Công tác ngoại giao của Việt Nam nay đã khác

© Ảnh : TTXVN - Bùi Lâm KhánhBộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu chỉ đạo hội nghị.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo Bộ trưởng Ngoại giao, ngoài công tác ngoại giao về chính trị, văn hóa, thông tin đối ngoại và bảo hộ người Việt, ngành ngoại giao Việt Nam đang đổi mới theo hướng sẵn sàng là 'cầu nối' cho doanh nghiệp, địa phương với đối tác nước ngoài. Đặc biệt trong việc xúc tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút FDI, ODA, du lịch.
Sáng 13/12, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, đã diễn ra Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của các địa phương” dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến, kết nối với các điểm cầu ở trong và ngoài nước.
Sự kiện do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì, với sự có mặt của 80 Đại sứ, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài, lãnh đạo 63 tỉnh, thành và lãnh đạo các Hiệp hội doanh nghiệp, Tập đoàn kinh tế hàng đầu của của Việt Nam.
Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 20 được tổ chức nhằm triển khai các định hướng mới cho công tác đối ngoại, trong đó địa phương và doanh nghiệp được đặt vào vị trí trung tâm.

'Công tác đối ngoại địa phương' mà Bộ trưởng Ngoại giao nhắc đến là gì?

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết công tác ngoại giao của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể.
“Đặc biệt, Việt Nam đã tranh thủ sự ủng hộ kịp thời, hiệu quả của quốc tế về vaccine, thiết bị y tế và thuốc điều trị Covid-19, trực tiếp phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện cho cả nước và các địa phương chuyển sang thích ứng an toàn, phục hồi và phát triển kinh tế xã hội”, Bộ trưởng khẳng định.
Nhận định về tình hình hiện tại, Bộ trưởng cho biết, đại dịch Covid-19 kéo dài gần 2 năm qua đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế- xã hội của các quốc gia và giao lưu quốc tế.
Bên cạnh đó, tình hình thế giới và khu vực đã biến chuyển rất phức tạp, đặt ra thử thách về đối nội và đối ngoại, trong đó có công tác đối ngoại địa phương.
“Bối cảnh đó đòi hỏi quyết tâm, ý chí và nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, trong đó có các địa phương, nhất là các địa phương đóng vai trò đầu tàu và động lực tăng trưởng kinh tế đất nước”, người đứng đầu ngành Ngoại giao nhận định.
Theo Bộ trưởng Sơn, cụm từ 'công tác đối ngoại địa phương' nhiều lần được ông nhắc đến trong bài phát biểu tại hội nghị sẽ tập trung vào 4 nhiệm vụ chính. Bao gồm, tích cực triển khai công tác đối ngoại, tận dụng tối đa các yếu tố quốc tế để nâng cao vị thế của các địa phương 'mũi nhọn'.
Từ đó, mở rộng cam kết, thỏa thuận quốc tế và huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế-xã hội. Góp phần mở rộng không gian phát triển, thu hút đầu tư, công nghệ, tri thức, du lịch và các nguồn lực khác phục vụ phát triển nhanh, bền vững.
© Ảnh : TTXVN - Lại Minh ĐôngBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2021
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
Bộ trưởng nhấn mạnh, để đưa chủ trương đúng đắn này của Đảng đi vào cuộc sống, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan đối ngoại. Cụ thể chủ chốt là ngành Ngoại giao và các địa phương là "trung tâm phục vụ".
“Theo đó, các địa phương cần chủ động, thường xuyên thông tin cho ngành Ngoại giao về các trọng tâm trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của mình gắn kết với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của đất nước, đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, trong đó có ngành Ngoại giao, từ khâu xây dựng cho đến thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển địa phương.
Nhắ lại về chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2021-2030 đề ra chủ trương xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển. Cụ thể, "lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ", Bộ trưởng chỉ đạo:
"Ngành Ngoại giao thông qua hoạt động đối ngoại và phát huy tối đa lợi thế mạng lưới các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, tiếp tục chủ động nắm bắt, bám sát nhu cầu và thực tiễn phát triển của các địa phương để tích cực hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương”.

Bộ Ngoại giao sẵn sàng là 'cầu nối' cho doanh nghiệp, địa phương với đối tác nước ngoài

Phát biểu tại Hội nghị, ông Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) cho biết, ngoài việc kế thừa, phát triển truyền thống trước đây, Đại hội XIII đã bổ sung nhiều nội dung mới đối với công tác đối ngoại để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Đề cập, lần đầu tiên văn kiện Đại hội Đảng khẳng định "Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân”.
Ông Phan Anh Sơn cho rằng, điểm mới này thể hiện những nhận thức rất mới của Lãnh đạo Đảng về sự cần thiết trong gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các "binh chủng" làm đối ngoại, giữa các cơ quan ở trung ương với địa phương để xây dựng một nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
© Ảnh : TTXVN - Bùi Lâm KhánhHội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì
Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2021
Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, đối với các vùng trọng điểm, cần cân nhắc để cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khu vực trên thế giới, chỉ rõ liên kết vùng theo hướng cạnh tranh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển các ngành có hàm lượng công nghiệp cao, giá trị gia tăng lớn.
Sau phiên khai mạc Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 20, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Bộ Công Thương tổ chức Triển lãm trưng bày sản phẩm thương hiệu Việt Nam nhằm giới thiệu các sản phẩm thế mạnh đến các đại biểu trong và ngoài nước để hỗ trợ các doanh nghiệp, địa phương tìm đầu ra cho sản phẩm.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 14 theo hình thức trực tuyến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
Điều ẩn sau chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn
Kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngành Ngoại giao sẽ tiếp tục xây dựng, triển khai các chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ đối ngoại địa phương để nâng cao năng lực triển khai đối ngoại địa phương.
“Tôi cũng mong muốn các cấp chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn đến xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại địa phương cả về bản lĩnh, phẩm chất, trình độ, năng lực để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng", Bộ trưởng Sơn cho hay.
Trong khuôn khổ Hội nghị, Bộ Ngoại giao cũng tổ chức các cuộc trao đổi riêng giữa các địa phương Việt Nam với các Đại sứ, Tổng Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài và đại diện doanh nghiệp, cũng như các Cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam, nhằm trao đổi sâu hơn những nội dung các bên cùng quan tâm.
Buổi chiều cùng ngày, trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 và Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20, đã tổ chức Tọa đàm “Gặp gỡ Đoàn Ngoại giao, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam”.
Tọa đàm lần đầu tiên được Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức này nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ, kết nối với đối tác nước ngoài.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала