Việt Nam – Campuchia nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng, quân sự

© Ảnh : Vũ Hùng-Pv TTXVN tại CampuchiaBộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2021
Đăng ký
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, vừa có cuộc gặp với Đại tướng Tea Banh tại Phnom Penh. Việt Nam và Campuchia nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác quân sự, quốc phòng, an ninh giữa hai nước.
Lãnh đạo hai Bộ Quốc phòng Việt Nam – Campuchia cũng nhất trí nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào dùng lãnh thổ của nước mình làm phương hại đến an ninh nước kia.
Đáng chú ý, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Campuchia, Đại tướng Tea Banh bày tỏ mong muốn được sang Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tổ chức SEA Games.

Tướng Tea Banh muốn sang Việt Nam học hỏi cách tổ chức SEA Games

Sáng ngày 22/12, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Campuchia, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Tea Banh, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Campuchia.
Cuộc gặp được tổ chức tại Văn phòng Hội đồng Hội đồng Bộ trưởng ở Phnom Penh.
Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni chủ trì Lễ đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Cung điện Hoàng gia - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2021
Việt Nam và Campuchia gọi nhau là anh em không phải chỉ vì ‘món quà’ 25 triệu USD
Tại cuộc gặp giữa lãnh đạo hai Bộ Quốc phòng Việt Nam – Campuchia, Bộ trưởng Tea Banh đã chúc mừng Bộ trưởng Phan Văn Giang nhân dịp 77 năm kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2021).
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Campuchia bày tỏ cảm ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn mà nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân Việt Nam dành cho nhân dân Campuchia trước đây trong cuộc chiến chống lại nạn diệt chủng Pol Pot cũng như hiện nay xuyên suốt công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
“Campuchia sẽ luôn ghi nhớ sự giúp đỡ của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đối với nhân dân Campuchia trong công cuộc giải phóng đất nước Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ vào năm 1979”, Tướng Tea Banh khẳng định.
Tại cuộc gặp với Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Tea Banh thông báo về việc Campuchia đã quyết định mở cửa trở lại toàn bộ nền kinh tế đất nước từ tháng 11 vừa qua sau khi đã ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19.
© Ảnh : Vũ Hùng-Pv TTXVN tại CampuchiaBộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang (trái) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang (trái) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2021
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang (trái) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh
Cùng với đó, trong năm 2022, Campuchia có nhiều sự kiện quan trọng như tổ chức cuộc bầu cử xã phường vào ngày 5/6/2022, đòi hỏi các lực lượng vũ trang phải nỗ lực đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trong nước.
Chia sẻ với Đại tướng Phan Văn Giang, ông Tea Banh cho hay, trong năm 2022, trên cương vị là Chủ tịch Ủy ban tổ chức SEA Games 2023 do Campuchia làm nước chủ nhà đăng cai, cá nhân Đại tướng Tea Banh rất muốn sang Việt Nam để học hỏi các kinh nghiệm về công tác tổ chức kỳ thể thao lớn nhất Đông Nam Á này.
Cùng với đó, Bộ trưởng Tea Banh mời Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang thăm chính thức Campuchia trong thời gian tới khi điều kiện phù hợp.

Việt Nam – Campuchia tăng cường hợp tác quốc phòng

Tại cuộc gặp với Đại tướng Tea Banh, Bộ trưởng Phan Văn Giang đánh giá cao sự phát triển kinh tế của đất nước Campuchia, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng đô thị.
Bộ trưởng Phan Văn Giang đánh giá, thời gian qua, sau khi các đơn vị trong Bộ Quốc phòng hai nước đã hoàn tất nhiều chi tiết công việc, Việt Nam đề xuất Campuchia cùng tổ chức giao lưu biên giới năm 2022 và có thể tổ chức vào dịp kỷ niệm 45 năm hành trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen (20/6/1977-20/6/2022) tại điểm dừng chân X-16 (Lộc Ninh, Bình Phước của Việt Nam).
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni nghe quân nhạc cử Quốc thiều 2 nước tại lễ đón - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2021
Nhìn cách Campuchia tiếp Chủ tịch Phúc sẽ thấy rõ bản chất quan hệ Hà Nội – Phnom Penh
Đối với vấn đề hợp tác song phương, Bộ trưởng Phan Văn Giang nhấn mạnh tới việc tiếp tục tổ chức các cuộc diễn tập chống nguy cơ phi truyền thống, diễn tập cứu hộ cứu nạn, y tế như hai Bộ Quốc phòng từng triển khai.
Trong năm 2022 hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi về đào tạo tiếng Việt và tiếng Khmer cho học viên hai nước.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam lưu ý, năm 2022 sẽ là năm có nhiều hoạt động quốc tế khi Campuchia là nước Chủ tịch luân phiên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sẽ tổ chức Hội nghị Tư lệnh quân đội các nước ASEAN. Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Campuchia hoàn thành tốt nhiệm vụ này.
Hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Campuchia nhất trí rằng, phần lớn những công việc chung của Bộ Quốc phòng hai nước đã thành công tốt đẹp trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 21-22/12.
Trong đó có việc nhất trí tăng cường hợp tác về quốc phòng, an ninh trên nguyên tắc “không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước mình làm phương hại đến an ninh của nước kia”.
Bên cạnh đó, hai bên tiếp tục triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác quốc phòng, an ninh hiện có, đồng thời, tăng cường phối hợp duy trì ổn định chính trị, an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở mỗi nước.
Hai Đại tướng Tea Banh và Phan Văn Giang nêu rõ việc cần phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ biên giới, phát huy các cơ chế hợp tác hiện có và tiếp tục nỗ lực phối hợp tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia thời gian tới, tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh quốc phòng quân sự song phương trên cơ sở đảm bảo lợi ích chung của hai nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала