Tại sao ông Lê Minh Hoan kêu gọi không ăn thịt chim trời?

© Ảnh : Xuân Tình - TTXVNBộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại Diễn đàn
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại Diễn đàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2021
Đăng ký
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan kêu gọi người dân miền Tây từ bỏ thói quen ăn thịt chim trời để bảo tồn đa dạng sinh học.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong Đồng bằng sông Cửu Long tư duy khác đi, sống khác, chính quyền, doanh nghiệp, thương lái, người nông dân cùng ngồi lại với nhau để vượt qua biến đổi khí hậu và có một đồng bằng mang thương hiệu thế giới.

Gắn kết TP.HCM và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Diễn đàn Liên kết phát triển TP.HCM và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – Mekong Connect 2021 diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề ‘Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới’.
Mekong Connect, khởi động từ 2015, là diễn đàn thường niên dành cho doanh nhân, nông dân, hợp tác xã, nhà quản lý, đại diện chính quyền, chuyên gia trong và ngoài nước cùng các đối tượng quan tâm đến lợi ích phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như mối liên kết mở rộng vùng.
Phát biểu khai mạc diễn đàn hôm nay, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay, mục tiêu của Diễn đàn Mekong Connect 2021 là cùng trao đổi tìm giải pháp phục hồi kinh tế cho năm 2022 và liên kết phát triển trong điều kiện bình thường mới.
“Ở đây, hai chữ “phục hồi” và “liên kết” đã nói lên quyết tâm mạnh mẽ của các bên về sự liên kết hợp lực, tạo sức mạnh đưa kinh tế Vùng và các địa phương phát triển sau những khó khăn do tác động của dịch Covid-19”, ông Mãi bày tỏ.
© Ảnh : Xuân Tình - TTXVNChủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại Diễn đàn
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại Diễn đàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2021
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại Diễn đàn
Theo Chủ tịch TP.HCM, trong giai đoạn khó khăn nhất của đợt dịch lần thứ 4 vừa qua, sự liên kết này lại càng được phát huy chặt chẽ.
“Chúng ta cùng chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch, cùng giúp nhau các nguồn lực y tế, nhân lực, thống nhất trong cách ứng xử phòng, chống dịch để nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh, ổn định và phục hồi kinh tế”, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Theo vị lãnh đạo, từ thực tế khách quan và nhu cầu của mỗi địa phương, liên kết cùng phát triển giữa TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL là nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
“Kỳ vọng diễn đàn lần này không chỉ tạo được động lực lớn, mang lại hiệu quả phục hồi phát triển kinh tế xã hội của cả Vùng nói chung, từng địa phương nói riêng, mà còn mở ra một bước phát triển mới, mở rộng hơn trong liên kết giữa TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL”, Chủ tịch UBND TP.HCM bày tỏ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.05.2021
Thủ tướng Chính phủ: “ĐBSCL có tiềm năng lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp”
Ông Mãi tiếp tục tái khẳng định, TP. HCM luôn đánh giá cao mối liên kết với các tỉnh, thành ĐBSCL. Theo ông, khu vực Mekong có địa kinh tế, dồi dào nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo, có lợi thế phát triển kinh tế biển, có hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh, còn TP. HCM là trung tâm thương mại lớn của cả vùng.
“Chúng ta đã có mối liên kết phát triển về hạ tầng giao thông, về nguồn nhân lực, về chuỗi sản xuất - kinh doanh, về kinh tế biến, về kết nối năng lượng du lịch - hàng không, về hệ sinh thái khởi nghiệp và liên kết công nghiệp hỗ trợ, về bình ổn và phát triển thị trường”, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
© Ảnh : Trần Xuân Tình - TTXVNQuang cảnh Diễn đàn
Quang cảnh Diễn đàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2021
Quang cảnh Diễn đàn

‘Con đường duy nhất để phát triển’

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, đối với Đồng bằng sông Cửu Long, trong bối cảnh liên kết với TP.HCM hay vùng Đông Nam Bộ, các vùng, miền, lãnh thổ khác để đổi mới sáng tạo có thể là một giải pháp nhằm huy động tối đa nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nêu tầm quan trọng của ngành nông nghiệp cũng như tính cấp thiết của việc liên kết vùng giữa các địa phương Tây Nam Bộ.
Bộ trưởng nêu trong nội dung 1 cuốn sách về tương lai hậu Covid-19, có nhiều tranh cãi rằng ngành nào sẽ tồn tại, ngành nào sẽ mất đi, ngành nào mới thật sự thiết yếu cho xã hội. Trong khi đó, riêng ngành nông nghiệp thì không cần tranh cãi với vai trò thiết yếu hiển nhiên vì “không có cái ăn thì không thể làm gì được”.
Theo ông Hoan, Đồng bằng sông Cửu Long lại là khu vực sản xuất nông nghiệp lớn nhất Việt Nam với nhiều lợi thế tự nhiên. Tuy nhiên, khi 13 địa phương vùng Tây Nam Bộ vẫn chưa phải là một thực thể thống nhất, tính liên kết còn chưa cao, tiềm năng phát triển sẽ còn bị hạn chế.
vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2016
Thần nước Thủy Tinh xâm nhập mặn đe dọa vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long
Người đứng đầu Bộ Nông nghiệp kể lại câu chuyện khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, ông có mời một doanh nhân người Úc đang đầu tư tại địa phương tổ chức xúc tiến đầu tư để mời gọi các doanh nghiệp Australia khác.
Tuy nhiên, vị này thẳng thắn chia sẻ các doanh nghiệp ở Australia không biết Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre ở đâu mà chỉ biết Mekong Delta (tức đồng bằng sông Cửu Long) như một vùng đồng bằng rộng lớn của Việt Nam.
Câu chuyện này khiến Bộ trưởng Hoan suy nghĩ không thể tiếp tục chỉ tư duy mang tính địa phương mà phải nghĩ đến liên kết để phát huy sức mạnh của cả vùng.
“Đồng bằng sông Cửu Long không thể đóng khung ở một địa giới hành chính nào cả”, Bộ trưởng nói và nêu rõ, trong nền kinh tế thị trường, quy mô thị trường sẽ đóng vai trò quyết định.
Theo Tư lệnh ngành nông nghiệp, cách đây nhiều tháng, khi dịch bệnh Covid-19 đang căng thẳng, có một bài báo viết rằng sau đại dịch, cơ hội phục hồi của TP.HCM nhanh hơn các tỉnh ĐBSCL.
Theo đó, TP.HCM là một thực thể kinh tế nên có tính chủ động, sự điều phối lãnh đạo dễ dàng hơn so với 13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL vốn không phải là những thực thể kinh tế mà là 13 mảnh ghép, 13 địa giới hành chính tạo nên một vùng đồng bằng có dân số 20 triệu người.
Bộ trưởng chỉ rõ, Đồng bằng sông Cửu Long phải được nhìn nhận như là một thực thể kinh tế. Ông Hoan nhấn mạnh, điển hình như, con cá tra, cá giống được sản xuất ở Long An, nhà máy chế biến nằm ở Cần Thơ, thị trường tiêu thụ phải đi qua cửa ngõ TP.HCM. Hay một ông thương lái ở Cần Thơ đi thu mua lúa gạo ở Đồng Tháp, Bến Tre. Những mạch máu kinh tế như thế nằm chi chít khắp 13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp đặt vấn đề, sao không hợp tác cả Đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM và miền Đông? Đã đến lúc quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu vùng và thương hiệu quốc gia, chuyển từ mục tiêu đơn giá trị sang tích hợp đa giá trị.
Nông dân trên ruộng lúa, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2019
Ngân hàng Thế giới đề nghị ĐBSCL "bớt trồng lúa"
Tuy nhiên, câu chuyện liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được nói đến 20 năm nay nhưng vẫn chưa thể thực hiện triệt để được. Một trong những lý do thường được nhắc đến là cơ sở hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp lưu ý, hạ tầng chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ.
“Tư duy liên kết vùng giữa các địa phương, giữa chính quyền và doanh nghiệp mới đóng vai trò quyết định”, Bộ trưởng nói.
Ông Lê Minh Hoan bày tỏ, chính sách nếu được ban hành mà không có sự tham gia góp ý của doanh nghiệp luôn có khoảng cách với thực tiễn. Do đó, bản thân các cơ quan quản lý cũng luôn muốn đồng hành với doanh nghiệp, người dân để đưa ra các chính sách, mô hình hiệu quả trong thực tế.
“ĐBSCL không thiếu đất mà đang thiếu tầm nhìn để cho kinh tế nông thôn phát triển. Vì vậy, các tỉnh, thành cần định vị lại nông thôn mới, nâng cao năng lực cho địa phương”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.

Kêu gọi người dân miền Tây ngừng ăn thịt chim trời

Bộ trưởng Hoan cho rằng, ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, lãnh đạo các Sở Nông nghiệp phải có cách tiếp cận mới, tư duy mới.
Ông lưu ý, biết cách tiếp cận đôi khi còn quan trọng hơn là chuyên môn. Người làm quản lý thì cần tiếp cận thông tin, bổ sung kiến thức nhiều hơn.
Ông Lê Minh Hoan đặc biệt nhấn mạnh, các địa phương đừng mãi chỉ lo đón đại bàng mà quên chăm sóc, lót ổ cho chim sẻ.
“Phải biết rằng, Trung Quốc đi lên từ xí nghiệp nho nhỏ hương trấn rồi mới lên công ty lớn. Chúng ta chỉ nhìn một khía cạnh mà không nhìn chiều sâu, xa hơn ở 5-10 năm nữa”, ông Hoan lưu ý.
Các chuyên gia CIRAD (Pháp) cùng các nhà báo tham dự Tọa đàm khoa học - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Hướng phát triển nào cho nông nghiệp Việt Nam?
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, đứng trước sự thay đổi, người ta cân nhắc quá nhiều cái giá phải trả để thay đổi nhưng ít khi nào cân nhắc cái giá phải trả nếu không chịu thay đổi. Nhiều khi cái giá đó còn cao hơn rất nhiều.
“Tại sao chúng ta cứ thấp thỏm, âu lo, bị ám ảnh vì biến đổi khí hậu mà không nghĩ ngược lại rằng cách ngược lại để đồng bằng vẫn phát triển dù chịu tổn thương vì biến đổi khí hậu”, Bộ trưởng nêu vấn đề.
Bộ trưởng nhấn mạnh nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và nông nghiệp Việt Nam đang đối diện thách thức từ biến đổi khí hậu, môi trường đến thay đổi xu thế tiêu dùng. Hiện tại, nền kinh tế xanh đang là xu hướng của thế giới.
Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn loay hoay ở tư duy sản lượng. Theo ông, để làm ra sản lượng lớn, nền nông nghiệp đang đánh đổi nhiều chi phí, trong đó có những chi phí chưa nhìn thấy rõ khi sản xuất làm biến dạng, tổn thương hệ sinh thái, đa dạng sinh học. Đó chính là chi phí hình ảnh thương hiệu của một nền nông nghiệp.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan kể lại câu chuyện lãnh đạo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới tại Việt Nam mong muốn ông thúc đẩy các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xóa bỏ việc ăn thịt chim trời.
“Đây tưởng là một câu chuyện nhỏ nhưng đặt ra vấn đề rất nghiêm túc về bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường”, Bộ trưởng nói.
Người đứng đầu Bộ Nông nghiệp khẳng định, đã đến lúc vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần một cách tư duy khác, sản xuất khác, sống khác, nghĩ mới hơn, lớn hơn.
Người dân tiếc thương tập trung bên ngoài Cung điện Buckingham sau khi nhận thông báo Hoàng thân Anh Philip đã qua đời ở tuổi 99. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2021
Điều gì đã gây ra thảm họa khí hậu trong nông nghiệp ở Pháp?
Ông Lê Minh Hoan bày tỏ, thay vì những than phiền, cảm xúc tiêu cực, cả chính quyền, doanh nghiệp, thương lái, người nông dân cùng ngồi lại với nhau để đưa ra ý tưởng, sáng kiến rồi hành động.
“Tôi mong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bằng sự hợp tác công tư, chính chúng ta sẽ là những người trực tiếp làm việc để tự hào sau 20 năm nữa vượt qua biến đổi khí hậu một cách vững chắc, có một đồng bằng mang thương hiệu thế giới”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong mỏi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала