Hoa Kỳ loay hoay tìm cơ cấu mới kiềm chế ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương

© AFP 2023 / Saul Loeb Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Đăng ký
Ngay trong năm tới có thể Hoa Kỳ sẽ ký kết hiệp định khung về hợp tác kinh tế với các nước châu Á. Đó là tuyên bố do Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo đưa ra. Bà cho biết, sẽ không phải là một hiệp định thương mại kiểu truyền thống, mà rộng mở hơn rất nhiều.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia giải thích rằng biện pháp này xuất phát từ nỗ lực của Hoa Kỳ để tăng cường sức mạnh kinh tế của Washington ở châu Á, bởi hôm nay chỉ riêng trong vấn đề an ninh thôi thì Hoa Kỳ cũng đã chẳng đủ uy tín nữa rồi.
Như nhận xét của Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Raimondo, hiệp định kinh tế khung được thảo luận sẽ bao gồm cả các nước phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Australia và những nền kinh tế đang phát triển - Việt Nam, Malaysia, Thái Lan. Bộ trưởng Raimondo nhấn mạnh rằng chuyện ở đây không nói về hiệp định thương mại theo nghĩa kinh điển của từ này. Hiệp định khung sẽ rộng rãi hơn nhiều và điều chính yếu nhất là các nước sẽ có thể tự mình lựa chọn những điều khoản phù hợp với họ. Như vậy có nghĩa là những thành viên tham gia sẽ không phải gánh vác toàn bộ mọi nghĩa vụ cam kết, nếu như có bất kỳ yếu tố riêng lẻ nào của thỏa thuận không có lợi cho họ. Đồng thời, như người đứng đầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ nói, hiệp định sẽ vẫn rất «mạnh», và bà bày tỏ hy vọng rằng ngay sau một năm sẽ đạt được kết quả hiện thực. Tuy vậy, Bộ trưởng Raimondo bác bỏ khả năng Hoa Kỳ quay trở lại tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP, hoặc tên gọi khác là TPP11). Bà lưu ý rằng vào thời điểm hiện tại, đề tài này đã được xoá bỏ khỏi chương trình nghị sự.
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Hàn Quốc muốn gia nhập CPTPP nhưng nếu như Tokyo ngăn cản…

Đã mấy năm Hoa Kỳ cố tăng cường ảnh hưởng trên bình diện chính trị ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Ngay từ thời Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng tuyên bố «xoay trục sang châu Á». Nhân đây cần nói luôn, chính khi đó Hoa Kỳ đã tham gia vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương để chống lại ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Ngoài ra, cũng dưới thời Obama đã bắt đầu hình thành cái gọi là «chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương», là khái niệm địa chính trị hướng tới điều chỉnh cán cân quyền lực ở châu Á, theo góc độ tính toán thiên về lợi ích của nước Mỹ. Khái niệm «Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương» không phải do Hoa Kỳ xây dựng, và các nước thành viên khác nhau trong khu vực cũng có cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Nhưng chính Hoa Kỳ, đặc biệt là sau khi Donald Trump lên nắm quyền, bắt đầu coi «Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương» theo ý tưởng địa chính trị như là chiến lược của cuộc chơi với «tổng bằng 0» nhằm kiềm chế Trung Quốc và gia tăng ảnh hưởng của Washington tại địa bàn trọng yếu này.
© REUTERS / Carlos Barria Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Hà Nội
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Hà Nội
Không ít nước trong khu vực quả thực đang ở thế phụ thuộc vào Hoa Kỳ, nhất là về quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên những năm gần đây thành tố thương mại và kinh tế ngày càng có trọng lượng đáng kể hơn, mà về mặt này thì Hoa Kỳ cuối cùng đã mất uy tín, chính xác là dưới thời Trump. Khi bình luận về hiệp định khung kinh tế mới, chẳng ngẫu nhiên cất lời phàn nàn rằng Hoa Kỳ đã vắng bóng tại khu vực quan trọng này suốt bốn năm, rồi bà Raimondo lưu ý rằng chính quyền hiện tại xác nhận ưu tiên đưa Hoa Kỳ trở lại khu vực then chốt với tư cách là một cường quốc kinh tế.
© AP Photo / Evan VucciTổng thống Mỹ Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Tổng thống Mỹ Donald Trump

Nhưng Hoa Kỳ có thể làm được những gì?

Dưới góc độ quan điểm chính trị đối nội, phương án quay trở lại CPTPP là không thể chấp nhận – người Mỹ đánh giá hết sức tiêu cực về phần tham gia của Hoa Kỳ vào các hiệp định thương mại. Trong khi đó Trung Quốc lại không để phí thời gian – năm ngoái Bắc Kinh đã thành động lực thúc đẩy ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership- RCEP) và cũng đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP. Cả những con số thống kê thương mại khô khan cũng nói lên rằng trong năm đầu tiên của đại dịch, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của các nước ASEAN. Do đó, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế - bất kể chứa đựng nội dung nào - về thực chất là nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tạo ra cơ chế đối trọng thay thế, gia tăng sức nặng thương mại và kinh tế của nước Mỹ trong khu vực, - như ông Lưu Quốc Trụ Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Viện Khoa học Lịch sử của ĐHTH Chiết Giang cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Đối với Washington, có điều quan trọng nữa là phải thiết lập những cơ chế quốc tế mới để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế và công nghệ của chính mình, một lần nữa, đang ở thế đối đầu với Trung Quốc. Bộ trưởng Raimondo không giấu rằng hiệp định khung sẽ tập trung giải quyết ba nhiệm vụ cơ bản.
Hạm đội Hải quân Hoa Kỳ hộ tống tàu LNG - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2021
Hoa Kỳ có thể trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất ở châu Á - Thái Bình Dương
Thứ nhất, là đảm bảo sự bình ổn của chuỗi cung ứng trong lĩnh vực chất bán dẫn, tăng cường sự phối hợp giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất sản phẩm bán dẫn, đồng thời tạo ra môi trường minh bạch và tin cậy xung quanh chuỗi cung ứng. Có động cơ đơn giản ẩn sau cách biểu đạt che đậy này: để đảm bảo sự độc lập không lệ thuộc vào Trung Quốc trong khâu cung cấp chip và nếu có thể, đưa trả các tổ hợp sản xuất về lãnh thổ Hoa Kỳ. Thậm chí trong cuộc phỏng vấn của Bloomberg, bà Raimondo còn nói trắng ra rằng Hoa Kỳ cũng không thể tiếp tục trông ngóng phụ thuộc vào nguồn chip từ các công ty Đài Loan. Đồng thời, bà bày ra hứa hẹn với các nhà sản xuất chip nước ngoài miếng bánh ngon lành hấp dẫn trị giá 54 tỷ USD, nhằm kích thích cấp xung lực phát triển công nghệ Mỹ. Như Bộ trưởng Raimondo nói, điều chính yếu nhất là làm sao để quy trình sản xuất được nội địa hóa trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Nhiệm vụ thứ hai của hiệp định là điều phối các biện pháp hạn chế xuất khẩu. Ở đây một lần nữa có ý nhắm đến Trung Quốc. Bà Raimondo tuyên bố rằng các hạn chế xuất khẩu không nên quá rộng, vì như vậy các công ty sẽ bị rơi khỏi thị trường Trung Quốc và tương ứng là mất phần lớn số tiền thu được có thể dùng rót cho nghiên cứu và sáng chế. Như vậy trên thực tế người đứng đầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thừa nhận rằng ở thời điểm hiện tại các hạn chế của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc hóa ra vô nghĩa, bởi các nước khác vẫn tiếp tục cung cấp «sản phẩm cấm» cho Trung Quốc.
© AFP 2023 / Vincent YuChip xử lý Kunpeng 920 cho trung tâm dữ liệu và lưu trữ đám mây
Chip xử lý Kunpeng 920 cho trung tâm dữ liệu và lưu trữ đám mây - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Chip xử lý Kunpeng 920 cho trung tâm dữ liệu và lưu trữ đám mây
Cuối cùng, nhiệm vụ thứ ba là hoạch định các tiêu chuẩn chung trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và an ninh. Hoa Kỳ nhìn Trung Quốc như là một cực quyền lực mới trong các công nghệ then chốt - không chỉ mạng liên lạc thế hệ G5, mà còn cả điện toán lượng tử, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học và v.v… Trong đó, trí tuệ nhân tạo nổi bật lên như «chiếc ô» che chắn gió mưa để phát triển hàng loạt công nghệ mới, cả dân dụng và quân sự. Bởi từ lâu Hoa Kỳ đã định vị Trung Quốc là đối thủ chiến lược, nên không có gì ngạc nhiên khi trên bình diện các công nghệ then chốt Washington cố gắng nỗ lực giành độc lập tối đa trước CHND Trung Hoa. Đại khái giống như sự cạnh tranh nhau giữa hai chương trình vũ trụ của Hoa Kỳ và Liên Xô trong những năm Chiến tranh Lạnh.

Ưu điểm và nhược điểm trong hợp tác với Hoa Kỳ

Đối với các nước châu Á - Thái Bình Dương, hợp tác với Hoa Kỳ, trong đó có lĩnh vực kinh tế, sẽ hàm chứa cả ưu và nhược điểm. Như chuyên gia Lưu Quốc Trụ lưu ý, một mặt, Washington cần nghĩ ra các biện pháp khuyến khích kinh tế nghiêm túc để thu hút các đối tác châu Á tham gia vào thoả thuận mới. Mặt khác, đối với nhiều nước trong khu vực, Trung Quốc vẫn là lực lượng kinh tế chính. Cho đến nay, như thể hiện qua giá trị tiền tệ thì Trung Quốc đã cung cấp nhiều hơn cho các nước trong khu vực so với Hoa Kỳ. Và đây là yếu tố không thể bỏ qua.
Như lời Phó Thủ tướng Singapore Vương Thụy Kiệt (Heng Swee Keat)tuyên bố tuần trước, mặc dù trong những thập kỷ quá khứ, hiện diện của Mỹ tại khu vực đã đảm bảo hòa bình và ổn định, nhưng trong những thập niên tiếp theo Hoa Kỳ đã không còn đủ sức tham gia từ xa vào việc định hình kiến ​​trúc kinh tế mới của châu Á. Các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ như Nhật Bản và các nước khác cũng lên tiếng về việc Mỹ cần trở lại tham gia CPTPP. Các nước thành viên CPTPP sẽ có lợi nếu như trong hàng ngũ Hiệp hội gồm cả những đối tác kinh tế và chính trị quan trọng nhất của họ. Tức là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tuy nhiên chọn ai trong số những đối tác tiềm năng này lại hoàn toàn không phải là quyết định dễ dàng đối với họ.
Tính hiệu quả của chính sách Mỹ đang giảm sút trông thấy, bởi Hoa Kỳ một mặt đặt ra những đòi hỏi chính trị khắt khe cho các đối tác, nhưng mặt khác lại tránh né không chia sẻ với họ gánh nặng trách nhiệm kinh tế. Chẳng hạn như trong vấn đề từ chối thiết bị linh kiện của Trung Quốc. Khi xây dựng các thế hệ cơ sở hạ tầng viễn thông, nhiều nước đồng minh của Hoa Kỳ đã dựa vào thiết bị của Trung Quốc, nếu tháo bỏ thay thế sẽ tốn phí hàng tỷ USD. Đa số nước đơn giản là không tìm đâu ra khoản tiền lớn như vậy, còn Hoa Kỳ cũng không giúp đỡ mà chỉ đe dọa chấm dứt trách nhiệm trao đổi thông tin tình báo.
Biểu tượng trên tòa nhà của Ủy ban Olympic Nga (ROC) - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Cách hành xử phi thể thao: Tại sao tẩy chay Thế vận hội Olympic mùa đông tại Bắc Kinh là vô nghĩa?
Một ví dụ khác là cuộc vận động tẩy chay ngoại giao chống Thế vận hội Bắc Kinh năm 2022. Trong khi một số nước như Australia và Canada ủng hộ sáng kiến ​​của Mỹ, thì các đồng minh khác của Hoa Kỳ như Nhật Bản và Đức lại không vội lao xuống hố để hứng hậu quả kinh tế nặng nề. Còn Hàn Quốc thì loại trừ hoàn toàn kịch bản như vậy, ghi nhận tầm quan trọng của Bắc Kinh không chỉ như một đối tác kinh tế, mà còn là quốc gia bảo đảm cho sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Hiệu quả tiếp theo của chính sách «đưa Hoa Kỳ trở lại châu Á» sẽ phụ thuộc trước hết vào những gì Washington có thể đề xuất và cung cấp cho các đối tác trong khu vực. Tuy nhiên, có yếu tố quan trọng là các đề xuất của Mỹ chỉ bổ sung chứ không nên là lựa chọn rạch ròi kiểu «một trong hai» đối với các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Bởi nếu không thì các đối tác của Washington sẽ sa vào tình thế chẳng ai mong muốn, là «trên đe dưới búa».
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала