Cựu sĩ quan CIA kêu gọi ngừng coi Nga là «đế chế của cái ác»

© AP Photo / Carolyn KasterCIA
CIA - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Nhiều năm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục coi Nga là "đế chế của cái ác" trong khi tự coi nước Mỹ là "hiện thân của điều thiện", cựu sĩ quan CIA Joe Weisberg cho biết trong bài viết dành cho The Washington Post.

Tuyên truyền chống Liên Xô

Trong hồi ký về công việc trong nghề tình báo, Joe Weisberg lưu ý rằng suốt những năm đó, ông ta hoàn toàn sẵn sàng cho cuộc chiến đơn phương đến kết cục thắng lợi.

“Giống như nhiều đồng nghiệp ở CIA, tôi đã cống hiến hết mình cho mục đích tiêu diệt KGB”, - viên cựu sĩ quan thừa nhận.

Theo lời ông ta, đam mê này phần nhiều được thúc đẩy bởi hoạt động tuyên truyền chống Liên Xô, và thậm chí cho đến nay nhiều quân nhân Mỹ vẫn đang chịu ảnh hưởng của chiến dịch tuyên truyền bài Nga.
“Cuối cùng tôi đi đến kết luận rằng quan điểm của tôi về «đế chế ma quỷ của cái ác» đã là một chiều và thiên lệch đến chừng nào», - Weisberg nói.
Chủ tịch Duma quốc gia Nga Sergei Naryshkin  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2021
Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga quan tâm đến việc hợp tác bình đẳng với CIA

Đã đến lúc thay đổi nhãn quan

Sau khi Liên Xô tan rã, bắt đầu nở rộ những quan điểm phức tạp và tinh tế hơn về lịch sử và chính trị của đất nước Xô-viết, đồng thời những luồng thông tin, dòng ý tưởng và quan điểm mới từ nước Nga hiện đại đã buộc người ta phải xét lại những hình dung định kiến cố hữu về Liên Xô, - ông Weisberg nhận xét. Tác giả bài viết cho rằng Hoa Kỳ vẫn bị mắc kẹt trong quá khứ xa xôi, và bây giờ nước Mỹ vẫn xác định Nhà nước Nga là kẻ thù với đại diện là Tổng thống Vladimir Putin.
“Thay vì cố gắng hiểu quan điểm của Putin, chúng ta lại khăng khăng coi ông ấy như một thế lực xấu xa đang tấn công đất nước ta, sử dụng tuyên truyền và những luận điệu dối trá để khiến công dân của chúng ta chống lại nhau”, - cựu sĩ quan tình báo viết.
Weisberg nhắc rằng trong mấy năm qua chính Hoa Kỳ đã thực hiện những hành động chống Nga có tính gây hấn nhất: tạo lập lá chắn phòng thủ chống tên lửa để bảo vệ châu Âu và triển khai hệ thống này ở các nước trước đây vốn là đồng minh của Liên Xô, rồi dùng thủ đoạn áp đặt biện pháp trừng phạt.
Bất kỳ quốc gia tỉnh táo duy lý nào cũng phải thấy những động thái như vậy là mối đe dọa đối với an ninh của chính nước mình, - ông kết luận.
tấn công hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2021
Hàng trăm nhà khoa học kêu gọi Biden từ bỏ quyền tấn công hạt nhân đầu tiên
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала