Em trai ông Lê Thanh Hải: “Tôi không tư lợi”

© Ảnh : Thành Chung - TTXVNBị cáo Lê Tấn Hùng (giữa), nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn được đưa tới phiên tòa
Bị cáo Lê Tấn Hùng (giữa), nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn được đưa tới phiên tòa - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2021
Đăng ký
Ông Lê Tấn Hùng, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI), em trai nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải khẳng định không tư lợi cá nhân hay có chủ đích chiếm hơn 13,3 tỷ đồng.
Được xác định là “chủ mưu” vụ án này, ngoài tội danh Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí, ông Lê Tấn Hùng bị cáo buộc thêm tội Tham ô tài sản với khung hình phạt có thể là 20 năm tù, chung thân, hoặc tử hình.

Xét xử sơ thẩm vụ án SAGRI liên quan ông Lê Tấn Hùng, Trần Vĩnh Tuyến

Ngày 8/12, Tòa án nhân dân (TAND) TP.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử bị cáo Trần Vĩnh Tuyến, cựu Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cùng đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) và các công ty liên quan.
Ngoài cựu Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến, các ông Trần Trọng Tuấn (cựu Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh), Vân Trọng Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên SAGRI), Hồ Văn Ngon (nguyên Phó Tổng Giám đốc SAGRI), Lê Văn Thanh (nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố), Phan Trường Sơn (nguyên Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc), Nguyễn Thanh Chương (nguyên Trưởng phòng Đô thị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố), Trần Quốc Đạt (nguyên Phó trưởng Phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng), Lê Tấn Hòa (nguyên chuyên viên Sở Xây dựng) cũng bị xét xử về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí.
Cũng trong vụ án này, em trai nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, bị cáo Lê Tấn Hùng, 58 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cáo buộc tội Tham ô tài sản và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí.
Ông Hùng bị cho là có động cơ tư lợi cá nhân, ý thức coi thường pháp luật của Việt Nam.
Cáo trạng cho rằng, ông Lê Tấn Hùng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn trong vai trò Tổng Giám đốc SAGRI để thực hiện và chỉ đạo thuộc cấp của mình tiến hành loạt hành vi trái pháp luật nhằm chuyển nhượng dự án khu nhà ở diện tích 36.676,1 m2 tại phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM cho Tổng công ty Phong Phú.
Cơ quan chức năng xác định, các bị cáo trong vụ án dù biết rõ việc Tổng Công ty SAGRI đề nghị chuyển nhượng dự án là trái pháp luật, nhưng vẫn trình bị cáo Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM ký quyết định chấp thuận cho Tổng Công ty SAGRI được chuyển nhượng dự án cho Tổng Công ty Phong Phú.
Sau đó, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến đã đồng ý và ký Quyết định số 6077 chấp thuận cho chuyển nhượng Dự án.
© Ảnh : Thành Chung - TTXVNBị cáo Trần Vĩnh Tuyến, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh
Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2021
Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh

Gây thất thoát số tiền đặc biệt lớn

Ngày 2/7/2018, bị cáo Lê Tấn Hùng và ông Phạm Xuân Trình, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phong Phú ký Biên bản thỏa thuận (số 40/NNSG-PP) về việc điều chỉnh tiền sử dụng đất theo quy hoạch mới và ký phụ lục hợp đồng chuyển nhượng dự án theo giá chuyển nhượng đã điều chỉnh theo quy định.
Đến ngày 10/6/2019, các ông Lê Tấn Hùng và ông Phạm Xuân Trình ký Thanh lý hủy hợp đồng số 489A/2019/TLHĐCN.
Theo đó, hai bên thống nhất hủy hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án số 123/HĐCN ngày 22/12/2017 và Phụ lục hợp đồng số 01 ngày 6/1/2018 về việc chuyển nhượng toàn bộ Dự án khu nhà ở tại Khu phố 4, Phường Phước Long B.
“Sau khi việc chuyển nhượng dự án trái pháp luật bị phát hiện, các bị cáo trong vụ án và một số cơ quan, đơn vị có liên quan của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện một số thủ tục thu hồi, huỷ bỏ Quyết định 6077/QĐ-UBND của UBND thành phố, huỷ bỏ hợp đồng và các thủ tục có liên quan như nêu trên”, cáo trạng xác định.
Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2021
Vụ án SAGRI của Lê Tấn Hùng: Ai bị kiến nghị xử lý kỷ luật tiếp theo?
Cơ quan điều tra xác định, việc thu hồi, hủy bỏ các văn bản, thủ tục nêu trên chỉ là nhằm khắc phục hậu quả chứ không có hiệu lực thu hồi lại được dự án đã chuyển nhượng bằng Hợp đồng có công chứng xác nhận.
Ngoài ra, hiện trạng dự án là Tổng Công ty Phong Phú đã hợp tác với các bên thứ ba bằng 79 hợp đồng, thu tổng trị giá hơn 115 tỷ đồng.
“Do đó, hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn là hơn 672 tỷ đồng, chưa được thu hồi”, cáo trạng khẳng định.

Ông Lê Tấn Hùng: “Tôi không tư lợi”

Trong phiên tòa hôm nay, phiên làm việc buổi sáng, hội đồng xét xử (HĐXX) đã tập trung phần lớn thời gian cho phần thủ tục phiên tòa và Viện Kiểm sát công bố cáo trạng truy tố các bị cáo.
Trong buổi chiều, phiên tòa chuyển qua phần xét hỏi. Là người đầu tiên bước lên bục khai báo, bị cáo Lê Tấn Hùng thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Tuy nhiên, ông Hùng khẳng định mình không có mục đích, động cơ tư lợi.
“Để có tờ trình gửi Ủy ban nhân dân TP.HCM, bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới ở các phòng ban, chuyên môn, tham mưu, đề xuất, trình HĐTV SAGRI xem xét, thông qua, ban hành nghị quyết”, ông Lê Tấn Hùng nhấn mạnh.
Theo ông Hùng, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, do UBND TP.HCM thành lập. Liên quan đến lần gần nhất thay đổi giấy phép kinh doanh, vốn điều lệ, em trai của ông Lê Thanh Hải nhấn mạnh, mình không nhớ rõ.
Tháng 8/2015, UBND TP. HCM bổ nhiệm ông Lê Tấn Hùng làm Tổng Giám đốc công ty SAGRI. Thời điểm bị cáo nhận nhiệm vụ, giữa SAGRI và Tổng Công ty Phong Phú đã góp vốn hợp tác.
 Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2021
Cựu Tổng giám đốc SAGRI nộp lại 3,4 tỷ đồng đã tham ô
Hồ sơ vụ án mà cơ quan chức năng điều tra cho thấy, trong giai đoạn giữ chức tổng giám đốc, ông Lê Tấn Hùng biết rõ việc chuyển nhượng dự án nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9 (nay là TP Thủ Đức) phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, phải tiến hành thẩm định giá, xác định giá trị chuyển nhượng theo giá thị trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Cùng với đó, dự án mới chỉ xây dựng được 80% công trình kỹ thuật hạ tầng, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước và chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng thế nhưng ông Hùng vẫn chỉ đạo cán bộ cấp dưới hoàn thiện thủ tục, đề nghị UBND TP. HCM chấp thuận để chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Công ty Phong Phú gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 672 tỷ đồng.
Đối với cáo buộc này của Viện Kiểm sát, bị cáo Hùng thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội, tội danh.
Bên cạnh đó, kết quả điều tra vụ án cho thấy, năm 2016, bị can Lê Tấn Hùng đã lợi dụng chức vụ được giao để chỉ đạo cấp dưới bàn bạc, thống nhất với những người có liên quan lập 10 hồ sơ khống cho cán bộ, công nhân viên SAGRI đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở 16 nước (các nước châu Âu như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức…) và được xác định có hành vi chiếm đoạt hơn 13 tỷ đồng, rồi sử dụng vào mục đích cá nhân 924 triệu đồng và vụ lợi cho nhóm tại SAGRI.
Trình bày về hành vi cấu kết cùng cấp dưới lập hàng loạt hồ sơ khống để tham ô số tiền hơn 13,3 tỷ đồng, bị cáo Hùng cho rằng mình “không có động cơ mục đích vụ lợi và chia lợi từ tài sản Nhà nước”.
Đối với hành vi phạm tội này, bị can Lê Tấn Hùng bị cáo buộc tội tham ô tài sản theo khoản 4 điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, với mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.06.2019
Vụ em trai ông Lê Thanh Hải: "Đình chỉ ông Lê Tấn Hùng chưa phải là quyết định cuối cùng"
Khai tại tòa, ông Hùng cho biết, về tội vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí – ông chỉ thực hiện theo chức trách.
Riêng về tội tham ô, cựu lãnh đạo SAGRI nhấn mạnh mình có hành vi sai phạm ứng tiền để sử dụng nhưng không phải vì mục đích tư lợi, hưởng lợi cho cá nhân.
“Bị cáo có sai phạm trong việc chiếm giữ mấy trăm triệu đồng của SAGRI. Vì vậy, với cáo buộc tham ô tài sản, mong Hội đồng xét xử xem xét”, ông Lê Tấn Hùng bày tỏ.
Theo em trai của ông Lê Thanh Hải, trong quá trình hoạt động, năm 2016, SAGRI ghi nhận hiệu quả cao nên bị cáo Hùng muốn giữ lại một phần lợi nhuận công ty để năm 2017 cho cán bộ nhân viên đi học tập nước ngoài – tức với mục đích tốt.
Sau đó, theo cáo trạng, ông Lê Tấn Hùng đã cùng thuộc cấp bàn bạc với Công ty Du lịch Thanh niên Xung phong, Công ty Lữ hành Hòa bình Quốc tế để lập các hợp đồng khống.
Đáng chú ý, các bị cáo thống nhất rút về gửi ngân hàng để qua năm 2017 cho cán bộ nhân viên đi nước ngoài. Thế nhưng, vào thời điểm cuối năm 2016, SAGRI có nhiều hoạt động phát sinh chi phí nên ông Hùng ứng tiền ra để sử dụng.
Với các khoản tiền khai khống, ông Lê Tấn Hùng còn được xác định đã chỉ đạo cấp dưới không đưa vào sổ sách theo dõi của mà giao cho Nguyễn Thị Thúy (kế toán trưởng) và Nguyễn Thị Tuyết Mai (phòng nhân sự) để ngoài quản lý, theo dõi chi theo yêu cầu của Hùng.
HĐXX chất vấn liệu nguyên Tổng Giám đốc SAGRI có ý thức được hành vi này là “vi phạm hoạt động kế toán hay không” thì ông Lê Tấn Hùng cho rằng, lúc ấy không có động cơ hưởng lợi gì nên không vi phạm pháp luật.
Đàn ông bị còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Lộ diện 19 bị can trong vụ án công ty SAGRI, bao gồm cựu phó Chủ tịch UBND TP.HCM
Trên thực tế, theo kết quả điều tra, trước đó, hồi năm 2016, Thanh tra TP.HCM có kế hoạch thanh tra toàn diện Tổng Công ty SAGRI. Để che giấu hành vi phạm tội, bị cáo Lê Tấn Hùng chỉ đạo các bị cáo Nguyễn Thị Thúy và Nguyễn Thị Tuyết Mai soạn thảo các văn bản, liên hệ với Công ty Du lịch Thanh niên xung phong và Công ty Lữ hành Hòa bình Quốc tế để hợp thức hồ sơ, tài liệu, dòng tiền nhằm che giấu hành vi phạm tội.
Tính đến nay, bị can Lê Tấn Hùng đã nộp lại số tiền 3,4 tỷ đồng trong số tiền chiếm đoạt từ 10 hợp đồng du lịch khống đã nêu trên.
Các bị cáo Vân Trọng Dũng (Chủ tịch HĐTV SAGRI), Nguyễn Thị Thúy (Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Tài chính Kế toán SAGRI) cũng đã thừa nhận hành vi đúng như cáo trạng truy tố.
Phiên tòa xét xử ông Lê Tấn Hùng, Trần Vĩnh Tuyến và các đồng phạm dự kiến kéo dài đến ngày 17/12.
Như Sputnik thông tin, đây là vụ án được Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực Trung ương đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo sớm đưa ra xét xử nghiêm minh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала