Việt Nam dạy Mỹ bài học quan trọng ở thời bình

© AFP 2023 / Brendan MullinThủy quân lục chiến Mỹ và thủy thủ khiêng quan tài bên trong chiếc C-17 Globemaster III của Lực lượng Không quân, California
Thủy quân lục chiến Mỹ và thủy thủ khiêng quan tài bên trong chiếc C-17 Globemaster III của Lực lượng Không quân, California - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Đăng ký
Người Mỹ mãi đi tìm lý do vì sao Hoa Kỳ thất bại trong chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, ở thời bình, điều quan trọng là học cách trở thành một đối tác triển vọng, người bạn đáng tin cậy và tạo ra những đột phá thiết thực trong quan hệ song phương Việt – Mỹ.
Một trong những nội dung hợp tác đáng chú ý giữa Hà Nội và Washington chính là khắc phục hậu quả chiến tranh và hỗ trợ tìm kiếm hài cốt quân nhân mất tích. Việt Nam đang làm rất tốt, chứng minh cho người Mỹ thấy sự bao dung, tinh thần gác lại quá khứ, xóa bỏ hận thù, hướng tới tương lai.

Bàn giao hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam

Ngày 14/12, Việt Nam tiếp tục bàn giao thêm hài cốt quân nhân mất tích trong chiến tranh cho phía Hoa Kỳ.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, lễ bàn giao hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam (MIA) đã diễn ra tại Khách sạn Hyatt, Đà Nẵng.
Tham dự sự kiện này, về phía Việt Nam có Ban Giám đốc Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích (VNOSMP), đặc biệt là ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Giám đốc Thường trực VNOSMP.
Trong khi đó, phía Mỹ ghi nhận sự hiện diện của ông Noah Zaring, Quyền Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, lãnh đạo Văn phòng MIA Hoa Kỳ tại Hà Nội (DET2) cùng các thành viên Văn phòng DET2 và Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.
Hài cốt vừa được hồi hương sẽ được đưa đến Phòng Giám định Trung tâm của DPAA tại Hawaii. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2018
Hợp tác Việt - Mỹ sau chiến tranh có thể là hình mẫu cho thế giới
Tại lễ bàn giao hôm nay, đại diện phía Việt Nam đã bàn giao cho đại diện phía Hoa Kỳ hai bộ hài cốt. Đây là kết quả của đợt tìm kiếm chung lần thứ 144 và 145 (tháng 7-12/2021).
“Hài cốt trên đã được các chuyên gia pháp y của Việt Nam giám định tại Đà Nẵng, kết luận có thể liên quan tới các trường hợp quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam và đề nghị chuyển về Hawaii, Hoa Kỳ để xác minh thêm”, Bộ Ngoại giao cho biết.

Bài học “gác lại quá khứ” chiến tranh hận thù

Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, Quyền Phó Đại sứ Hoa Kỳ Noah Zaring chân thành cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của Chính phủ, người dân Việt Nam và Cơ quan VNOSMP đối với hoạt động nhân đạo MIA.
Đại diện chính quyền Mỹ một lần nữa nhấn mạnh hợp tác nhân đạo MIA đã giúp xây dựng lòng tin, sự tôn trọng lẫn nhau.
“Đây cũng là tiền đề thúc đẩy quan hệ hai nước trong nhiều lĩnh vực hợp tác khác như kinh tế - thương mại, nhân đạo, trong đó có việc giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam”, ông Noah Zaring lưu ý.
Quyền Phó Đại sứ Mỹ Noah Zaring cho biết, Washington coi trọng quan hệ với Hà Nội. Thời gian qua, Hoa Kỳ đã trợ giúp Việt Nam hơn 24 triệu liều vaccine phòng chống Covid-19, 20 triệu USD trang thiết bị y tế và sẽ tiếp tục trợ giúp Việt Nam trong lĩnh vực này thời gian sắp tới.
Tại sự kiện, ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Giám đốc Thường trực Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích tái khẳng định chính sách nhân đạo của Việt Nam trong giải quyết vấn đề MIA với phía Hoa Kỳ.
chiến tranh ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2019
Tìm thấy 727 hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam
Đặc biệt, ông Nguyễn Hồng Quang nêu bật chủ trương “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, tinh thần hoà hiếu của dân tộc Việt Nam.
Ban lãnh đạo VNOSMP đánh giá cao và mong muốn Hoa Kỳ tăng cường hơn nữa trợ giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt về rà phá bom mìn, tẩy độc các điểm nóng da cam và hỗ trợ nạn nhân, tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tin, mất tích trong chiến tranh.
Việt Nam đã dạy người Mỹ bài học vô cùng quan trọng ngay trong thời bình – xóa bỏ hận thù, bất đồng, xung đột, tôn trọng và hướng đến tương lai, lợi ích chung.

MIA trong quan hệ Việt – Mỹ

Như Sputnik đã đề cập, hoạt động tìm kiếm hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam là hoạt động nhân đạo giữa hai Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ. Tính từ năm 1973 đến nay, đây đã là đợt trao trả hài cốt lần thứ 157.
Năm 1988, thoả thuận hợp tác Việt - Mỹ về MIA được ký kết. Năm 1991, hai bên nhất trí mở văn phòng của chính phủ Mỹ ở Hà Nội để giải quyết các vấn đề về MIA. Từ đó đến nay, quy mô tìm kiếm quân nhân Mỹ ngày càng được mở rộng, tăng cường và đạt hiệu quả cao với sự tham gia của hàng nghìn người từ cả hai phía Việt Nam lẫn Hoa Kỳ.
Sau hàng chục năm, bất chấp những dư âm căng thẳng hậu chiến tranh, bằng chính sách nhân đạo, tinh thần bao dung, vị tha của dân tộc, sẵn sàng gác bỏ hận thù, Việt Nam đã cử nhóm các chuyên gia, cán bộ đi tìm kiếm và khai quật hài cốt binh lính Mỹ rải rác trên khắp chiều dài đất nước.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến tiếp Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2021
Bộ Quốc phòng Việt Nam, Mỹ thảo luận về khắc phục hậu quả chiến tranh
Đã có hàng trăm bộ hài cốt đã được phía Việt Nam đơn phương trao trả cho Hoa Kỳ kể từ sau Hiệp định Paris 1973.
Theo lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, hàng chục năm qua, với hơn 150 đợt tìm kiếm, trao trả hài cốt binh lính Mỹ được phía Việt Nam tiến hành. Công tác khai quật vất vả, khó khăn tại nhiều tỉnh, thành phố, tại các vùng đồng bằng cũng như đồi núi, thậm chỉ các vùng biển đảo, ngoài khơi của Việt Nam nhưng không ai quản ngại.
“Tính đến nay, hai bên đã tiến hành 156 đợt trao đổi với hơn 900 bộ hài cốt được Chính phủ Việt Nam trao trả cho Chính phủ Hoa Kỳ. Mặc dù kết quả đó chỉ phản ánh một phần nỗ lực, công sức, mồ hôi và cả sự hy sinh tính mạng của hai phía trong chặng đường hợp tác đã qua”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng bày tỏ.
Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao khẳng định, về phía Việt Nam, sự hợp tác này thể hiện chính sách nhân đạo gác lại quá khứ, hướng tới tương lai của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như truyền thống nhân văn, nhân ái của dân tộc Việt Nam.
Thời gian qua, lãnh đạo hai nước vô cùng phấn khởi trước sự phát triển nhanh, mạnh và toàn diện của mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân hai bên.
“Một trong những lý do làm nên thành tựu ấy đó là các hoạt động nhân đạo, hợp tác MIA giữa hai bên đã giúp tăng cường sự hiểu biết và cảm thông giữa nhân dân và Chính phủ 2 nước, góp phần xây dựng lòng tin, thúc đẩy quá trình bình thường mới quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, tạo cơ sở và là nền tảng để hai nước đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, giáo dục, y tế”, Thứ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Không thể phủ nhận, chương trình hợp tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, đặc biệt là việc không ở đâu như trong các cuộc tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích tại Việt Nam, những con người từ hai chiến tuyến, hai phía từng đối đầu, từng là kẻ thù, lại cùng ăn cùng ngủ, cùng nỗ lực hồi hương binh lính mất tích trong chiến tranh Việt Nam… vì mục đích chung.
Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson và tướng William Westmoreland có mặt tại Việt Nam ngày 25/12/1967 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2019
Người Mỹ học được gì sau chiến tranh Việt Nam?
Hợp tác MIA và trong những lĩnh vực nhân đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, rà phá bom mìn sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ tạo nên sự kết nối giữa hai cựu thù.
Hợp tác MIA còn chứng minh cho trường phái ngoại giao “cây tre” - Đoàn kết nhân ái, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người, biết tiến biết thoái, tuỳ cơ ứng biến, lạt mềm buộc chặt, mềm nắn rắn buông - mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc hôm nay 14/12.
Sách lược của Việt Nam là cơ động, linh hoạt điều chỉnh tuỳ theo từng vấn đề, từng thời điểm và tuỳ theo đối tượng hay đối tác – dĩ bất biến ứng vạn biến, thêm bạn bớt thù.
“Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với ai. Việt Nam luôn sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала