Phản ứng của Việt Nam khi không được mời dự Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ

© AP Photo / Patrick SemanskyTổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Geneva
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Geneva - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Chiều 9/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ quan điểm của Việt Nam về việc không có trong danh sách khách mời dự Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ của Chính quyền Tổng thống Biden.

Quan hệ song phương Việt - Mỹ có bị tác động hay không?

Trả lời câu hỏi trên, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng điều này không ảnh hưởng tới quan hệ song phương Việt - Mỹ.
“Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ các vấn đề cùng quan tâm nhằm tăng cường hiểu biết, củng cố hợp tác trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước”, bà Hằng nêu rõ.
Cùng ngày, Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ chủ trì “Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ” (Summit for Democracy) được tổ chức trực tuyến từ ngày 9/12 đến ngày 10/12/2021.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2021
BNG Nga gọi lời mời dự "hội nghị thượng đỉnh các nền dân chủ" của Mỹ là "spam"
Thông tin thêm về vấn đề đang được quan tâm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh:

“Việt Nam chủ trương xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với dân chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được Hiến pháp và pháp luật bảo đảm dưới sự lãnh đạo của Đảng, là hình thức thể hiện quyền tự do bình đẳng của công dân, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lực”.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác ASEAN - Hoa Kỳ

Tại họp báo, Bà Hằng cũng đưa ra quan điểm của Việt Nam về thông tin Tổng thống Biden muốn có cuộc họp thượng đỉnh với các lãnh đạo ASEAN.

“Chúng tôi đã nhận được thông tin về việc Hoa Kỳ muốn họp thượng đỉnh với các lãnh đạo ASEAN và đang thảo luận với nhau. Quan hệ đối ngoại có vai trò quan trọng với ASEAN và quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN. ASEAN nói chung và VN nói riêng luôn sẵn sàng tăng cường đối thoại và hợp tác với đối tác trong đó có Hoa Kỳ trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng phấn đấu vì hòa bình, phồn vinh chung trong khu vực cũng như trên toàn thế giới” - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Cũng theo bà Hằng, Việt Nam ủng hộ Campuchia đảm nhiệm tốt nhiệm vụ chủ tịch ASEAN. Các công việc của ASEAN luôn được thống nhất, trao đổi giữa các quốc gia thành viên với nhau dựa trên quy trình và Hiến chương ASEAN.
Tháp viễn thông ở Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2021
Việt Nam bảo vệ doanh nghiệp viễn thông của mình như thế nào trước chính biến ở Myanmar?
Trả lời câu hỏi của báo giới về việc Thủ tướng Hun Sen cho biết muốn Thống tướng Myanmar tham dự các cuộc họp của ASEAN trong bối cảnh nước này làm chủ nhà luân phiên ASEAN vào năm tới, phát ngôn viên Ngoại giao Việt Nam cho biết:
“Đối với Việt Nam cũng như các nước thành viên ASEAN luôn coi Myanmar là thành viên quan trọng trong gia đình ASEAN, mong muốn Myanmar tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN cũng như hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển chung khu vực”.
Biểu tượng trên tòa nhà của Ủy ban Olympic Nga (ROC) - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Cách hành xử phi thể thao: Tại sao tẩy chay Thế vận hội Olympic mùa đông tại Bắc Kinh là vô nghĩa?

Thế vận hội thể thao vì hòa bình, đoàn kết

Tại họp báo 9/12, bình luận về việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây nói rằng tiến hành cuộc tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh do cân nhắc về vấn đề nhân quyền, phía Việt Nam nêu rõ:
“Olympic là sự kiện thể thao vì hòa bình, đoàn kết, nâng cao hiểu biết chung vì vậy Việt Nam mong muốn tất cả các nước đóng góp vào thành công của sự kiện này”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала