Nhật Bản phản đối Nga về các cuộc tập trận theo kế hoạch ở quần đảo Kuril

© Sputnik / Stringer / Chuyển đến kho ảnhThiết bị quân sự của Nga trên đảo Kunashir
Thiết bị quân sự của Nga trên đảo Kunashir - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Chính phủ Nhật Bản đã gửi công hàm phản đối Nga thông qua các kênh ngoại giao liên quan đến kế hoạch diễn tập bắn súng ở khu vực quần đảo Kuril, hãng thông tấn Kyodo dẫn các nguồn tin cho biết.
Tin lưu ý rằng, phía Nga đã thông báo cho Nhật Bản rằng trong các ngày 16, 23 và 30/12 sẽ tiến hành diễn tập bắn súng tại khu vực đảo Kunashir.

"Những hành động này dẫn đến việc tăng cường vũ khí trên bốn hòn đảo thuộc Lãnh thổ phía Bắc (cách gọi của Nhật đối với các đảo phía nam của dãy Kuril) và mâu thuẫn với quan điểm của Nhật Bản", - hãng thông tấn dẫn một nguồn tin trong giới ngoại giao cho biết.

Trước đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi nhấn mạnh rằng quần đảo Kuril vẫn là vấn đề chính chưa được giải quyết trong quan hệ giữa Matxcơva và Tokyo. Ông cũng lưu ý tầm quan trọng của thỏa thuận liên chính phủ về việc tạo ra chương trình trao đổi miễn thị thực giữa các tỉnh của Nhật Bản và phần phía nam của Kuril.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển mới Bastion trong cuộc tập trận ở Vùng Primorsky - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2021
Dân Nhật bất bình vì Nga bố trí «Bastion» tại Kuril

Tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Nhật Bản

Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai, đề cập đến Hiệp ước song phương về Thương mại và Biên giới năm 1855. Lấy lại các đảo Tokyo là điều kiện mà Nhật Bản nêu ra để ký kết hiệp ước hòa bình với Nga, hiệp ước mà kể từ khi kết thúc Thế chiến II vẫn chưa được ký kết.
Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản đã ký một Tuyên bố chung, trong đó Matxcơva đồng ý xem xét khả năng chuyển Habomai và Shikotan cho phía Nhật Bản sau khi ký kết hiệp ước hòa bình, số phận của Kunashir và Iturup không đề cập đến. Liên Xô hy vọng văn kiện như vậy sẽ chấm dứt tranh chấp, nhưng Nhật Bản coi tài liệu đó chỉ là một phần của giải pháp cho vấn đề này. Các cuộc đàm phán sau đó không dẫn đến bất cứ kết quả gì.
Quan điểm của Matxcơva nêu rõ: Quần đảo Nam Kuril trở thành một phần của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ Hai và chủ quyền của Nga đối với chúng được đăng ký pháp lý quốc tế thích hợp, vì vậy đó là điều không thể nghi ngờ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала