Vị thế, sức mạnh, trang bị của Không quân Hải quân Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới

© AFP 2023 / StringerChiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2021
Đăng ký
Theo báo cáo mới nhất World Air Forces 2022 (Lực lượng Không quân Thế giới 2022) do tạp chí FlightGlobal xếp hạng, Không quân Việt Nam đang nắm giữ nhiều máy bay quân sự, tiêm kích, trực thăng tấn công, săn ngầm đáng chú ý.
Đặc biệt, Việt Nam hiện là nước duy nhất trên thế giới sở hữu bộ đôi tiêm kích huấn luyện chiến đấu Yak-130 (Nga) và L-39NG (Séc) phục vụ trong Không quân nhằm đào tạo phi công, nâng cao chất lượng chiến đấu.
Theo báo cáo mới nhất của FlightGlobal, hiện nay trên thế giới (số liệu tính đến tháng 12/2021), có tổng cộng 23.271 máy bay quân sự đang trong biên chế quân đội các nước. Mỹ vẫn đứng số 1 thế giới về số máy bay quân sự với 13.246 chiếc (chiếm 25%), trong khi đó, Nga sở hữu 4.173 (8%) đứng vị trí thứ 2 và Trung Quốc đứng thứ ba với 3.285 chiếc (6%).

Không quân Việt Nam đang sở hữu các máy bay quân sự nào?

Theo báo cáo World Air Forces 2022 của FlightGlobal, số lượng thống kê các loại máy bay, tiêm kích có sự khác biệt so với năm trước. Trong đó, đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của Yak-130 và L-39NG.
© Ảnh : Screenshot/FlightglobalLực lượng Không quân Hải quân Việt Nam
Lực lượng Không quân Hải quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2021
Lực lượng Không quân Hải quân Việt Nam
Về máy bay chiến đấu, Việt Nam hiện đang có trong biên chế 34 cường kích ném bom Su-22 ‘cánh cụp, cánh xỏe’ (định danh xuất khẩu của cường kích Su-17 do Liên Xô phát triển trước đó).
Không quân Việt Nam có 41 chiếc Su-27/30 (các dòng tiêm kích đa nhiệm hai chỗ ngồi, bay trong mọi thời tiết, chuyên thực hiện các nhiệm vụ không chiến và đánh chặn từ xa). Số liệu thống kê này ít hơn 2 chiếc so với bản công bố hồi năm 2019.
© Ảnh : forums.airforce.ruChiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2021
Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Về dòng máy bay có nhiệm vụ tác chiến đặc biệt An-28/M28 (MPA) hiện ở trạng thái “hoạt động (trong biên chế)” của Không quân Việt Nam chỉ có 1 chiếc.
Việt Nam có ba chiếc vận tải cơ quân sự chiến thuật hạng trung C295 (EADS CASA C-295) cho phép bay tối đa 576km/h, tầm hoạt động trên 4.600km, chở được 75 binh lính/hành khách hoặc trên 9 tấn hàng hóa. Như Sputnik đã thông tin trước đó, EADS CASA C-295 là dòng máy bay vận tải quân sự chiến thuật hai động cơ, do hãng Airbus Military (Tây Ban Nha) chế tạo. Mẫu C-295 đầu tiên bay thử năm 1997.
Việt Nam lựa chọn C-295 (biên chế Lữ đoàn Không quân 918) do nhờ sở hữu động cơ mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu, C-295 có tầm bay xa và sức chở lớn hơn so với nhiều máy bay vận tải cùng loại. Không quân Việt Nam cùng dùng C-295 làm nền tảng phát triển biến thể tuần tra — chống ngầm trên biển và biến thể cảnh báo sớm, chỉ huy trên không, tạo bước tiến lớn cho lực lượng Không quân Vận tải trong nước cả về chất và lượng.
Theo báo cáo của FlightGlobal, hiện Việt Nam đang sở hữu tới ba chiếc máy bay vận tải quân sự và tuần tra C-212 (tức NC-212i) được trang bị động cơ Mỹ Honeywell TPE331-10R (công suất 900 mã lực) hoặc TPE331-12JR (công suất 925 mã lực). Với việc có đến ba chiếc NC-212i, Việt Nam được cho là đang tăng cường năng lực hàng hải (tăng 2 chiếc so với năm 2019).
© Flickr / JumberoMáy bay Casa
Máy bay Casa - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2021
Máy bay Casa
Thực tế, C-212 hay NC-212i là dòng vận tải quân sự đang được biên chế trong Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam nhằm đảo bảo các mục tiêu thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển như kiểm tra, kiểm soát, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn, bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hoá, vũ khí, chất nổ, chất ma tuý, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Công bố từ World Air Forces 2022 cũng cho thấy, Không quân Việt Nam hiện đang sở hữu 2 trực thăng Ka-32 và 87 chiếc Mi-8/17. Đây là số hiệu hết sức đáng chú ý. Có thể thấy, đến nay, Mi-8/17 vẫn là một trong những loại trực thăng chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Mi-171A3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2021
Tổng giám đốc công ty «Trực thăng Nga»: Hiện giờ chưa xuất Mi-171A2 và Ansat vào Việt Nam
Như chúng tôi đề cập trước đó, Không quân Việt Nam có khả năng tự bảo dưỡng, bảo trì và đại tu lớn dòng trực thăng này nhờ sự hỗ trợ công nghệ từ phía Nga. Dù Mi-8/17 không có hệ thống bay điện tử phức tạp nhưng hiệu suất bay và khả năng bảo trì đơn giản vẫn đang phục vụ rất tốt trong biên chế các lực lượng vũ trang của Việt Nam.
Như đã biết, Ka-32 có trong biên chế quân đội Việt Nam hiện mang số hiệu 7551 và 7552, phục vụ tại Trung đoàn Không quân Hải quân 954. Đây là dòng trực thăng dân dụng và quân sự đa năng. Như hồi tháng 5/2021, Sputnik đã thông tin, Nga đã chào hàng phiên bản nâng cấp của trực thăng Ka-32, có thể trở thành lựa chọn tốt đối với Việt Nam.
Khá bất ngờ khi World Air Forces 2022 không nhắc đến số trực thăng quân sự đa năng UH-1 (14 chiếc theo báo cáo hồi năm 2019) và khoảng 25 trực thăng tấn công Mi-24 của Việt Nam. Tuy là trực thăng tấn công mặt đất song Mi-24 đã có một số lần giành chiến thắng trong không chiến, thậm chí nó từng bắn hạ cả máy bay tiêm kích siêu âm F-4 Phantom, gây ngỡ ngàng thế giới.
© Ảnh : M Radzi DesaMáy bay trực thăng MI-24A của Không quân Việt Nam
Máy bay trực thăng MI-24A của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2021
Máy bay trực thăng MI-24A của Không quân Việt Nam
Đối với dòng máy bay huấn luyện, hiện Không quân Việt Nam đang sở hữu 5 chiếc Su-27, 25 chiếc L-39/NG (12 chiếc chờ giao) và 12 tiêm kích Yak-130.
Như đã biết, Su-27 có tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng, và cực kỳ cơ động nhanh nhẹn linh hoạt, là đối thủ đáng gờm của các chủng loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Hoa Kỳ khác như F-15 Eagle, F-14 Tomcat, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet. Nhiệm vụ chính của Su-27 là thực hiện các chuyến bay trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó cũng có thể thực hiện gần như mọi nhiệm vụ chiến đấu.
Dòng máy bay huấn luyện Su-27 của Việt Nam hiện tại chủ yếu chính là Su-27UB được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực SUV-27 với radar Doppler RLPK-27, có khả năng phát hiện mục tiêu có diện tích 3m2 ở khoảng cách là 100km và đối với mục tiêu như B-52 với khoảng cách là 140km.
Ngoài ra, Su-27 UB còn có thể theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tham chiến 1 mục tiêu. Bên cạnh đó, Su-27UB còn được trang bị hệ thống quang điện tử OEPS-27 với tầm phát hiện và theo dõi ở khoảng cách lên đến 50km. OEPS-27 làm nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện và bám sát các mục tiêu trên không theo nguồn phát xạ nhiệt, đảm bảo giải quyết các nhiệm vụ ngắm bắn các mục tiêu trên không. Đây là lựa chọn tuyệt vời của Việt Nam đối với dòng tiêm kích huấn luyện.

Điểm đột phá của Không quân Việt Nam: L-39NG và Yak-130

Theo báo cáo của FlightGlobal, L-39NG và Yak-130 chính là những bất ngờ lớn nhất.
Theo đó, Việt Nam đã có hợp đồng mua dòng máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga (12 sản phẩm) và L-39NG từ Cộng hòa Séc với trạng thái “đã đặt mua” (ordered) 12 chiếc cùng với 25 chiếc đang hoạt động trong biên chế.
Như Sputnik đã thông tin, hãng máy bay Aero Vodochody Cộng hòa Séc sẽ bàn giao 12 chiếc L-39NG cho phía Việt Nam vào khoảng các năm 2023-2024 cùng gói bao gồm công tác huấn luyện phi công, cung cấp phụ tùng thay thế cũng như loạt hỗ trợ hậu cần “kèm theo”.
© Petr Markvart L-39 NG
 L-39 NG - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2021
L-39 NG
Hợp đồng được ký kết giữa tổ chức xuất khẩu quốc phòng Omnipol (nắm 49% cổ phần Aero Vodochody) Cộng hòa Séc với Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Chủ tịch Omnipol từng tuyên bố “rất tự hào” khi được hợp tác chiến lược với Việt Nam để cung cấp cho Không quân Cờ đỏ Sao vàng các sản phẩm L-39NG tốt nhất.
“Sự kết hợp giữa máy bay huấn luyện L-39NG hiện đại và sự chuyên nghiệp của Không quân Việt Nam đem đến sự phát triển của mối quan hệ sâu sắc giữa Cộng hòa Séc và Việt Nam”, Chủ tịch Jiří Podpěra của Omnipol bày tỏ.
Về phần Yak-130, Sputnik trước đó đã thông tin rất cụ thể. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã nhận được 6/12 tiêm kích huấn luyện Yak-130 của Nga.
Theo thỏa thuận được hai nước ký kết vào cuối năm 2019, Việt Nam đặt mua 12 máy bay huấn luyện tiên tiến Yak-130 từ Nga, với tổng giá trị hợp đồng 350 triệu USD, tức bình quân mỗi chiếc hơn 29 triệu USD. Liên bang Nga cũng sẽ sớm bàn giao số Yak-130 còn lại cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
© Sputnik / Alexander Melnikov / Chuyển đến kho ảnhMáy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130 của Nga
Máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130 của Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2021
Máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130 của Nga
Việt Nam có rất nhiều lý do để tin dùng Yak-130 của Nga, không đơn thuần chỉ nhằm thay thế L-39 NG của Séc. Theo chuyên gia quân sự của Sputnik, Không quân Việt Nam chọn Yak-130 do đây là sản phẩm hoàn toàn được Nga sản xuất và là một phần của tổ hợp huấn luyện đào tạo phi công, cũng bao gồm máy bay động cơ phản lực cánh quạt huấn luyện ban đầu Yak-152 cũng như các hệ thống mô phỏng đặc biệt.
Cùng với đó, Yak-130 là phương tiện hai động cơ, đảm bảo an toàn hoạt động. Nhờ đặc tính của máy bay cận âm, Yak-130 có thể mô phỏng các đặc tính ổn định và khả năng điều khiển của các máy bay khác, kể cả các dòng siêu âm. Điều này cho phép đào tạo phi công cho một số phương tiện chiến đấu thuộc thế hệ thứ 4 và thứ 5 (Su-30 của Nga, Su-35, Su-57, MiG-35, F-15 của Mỹ, F-16, F-22, F-35, Rafale và Eurofighter Typhoon), mà vẫn tiết kiệm tài nguyên, nhiên liệu.
Đồng thời, Yak-130 có thể duy trì hoạt động ngay tại những sân bay có điều kiện hạn chế (kể cả đường băng không trải nhựa), do trọng lượng cất cánh nhỏ (10 290 kg). Ngoài ra, Yak-130 đem lại lợi ích kinh tế khi vận hành. Điển hình như khi thực hiện chuyến bay từ nhà máy ở Irkutsk (vùng đông Siberia) đến căn cứ Armavir phía Nam Liên bang Nga, Yak-130 bay quãng đường dài 4 561 km mà chỉ tiêu thụ chưa đến 7,5 tấn nhiên liệu hàng không.
Yak-130 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2020
Tại sao Việt Nam lựa chọn Yak-130?
Tiếp đến, nhờ vai trò là tiêm kích đa nhiệm, Yak-130 có thể nhanh chóng được chuyển đổi thành máy bay tấn công hạng nhẹ, có khả năng mang tải trọng chiến đấu lên đến 3 tấn, thực hiện các cuộc tấn công tên lửa và bom vào các mục tiêu mặt đất, tiêu diệt các mục tiêu trên không tốc độ thấp.
Cũng cần lưu ý, việc Việt Nam mua Yak-130 có thể được xem là “bước đệm” để Không quân quốc gia Đông Nam Á này mở đường tiến thẳng lên thế hệ tiêm kích thứ 5 trong tương lai.
Về tiến độ bàn giao hàng cho Việt Nam, hồi tháng 9 năm nay, ông Dmitry Shugaev, Giám đốc phụ trách Hợp tác Kỹ thuật – Quân sự Liên bang Nga khẳng định trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) phía Nga sẽ đảm bảo hoàn tất hợp đồng “đúng hạn” cho đối tác.
“Chúng tôi sẽ hoàn tất việc cung cấp chuyển giao máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 cho Việt Nam vào cuối năm nay (2021), Giám đốc phụ trách Hợp tác Kỹ thuật – Quân sự Liên bang Nga nêu rõ.
Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại vận hành đồng thời bộ đôi máy bay huấn luyện là Yak-130 và L-39NG.
Bước đi này không chỉ thể hiện những tính toán kỹ lưỡng, đầu tư chất lượng để đưa binh chủng Phòng không – Không quân tiến thẳng lên hiện đại, mà còn mở ra cơ hội hợp tác quân sự, an ninh quốc phòng rộng mở giữa Việt Nam với các đối tác trên toàn thế giới.

Sức mạnh Hải quân Việt Nam

Thống kê mới nhất về Không quân – Hải quân Việt Nam trong báo cáo World Air Forces 2022, có thể thấy, Việt Nam đang nắm trong biên chế 3 chiếc máy bay tuần tra thám hiểm (thủy phi cơ) DHC-6 Guardian 400 (MPA), và 3 chiếc DHC-6 Series 400.
Như chúng tôi đã thông tin, từ 2010, Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty Viking Canada mua 6 thủy phi cơ DHC-6 Series 400 Twin Otter để trang bị cho Không quân Hải quân Việt Nam.
© Flickr / Dave SubelackThủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400
Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2021
Thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400
DHC-6 Series 400 là dòng máy bay được thiết kế để phục vụ cho các hoạt động trên biển gồm giám sát, vận chuyển, tiếp tế và cứu nạn.
Phiên bản mà Hải quân Việt Nam đang sở hữu được tích hợp khí tài điện tử hiện đại với khả năng trinh sát và giám sát mạnh, phục vụ cho công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.
Hải quân Việt Nam hiện cũng đang có sự phục vụ của 2 trực thăng H225M và 8 trực thăng săn ngầm Ka-28.
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại hội nghị.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2021
Quân đội Việt Nam ‘không gây hấn’ nhưng đủ mạnh và sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù
Sputnik trước đó dẫn xếp hạng của Globalfirepower hồi giữa năm nay cho thấy, Việt Nam hiện đang giữ vị trí thứ 38, xếp trên cả Canada và Hà Lan, Cameroon về sức mạnh, năng lực Hải quân.
Là một trong những biên chủng quan trọng của Quân đội nhân dân Việt Nam, Hải quân được biên chế 65 tàu chiến, 6 tàu ngầm, 9 tàu khu trục, 26 tàu tuần tra. Cũng như Không quân, số lượng các trang thiết bị đầu tư cho lực lượng Hải quân dự kiến còn tăng lên trong thời gian tới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала