Bộ Y tế nói vụ Việt Á ‘rất nghiêm trọng’, Quốc hội yêu cầu làm rõ trách nhiệm

© Ảnh : TTXVN phát Nhân viên y tế huyện Con Cuông lấy mẫu test nhanh cho người dân địa phương
 Nhân viên y tế huyện Con Cuông lấy mẫu test nhanh cho người dân địa phương - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2021
Đăng ký
Người dân cả nước đang rất quan tâm đến việc làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan sau khi Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á bị khởi tố với cáo buộc nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19.
Sáng 21/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên họp thứ 6 (đợt 2) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Vụ nâng không giá kit xét nghiệm Covid-19 gây bức xúc

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị, báo cáo cần rà soát, tổng hợp các nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm.
Đặc biệt, gần đây nhất, một vụ việc đang gây bức xúc rộng rãi trong quần chúng nhân dân là các vấn đề xoay quanh vụ nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19, hiện đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
"Báo chí, dư luận rất quan tâm chất lượng test kit. Truyền hình đưa lên nơi sản xuất như nhà kho hợp tác xã, rồi WHO không công nhận chất lượng để áp dụng chung thì cử tri quan tâm chất lượng test kit có đáp ứng chuyên môn hay không, vì hiện dùng đại trà test kit do công ty này sản xuất. Trách nhiệm cơ quan liên quan, kể cả một số bộ. Chưa nói sai - đúng, nhưng rất nhiều địa phương đấu thầu giá rất cao", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Hoàng Thanh Tùng cũng đưa ra một số vấn đề khác, như việc hàng ngàn F0 ở TP.HCM đang điều trị tại nhà chưa được giải quyết chế độ bảo hiểm, chỉ vì quy định phải có giấy xin nghỉ ốm.
Nhân viên y tế lấy mẫu test nhanh cho người dân xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu - đây đang là vùng đỏ của tỉnh - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2021
Vụ thông đồng 'thổi giá' kit test COVID-19 của Việt Á: Các CDC 'thi nhau' lên tiếng
Theo ông, khi người dân mắc Covid-19, cả phường, xã đều biết thì có nhất thiết phải có giấy nghỉ ốm một cách máy móc hay không?
“Hay thay vào đó trạm y tế đóng dấu xác nhận F0 thay cho nghỉ ốm có được không? Rất nhiều người kinh tế khó khăn mà thanh toán bảo hiểm không được kịp thời, gây bức xúc", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đặt câu hỏi.
Theo ông, có tình trạng người lao động tại Bình Dương phải nộp tiền xét nghiệm, thậm chí phải bỏ ra cả 4-5 triệu đồng, tức là gần nguyên cả tháng lương làm được. Ông cho biết, đây là vấn đề rất được người dân, cử tri quan tâm, cần giải quyết công khai minh bạch.

Làm rõ việc người lao động phải trả nhiều tiền để xét nghiệm

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết Quốc hội sẽ có kỳ họp bất thường nên không tiếp xúc cử tri, nhưng các đại biểu cần chủ động nắm bắt ý kiến, nguyện vọng của người dân và cử tri cả nước, đặc biệt là các vụ việc nổi cộm thu hút sự chú ý của dư luận.
Trong số đó, có vấn đề về thiệt hại do bão lũ, việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội, kết quả công tác hỗ trợ của Chính phủ với doanh nghiệp, cũng như tính công khai minh bạch trong phòng chống dịch, mà điển hình là vụ nâng giá kit test.
 Nhân viên y tế bệnh viện Thanh Nhàn lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người đến khám có triệu chứng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2021
Khởi tố Giám đốc CDC Hải Dương và Tổng giám đốc Công ty Việt Á
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các hội đồng, ủy ban liên quan báo cáo thông tin tới Quốc hội với các vấn đề nổi bật được dư luận và cử tri quan tâm.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cơ bản nhất trí với báo cáo do Ban Dân nguyện chuẩn bị, đồng thời đề nghị tiếp tục kiểm tra, đánh giá các chuyển biến, tiến bộ.
"Bổ sung tình hình chung liên quan thanh toán bảo hiểm cho F0, việc người lao động phải trả tiền xét nghiệm giá cao, giá xét nghiệm và vụ việc xung quanh giá xét nghiệm", Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương kết luận.

Bộ Y tế nói gì khi bộ kit test Việt Á không được WHO chấp thuận?

Ngày 21/12, Bộ Y tế đã thông tin về các vấn đề xung quanh việc cấp phép lưu hành kit xét nghiệm của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á.
Theo đó, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả giai đoạn 1 đề tài: “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và realtime RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019 (2019-nCoV)” đã tổ chức cuộc họp ngày 3/3/2020 và đề nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho 2 bộ sinh phẩm.
Đề tài trên là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp thực hiện.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2020
Việt Nam tăng cường chống Covid-19, Hà Nội tặng Ý test kit xét nghiệm nCoV
Ngày 4/3/2020, Bộ Y tế có quyết định cấp phép sử dụng tạm thời cho 2 bộ sinh phẩm trên trong thời hạn 6 tháng trong xét nghiệm sàng lọc. Việc này nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu xét nghiệm thời điểm đó, khi việc tiếp cận với các nguồn kit xét nghiệm khác gặp khó khăn.
Ngày 4/12/2020, Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành 5 năm đối với bộ sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 của Công ty Việt Á và một sản phẩm cùng loại của Công ty cổ phần Sao Thái Dương.
Cho đến ngày 20/12, Bộ Y tế đã cấp phép cho 146 sinh phẩm xét nghiệm, trong đó có 46 sinh phẩm giống với sinh phẩm của Công ty Việt Á. Theo Bộ Y tế, việc này sẽ giúp tăng cường nội địa hóa, chủ động nguồn cung và tạo sự cạnh tranh về giá sinh phẩm xét nghiệm.
"Tất cả sản phẩm cấp phép đều được đánh giá đạt yêu cầu, đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng của Việt Nam và đảm bảo đúng theo các quy định hiện hành. Các sản phẩm sau khi được cấp phép đều được theo dõi chất lượng và tính ổn định", Bộ Y tế nêu rõ.
Đặc biệt, Bộ Y tế cho rằng việc cấp phép với sản phẩm của Công ty Việt Á hay các đơn vị khác không phụ thuộc vào danh sách do WHO công bố.

Giá kit test được công khai, các địa phương tự chịu trách nhiệm về mua sắm

Theo Bộ Y tế, giá sinh phẩm xét nghiệm phải thông qua đấu thầu công khai theo quy định của Luật Giá, và không thuộc danh mục mặt hàng phải quản lý giá. Mức giá của mặt hàng này được xác định thông qua đấu thầu, có thể thay đổi tùy theo thời điểm và số lượng mua sắm, năng lực cung ứng.
Bộ Y tế nêu rõ, cùng thời điểm Công ty Việt Á niêm yết giá 470.000 đồng/test, cũng có doanh nghiệp khác công bố mức giá từ 179.000 đồng đến 600.000 đồng/test. Các mức giá đều được công khai để các cơ sở y tế nắm bắt, lựa chọn chứ không phải là giá áp dụng bắt buộc.
Bị can Phan Quốc Việt - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.12.2021
Bắt Phan Quốc Việt chỉ là ‘phát súng mở đầu’: Sẽ còn nhiều quan chức y tế Việt Nam bị lộ?
Bộ Y tế đã đề nghị các địa phương chủ động mua sắm, đấu thầu trang thiết bị phòng dịch. Việc mua sắm vật tư, sinh phẩm căn cứ quy định của Luật Đấu thầu 2013, Nghị định số 63/2013 của Chính phủ và Thông tư 58/2016 của Bộ Tài chính. Ngoài ra, với mặt hàng là trang thiết bị y tế thì còn phải căn cứ thêm Thông tư 14 của Bộ Y tế và các văn bản khác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
"Các địa phương, đơn vị phải đấu thầu, mua sắm theo các quy định hiện hành và tự chịu trách nhiệm về việc mua sắm này", Bộ Y tế nêu rõ.
Bộ Y tế cũng cho biết đã có công văn nghiêm cấm các đơn vị sản xuất, nhập khẩu và cung ứng sinh phẩm xét nghiệm có hành vi tăng giá hoặc đầu cơ, tích trữ, đồng thời yêu cầu cập nhật, công khai minh bạch về mức giá trên cổng điện tử.
Bên cạnh đó, Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát kế hoạch mua sắm đảm bảo đủ số lượng, đúng chủng loại phù hợp; thực hiện đấu thầu, mua sắm vật tư phục vụ công tác chống dịch đúng quy định, công khai, minh bạch.
Thời gian qua, Bộ còn ban hành nhiều văn bản đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành không để xảy ra tình trạng lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và kiên quyết xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, việc nâng khống giá kit test Covid-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á là rất nghiêm trọng, cần phải được xử lý nghiêm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала