi cung ứng gần gũi người tiêu dùng của họ hơn.
“Đây là thách thức cho Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có những tương lai tươi sáng, đó là Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục và có sự cạnh tranh lớn trong khu vực”, chuyên gia Virginia Foote khẳng định.
Cùng với đó, việc tạo thuận lợi hóa thương mại, chính sách thuế, thủ tục hành chính, chính sách bất nhất tại Việt Nam cũng cần được khắc phục trong thời gian tới.
Theo bà Virginia Foote, cần thu hẹp khoảng cách khác biệt giữa chính sách thuế Việt Nam và chính sách thuế Mỹ áp dụng.
“Chính sách thuế thuận lợi, thủ tục hành chính bớt rườm rà sẽ tạo điều kiện không chỉ cho doanh nghiệp Hoa Kỳ mà cả doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc giao thương với các doanh nghiệp Mỹ”, chuyên gia lưu ý.
Tại sự kiện hôm nay, đã có nhiều đề xuất đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu song phương, chia sẻ về phương thức tiếp cận, phát triển thị trường và xây dựng năng lực, thích ứng với các yêu cầu, quy định kỹ thuật của thị trường Hoa Kỳ cũng được thảo luận.
Điện diện Mỹ và Việt Nam cũng đồng thời đưa ra giải pháp phát triển xuất nhập khẩu và thu hút chuỗi cung ứng và FDI của Hoa Kỳ ở Việt Nam trong tình hình hiện nay.
Diễn đàn cũng ghi nhận nhiều bình luận sâu sắc về xu hướng chính sách mới của Hoa Kỳ và Việt Nam, trong đó nhận định vai trò ngày càng cao của Hà Nội đối với Washington.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала