- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Bộ Y tế: Xử lý tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm thiết bị chống dịch Covid-19

© Ảnh : Minh Quyết – TTXVNNhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho các trường hợp liên quan đến các ca F0 trên địa bàn phường Văn Miếu.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho các trường hợp liên quan đến các ca F0 trên địa bàn phường Văn Miếu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2021
Đăng ký
Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các địa phương xem xét bổ sung vào Kế hoạch thanh tra năm 2022 nội dung thanh tra về công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế.

Đề nghị bổ sung việc thanh tra mua sắm sinh phẩm, trang thiết bị y tế

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký ban hành công văn gửi đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Thành uỷ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành về việc tăng cường các biện pháp phòng chống tham nhũng trong đấu thầu, mua sắm sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế.
Công văn nêu rõ, ngày 8/10, Chính phủ ban hành Nghị quyết 127/NQ-CP về tình hình kinh tế – xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021. Theo đó, Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố được yêu cầu chỉ đạo các cơ quan thanh tra, các lực lượng chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí, việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; không để xảy ra tình trạng lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
Đến ngày 11/10, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiếm soát hiệu quả dịch Covid-19”, trong đó yêu cầu UBND các tỉnh thành phố chỉ đạo thực hiện việc mua sắm để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, chặt chẽ, phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.
Molnupiravir - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2021
Đại dịch COVID-19
Bộ Y tế đã phân bổ 300.000 liều thuốc Molnupiravir điều trị ca Covid-19 thể nhẹ
Cũng theo công văn của Bộ Y tế, để tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong công tác đấu thầu, mua sắm thuốc men vật tư, trang thiết bị y tế, Bộ đề nghị Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị có liên quan quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và của Bộ Y tế, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Bên cạnh đó, các Sở Y tế cần chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát lại kế hoạch mua sắm đảm bảo đủ số lượng, đúng chủng loại phù hợp với tình hình mới; thực hiện công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch trong đấu thầu, mua sắm.
Căn cứ Kế hoạch thanh tra 2022 của tỉnh và thành phố, các địa phương nên xem xét bổ sung vào Kế hoạch thanh tra năm 2022 của địa phương có nội dung thanh tra về công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế. Cùng với đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Bộ Y tế nhấn mạnh, trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì đề nghị UBND các tỉnh, thành phố nghiên cứu, đề xuất hoặc trao đổi với Bộ Y tế hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành để phối hợp giải quyết.
Nhân viên y tế Lithuania chuẩn bị một loại vắc xin chống lại coronavirus - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2021
Đại dịch COVID-19
WHO đánh giá sơ bộ về hiệu quả vắc xin Pfizer và AstraZeneca chống lại chủng omicron

Đường dây nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19: CDC Thừa Thiên – Huế nói gì?

Liên quan đến vụ Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) nâng giá kit xét nghiệm Covid-19, Bộ Công an xác định, công ty này đã cung ứng kit xét nghiệm cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) và nhiều cơ sở y tế của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với tổng doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.
Ngày 19/12, trao đổi với báo chí, ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc CDC tỉnh Thừa Thiên – Huế khẳng định, việc Bộ Công an điều tra vụ Công ty Việt Á không liên quan đến CDC tỉnh Thừa Thiên – Huế.
“CDC tỉnh làm đúng theo quy định và không liên quan đến việc “thổi giá” kit xét nghiệm của Công ty Việt Á”, ông Đức chia sẻ.
Lãnh đạo CDC tỉnh Thừa Thiên cũng cho biết thêm, hiện cơ quan công an yêu cầu cung cấp cái gì liên quan đến Công ty Việt Á thì đơn vị sẽ cung cấp cái đó.
Như Sputnik đã thông tin, vào ngày 10/12 vừa qua, cơ quan điều tra đã khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 8 địa phương (Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Thừa Thiên – Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An) và triệu tập hơn 30 đối tượng trong vụ nâng khống giá kit test Covid-19 xảy ra tại Công ty Việt Á, CDC Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh). - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2021
Đại dịch COVID-19
Bộ Y tế: 2 học sinh tử vong không phải do vaccine Covid-19, nguyên nhân là gì?
Ngày 17/12 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố ông Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á) và 4 bị can là thuộc cấp về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương), Nguyễn Mạnh Cường (cựu Kế toán trưởng CDC Hải Dương) cũng bị khởi tố với tội danh trên.
Trong vụ án nay, cơ quan chức năng đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Phan Quốc Việt và nhóm bị can thuộc Công ty Việt Á trị giá hơn 320 tỷ đồng, 100.000 USD và 20 bất động sản ở nhiều địa phương. Ngoài ra, ông Phạm Duy Tuyến cũng bị kê biên 8 bất động sản.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала