Cách thức tuyên truyền của phương Tây chống Nga lại có lợi cho Matxcơva

© Sputnik / Maksim Blinov / Chuyển đến kho ảnhKremlin
Kremlin - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Sự thổi phồng về cuộc khủng hoảng Ukraina trên các phương tiện truyền thông phương Tây lẽ ra nhắm vào mục đích làm suy yếu vị thế của Nga trên trường thế giới, nhưng thay vào đó lại đưa nước này trở thành tâm điểm chú ý. Đây là quan điểm của Nhà báo Walter Russell Mead của tờ Wall Street Journal.
Giáo sư về đối ngoại và nhân văn tại Đại học Bard ở New York đã bình luận về vấn đề của chiến dịch thông tin chống Nga ở Hoa Kỳ và châu Âu, đồng thời nêu rõ một số lý do cho phép Matxcơva hưởng lợi từ "sự cuồng loạn của truyền thông".
Tại diễn đàn quân sự - kỹ thuật quốc tế Army-2020 trong Công viên Quân sự - Yêu nước Patriot - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2021
Bộ Ngoại giao Nga loại trừ khả năng «Nga xâm lược Ukraina»

Cuộc tấn công thông tin

Hiệu quả bất ngờ đầu tiên của cuộc tấn công thông tin là sựgắn kết toàn xã hội Nga chống lại phương Tây. Theo Mead, người Nga quan tâm đến tình hình các vấn đề ở Ukraina hơn là người Trung Quốc chú ý đến tình hình xung quanh Đài Loan. Theo chuyên gia, vì vậy, đa số cư dân Nga ủng hộ lập trường của Điện Kremlin đối với Donbass.
Yếu tố quan trọng thứ hai là sự quan tâm ngày càng tăng đối với Matxcơva trên phạm vi toàn cầu. Tác giả của ấn phẩm tin tưởng rằng các phương tiện truyền thông đã quá kích thích sự mong đợi của khán giả khi có bất kỳ đề cập nào tới vấn đề này trong luồng thông tin.

Walter Russell Mead viết: "Sự khiêu khích của cuộc khủng hoảng quốc tế ở Ukraina đã thu hút sự chú ý đến Nga, đẩy hội nghị thượng đỉnh G7 và Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ do Mỹ dẫn đầuxuống thành tin trang hai. Putin chiếm vị trí quan trọng nhất trong phần tin tức thế giới và rõ ràng đã thắng trong các cuộc đàm phán về khủng hoảng với Tổng thống Biden”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin giám sát giai đoạn chính của cuộc tập trận Zapad-2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2021
Ukraina, Syria và Trung Quốc ở Biển Đông: Chuyên gia nói về kỷ nguyên nguy hiểm của quan hệ quốc tế
Đồng thời, hoạt động của Matxcơva trong bối cảnh phương Tây tích cực tuyên truyền thu hút nhiều người tham gia địa chính trị khác vào đó, điều này khiến Washington rơi vào tình thế khó chịu. Walter Russell Mead lấy ví dụ là cuộc đàm phán giữa Nga và Ấn Độ về việc mua S-400.

"Nếu Ấn Độ tiếp tục mua, chính quyền Biden sẽ phải đưa ra quyết định vô vọng. Washington có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc cho phép Ấn Độ mua vũ khí của Nga. Nếu áp lệnh trừng phạt với Ấn Độ thì đối tác quan trọng của Mỹ trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ tức giận. Nếu Biden nhượng bộ Ấn Độ, hành vi đạo đức giả như vậy sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ phẫn nộ và làm suy yếu đáng kể NATO", - giáo sư nêu quan điểm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала