Bộ Công an nói về ‘đặc quyền’ của ông Chung, ‘hoa hồng’ vụ Việt Á, nghệ sĩ từ thiện

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNQuang cảnh buổi họp báo
Quang cảnh buổi họp báo - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Đăng ký
Hãy nghe Bộ Công an nói để hiểu hơn về tình hình Việt Nam năm 2021. Đại diện lãnh đạo Cục Cảnh sát Hình sự, Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an vừa thông tin về hàng loạt vấn đề nóng, nhạy cảm, được dư luận Việt Nam đặc biệt quan tâm năm 2021.
Trong đó, Trung tướng Tô Ân Xô lý giải vì sao ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội được đưa đến tòa bằng xe ô tô 7 chỗ.
Vụ nâng khống giá kit xét nghiệm của Công ty Việt Á, lùm xùm nghệ sĩ làm từ thiện, nghi vấn lộ đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học, đường xây buôn lậu xăng dầu, tuồn xăng giả liên quan loạt quân nhân Bộ đội Biên phòng và cựu lãnh đạo Cảnh sát Biển Việt Nam, vụ cựu Bí thư Cô Tô Lê Hùng Sơn bị tố “hiếp dâm” nữ cán bộ cấp dưới… cũng được Bộ Công an phản hồi cụ thể.

Vì sao ông Nguyễn Đức Chung được đến tòa bằng xe ô tô 7 chỗ?

Chiều 28/12, Bộ Công an tổ chức họp báo dưới sự chủ trì của Thứ trưởng, Trung tướng Trần Quốc Tỏ về kết quả công tác năm 2021.
© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNTrung tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu
Trung tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Trung tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu
Tại cuộc họp báo những ngày cuối năm 2021 này, Bộ Công an đã thông tin hàng loạt vấn đề nóng, nhạy cảm, gây chú ý trong dư luận thời gian qua
Đặc biệt, báo chí Việt Nam muốn Bộ Công an giải đáp rõ ràng vì sao ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội được đến tòa bằng xe 7 chỗ.
“Vì sao trong phiên xét xử vụ mua chế phẩm Redoxy 3C, bị cáo Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội được đưa tới tòa bằng xe ô tô 7 chỗ? Có phải những người có điều kiện như ông Nguyễn Đức Chung sẽ được đến tòa bằng xe riêng hay không”, phóng viên nêu vấn đề với đại diện Bộ Công an tại cuộc họp báo.
Trả lời phóng viên, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an nêu rõ, trong phiên tòa xét xử vụ án mua chế phẩm Redoxy 3C, việc ông Nguyễn Đức Chung được áp giải đến tòa bằng xe công vụ và hoạt động này “thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”.
“Bị cáo Nguyễn Đức Chung được áp giải bằng xe công vụ, đây là loại xe chuyên dụng để áp giải bị can chứ không phải là xe cá nhân”, tướng Tô Ân Xô giải thích.
Như Sputnik Việt Nam thông tin đến độc giả trước đó, ông Chung không nhận tội, khẳng định không chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội mua chế phẩm Redoxy 3C thông qua Công ty Arktic, ông chỉ một lòng mong nước sông hồ Hà Nội sẽ sạch sẽ, làm lợi cho nhân dân.
Xét xử sơ thẩm cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2021
Điều gì chờ đợi Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại phiên toà thứ 3?
Hôm 13/12, TAND Hà Nội đã tuyên phạt ông Nguyễn Đức Chung 8 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ, tổng hợp với các bản án trước, ông Chung phải chấp hành mức án 13 năm tù. Tuy nhiên, cựu Chủ tịch Hà Nội sau đó đã có đơn “kêu oan”, cho rằng án sơ thẩm “quá nặng”.
“Việc áp giải bằng xe công vụ như trên là đúng quy định pháp luật, đảm bảo an toàn các điều kiện cho bị cáo”, Trung tướng Tô Ân Xô khẳng định tại cuộc họp báo chiều nay 28/12.
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị bắt hôm 28/8/2020. Hồi tháng 12/2020 bị TAND Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù trong vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”, khi đó, dư luận cũng tranh cãi về việc thẩm phán phiên tòa đã “bắt tay” nguyên Thiếu tướng CAND Nguyễn Đức Chung.
Sau hơn 1 năm, ông Chung ra tòa trong 2 vụ án liên tiếp là vụ mua chế phẩm Redoxy 3C và vụ giúp công ty Nhật Cường của Bùi Quang Huy trúng gói thầu số hóa trị giá hơn 42 tỷ đồng.

Về lùm xùm từ thiện của Thủy Tiên – Công Vinh, Trấn Thành, Hoài Linh

Đối với nội dung liên quan đến quá trình điều tra việc làm từ thiện của một số nghệ sĩ, ca sĩ, người nổi tiếng của Việt Nam (như vợ chồng Thủy Tiên – Công Vinh, MC Trấn Thành, nghệ sĩ Hoài Linh), kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lũ năm 2020, đại diện lãnh đạo Cục Cảnh sát Hình sự cho biết, có một số nghệ sĩ tự chi thêm tiền.
Cụ thể, Thiếu tướng Hồ Sỹ Niệm, Cục Phó Cục Cảnh sát Hình sự, C02, Bộ Công an cho biết, trong khoảng thời gian từ tháng 5/2021 đến nay, trên các mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube…) cũng như báo chí liên tục phản ánh về việc có nhiều nghi ngại xung quanh vấn đề minh bạch từ thiện, sao kê từ thiện.
Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 77 - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2021
Bộ trưởng Tô Lâm: Công an là ‘thanh bảo kiếm’ bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân
Theo ông Niệm, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát Hình sự đã vào cuộc điều tra. Bên cạnh các thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, tướng Niệm khẳng định, một số trường hợp đã gửi đơn tố cáo chỉ đích danh những cá nhân được cho là có dấu hiệu chiếm đoạt (ăn chặn) tiền từ thiện ủng hộ đồng bào miền Trung.
Theo lãnh đạo C02, qua quá trình làm việc với các trường hợp tố cáo, Cục Cảnh sát Hình sự xác định, những cá nhân (các nghệ sĩ liên quan) có gửi tiền làm từ thiện (từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng) thông qua các thông tin kêu gọi trên mạng xã hội và làm đơn lên Bộ Công an phản ánh việc tiền bị chiếm đoạt.
Cục Phó Cục Cảnh sát Hình sự khẳng định, sau khi nhận đơn, C02 đã kết hợp với ngân hàng, địa phương bị bão lũ xác định các cá nhân có kêu gọi từ thiện, huy động tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt, công khai tài khoản, số tiền thu/chi cũng như thông báo đóng tài khoản, dừng tiếp nhận tiền.
Nhiều nghệ sĩ nhận quyên góp, sau đó trực tiếp thông qua đại diện để đến các địa phương làm từ thiện.
Bộ Công an cho biết, qua xem xét tài khoản của các cá nhân này, C02 xác định số tiền vào còn ít hơn so với lượng tiền mà cá nhân đã phát cho người dân các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.
“Việc này có xác nhận của UBND/Mặt trận Tổ quốc, hoặc cá nhân liên quan”, Thiếu tướng Hồ Sỹ Niệm nói.
Theo vị lãnh đạo, đến nay Cục Cảnh sát Hình sự đã tổng hợp, trao đổi với phía Viện kiểm sát, tiếp tục xác minh một số nội dung khác.
“Hiện, C02 vẫn xác minh. Đến 15/1 sẽ hết hạn điều tra, chúng tôi sẽ thông tin vụ việc lên cơ quan báo chí”, Cục Phó Cục Cảnh sát Hình sự khẳng định.
Trước đó, Công an TP. HCM cho biết, không có dấu hiệu tội phạm trong vụ nghệ sĩ Hoài Linh kêu gọi quyên góp từ thiện và chậm giải ngân hơn 13 tỷ đồng (sau tố cáo của nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng, vợ ông chủ Đại Nam Huỳnh Uy Dũng). Công an TP.HCM không khởi tố vụ án.
Ngân hàng Vietcombank - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2021
Thủy Tiên – Công Vinh livestream sao kê từ thiện, luật sư nói phải mời kiểm toán
Sau nghệ sĩ Hoài Linh, cả vợ chồng Thủy Tiên – Công Vinh, Đàm Vĩnh Hưng, MC Trấn Thành đều lần lượt vướng vào lùm xùm ‘thiếu minh bạch trong hoạt động kêu gọi từ thiện’.
Tháng 8/2021, Đàm Vĩnh Hưng phản bác tố cáo và tin đồn nhận 98 tỷ đồng tiền quyên góp từ thiện nhưng chỉ giải ngân hơn 1,8 tỷ. Nam ca sĩ khẳng định đây là thông tin sai sự thật. Trấn Thành hồi tháng 9 đã công khai hơn 1.000 trang sao kê của ngân hàng nhằm chứng minh sự trong sạch vụ kêu gọi từ thiện hơn 9 tỷ đồng.
Trung tuần tháng 9/2021, vợ chồng Thủy Tiên – Công Vinh cũng đã tiến hành ‘sao kê’ tài khoản và cho biết, giai đoạn đứng ra kêu gọi từ thiện đến khi kết thúc chuyến đi (13/10/2020-23/11/2020), cặp sao nổi tiếng của Việt Nam đã kêu gọi được hơn 177 tỷ đồng, đồng thời, bác bỏ tin dùng nhiều tài khoản để kêu gọi từ thiện.
Hôm 2/10/2021, Chánh Văn phòng, kiêm người phát ngôn Bộ Công an – Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, Bộ Công an có nhận được tin báo tố giác tội phạm, cũng như các tin liên quan đến một số cá nhân có hoạt động gây quỹ từ thiện ủng hộ đồng bào miền Trung hồi năm 2020.
© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNTrung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an phát biểu
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an phát biểu
Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Cảnh sát Hình sự thụ lý các đơn tố cáo, tiến hành phối hợp với các địa phương, cơ quan, ngân hàng nhằm rà soát, xác định tài khoản được dùng để kêu gọi từ thiện, cũng như quá trình giải ngân. Tướng Xô lưu ý, việc các cá nhân đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ đồng bào lúc thiên tai, dịch bệnh là hết sức đáng quý, nghĩa cử cao đẹp, nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật, nghiêm cấm hành vi gian lận, báo cáo sai sự thật, chiếm đoạt tiền, tài sản, hàng quyên góp được để sử dụng vào mục đích cá nhân.

Bộ Công an sẽ ‘không để lọt’ vụ Công ty Việt Á?

Phóng viên nêu câu hỏi tới lãnh đạo Bộ Công an xung quanh vụ Công ty Việt Á của Phan Quốc Việt, những địa phương nào có dấu hiệu thông đồng nâng khống giá kit xét nghiệm Việt Á (ngoài Hải Dương), kết quả xác minh lời khai về việc chi hoa hồng cho CDC Nghệ An.
Báo chí cũng đề nghị Bộ Công an làm rõ trách nhiệm của các Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ khi đề án nghiên cứu test kit xét nghiệm Covid-19 dùng tiền ngân sách nhưng lại để cho Việt Á kinh doanh, tự do nâng giá xét nghiệm, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước.
 Nhân viên y tế huyện Con Cuông lấy mẫu test nhanh cho người dân địa phương - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Vụ kit xét nghiệm Việt Á: Bộ KH&CN đổi lỗi cho ‘báo chí’?
Về vụ án của Công ty Việt Á, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Cục phó Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) cho biết cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 7 đối tượng về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Các thông tin ban đầu về vụ việc hiện đã được công bố trên cổng thông tin điện tử Bộ Công an.
“Nhiệm vụ của cơ quan điều tra là phải điều tra triệt để mọi góc cạnh liên quan đến vụ án, làm rõ đến đâu thông tin đến đó và sẽ xử lý nghiêm”, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành cho hay.
Theo tướng Thành, lời khai ban đầu của các bị can cho thấy Việt Á đã bán kit xét nghiệm của mình một cách trực tiếp và gián tiếp tại 62 địa phương. Có một số địa phương tự mua, trong khi một số địa phương khác được các đơn vị tài trợ.
Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, hôm 18/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại Công ty Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật CDC Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố 7 bị can, trong đó có Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) và Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương).
Hà Nội tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tiêm vaccine phòng COVID-19
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.12.2021
Đại dịch COVID-19
Bộ KH&CN thông tin chi tiết về bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á
Lực lượng chức năng đã khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 8 địa phương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Thừa Thiên – Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An) và triệu tập lấy lời khai trên 30 đối tượng liên quan.
Bước đầu, cơ quan điều tra xác định, tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19. Đến nay, công ty này đã bán kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước, thu gần 4.000 tỷ đồng.
Lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test Covid-19 tại Việt Nam, lại thêm kit test Covid-19 thuộc danh mục được áp dụng hình thức Chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng, bắt tay với Giám đốc CDC, lãnh đạo ngành y tế một số địa phương để nâng khống giá thiết bị.
Điển hình như kết quả điều tra ban đầu tại CDC Hải Dương cho thấy, ông Phan Quốc Việt đã chi cho Phạm Duy Tuyến gần 30 tỷ đồng để “lại quả” qua đó, Công ty Việt Á sẽ cung cấp bộ kit test Covid-19 cho Hải Dương.
Lực lượng y tế địa phương tiến hành xét nghiệm lấy mẫu sàng lọc trong cộng đồng tại khu vực liên quan đến ca bệnh F0 mới phát hiện. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2021
Vụ kit test của Công ty Việt Á: Đại diện Lâm Đồng, Quảng Bình báo cáo gì?
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ quan, địa phương liên qua đẩy nhanh tiến độ điều tra xác minh, mở rộng vụ án, nhanh chóng thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, sớm đưa các đối tượng phạm tội xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật.
Dư luận cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm liên đới của các cơ quan hữu quan như Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Có hay không vụ lộ đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học?

Đại diện Bộ Công an tại cuộc họp báo chiều nay có thông tin sơ bộ về nghi vấn lộ đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học (như Sputnik đã phản ánh trước đó, tham chiếu thông cáo chính thức từ đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Bộ Công an khẳng định, đã phát hiện một số tồn tại sơ hở trong việc ra đề và xây dựng ngân hàng đề thi tốt nghiệp THPT.
“Chúng tôi đã kiến nghị công tác thi và ra đề thi để lần sau tốt hơn, đồng thời chúng tôi cũng đang điều tra, xác minh có dấu hiệu lộ lọt đề thi”, đại diện Cục An ninh Chính trị nội bộ, Bộ Công an cho biết.
Như đã đề cập, vụ việc thầy giáo Phan Khắc Nghệ, Phó Hiệu trưởng THPT chuyên Hà Tĩnh, ôn tập cho học sinh giống và trùng đến hơn 92% so với đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh năm 2021 bản chính thức khiến dư luận nghi ngờ về khả năng lộ, lọt đề thi.
Những góc bàn vắng học sinh trong lớp tại trường THPT Yên Hòa, quận Cầu Giấy trong sáng đầu tiên đi học trực tiếp trở lại - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2021
Vụ thầy Phan Khắc Nghệ: Bộ GD&ĐT nói “không bình thường”
Từ ngày 4/8/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký văn bản thành lập tổ công tác liên ngành xác minh việc báo chí phản ánh về đề thi Sinh học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vừa qua có độ trùng đến 92% so với bản ôn tập của thầy Phan Khắc Nghệ.
Biên bản làm việc của tổ công tác cho thấy, đại diện cơ quan chức năng đã chọn 4 đề thô xuất từ máy tính của Hội đồng ra đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2021, được Tổ ra đề lựa chọn vào ngày 12/6/2021, có 4 đề duyệt chốt bởi Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp THPT 2021 vào ngày 22/6/2021, một bản PDF đề VIP 40 được thầy Phan Khắc Nghệ dạy ôn luyện cho học sinh gồm 40 câu, từ câu 81 đến câu 120, 3 video livestream của thầy Nghệ, cả video tóm tắt lý thuyết trọng tâm, video chữa đề VIP40, video bị xóa sau khi livestream, các tệp được thầy Phan Khắc Nghệ gửi bà Phạm Thị My và ông Bùi Văn Sâm, các tệp bà Phạm Thị My gửi thầy Phan Khắc Nghệ qua email từ năm 2015, 2016, 2017, 2018 và 2021, qua đó phát hiện “nhiều dấu hiệu bất thường” và “có sự trùng lặp rất lớn”.
Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 tại Gia Lai kết thúc an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2021
Bộ GD&ĐT nói vụ đề Sinh học tốt nghiệp THPT giống nội dung ôn tập của thầy Phan Khắc Nghệ
Đến 23/12/2021, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nắm được sự việc, và ghi nhận “yếu tố không bình thường” liên quan đến việc luyện thi và đề thi môn Sinh học tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Thứ trưởng Độ khẳng định, Bộ GD&ĐT đang xem xét trách nhiệm cá nhân, tổ chức có liên quan để xử lý theo quy định, cũng như triển khai rà soát điều chỉnh các khâu có liên quan tới kỳ thi, đặc biệt là khâu đề thi để bảo đảm việc tổ chức thi thời gian tới được chặt chẽ.

Đường dây xăng giả: “Có cả bộ đội biên phòng, Cảnh sát Biển” nhận hối lộ

Đại tá Nguyễn Ngọc Quang, Phó Giám đốc Công an Đồng Nai thông tin quá trình điều tra vụ đường dây xăng giả.
Ông Quang cho biết, có nhiều cán bộ thuộc Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát Biển đã nhận hối lộ, tiếp tay, bảo kê cho đường dây sản xuất hơn 200 triệu lít xăng giả.
 Tham nhũng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2021
Cựu Cục phó Quản lý thị trường Trần Hùng bị khởi tố tội nhận hối lộ
Sputnik khi tiến hành tổng kết danh sách các cán bộ, quan chức cấp cao của Việt Nam bị kỷ luật trong công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng chỉnh đốn Đảng dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có điểm lại ‘cuộc thay máu’ chưa từng có trong tiền lệ của lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam – nguyên dàn cựu lãnh đạo gồm 2 tướng bị khai trừ Đảng, 7 tướng bị cách hết tất cả các nghĩa vụ trong Đảng, nhiều cán bộ chỉ huy bị xóa tư cách nguyên lãnh đạo Cảnh sát Biển, do có sai phạm về việc đấu tranh phòng chống buôn lậu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Tại cuộc họp báo chiều nay, Đại tá Nguyễn Ngọc Quang nhấn mạnh, đối với các cán bộ Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Biển, Công an Đồng Nai, Bộ Công an đã chuyển hồ sơ của các quân nhân về cơ quan điều tra của Bộ Quốc phòng để thụ lý, xử lý theo thẩm quyền.
Cục Điều tra Hình sự, Bộ Quốc phòng sau đó đã khởi tố 14 người về tội “nhận hối lộ”.
“Trong số này nhiều bị can giữ vị trí quan trọng của Cảnh sát biển và Bộ đội biên phòng cấp tỉnh”, Đại tá Quang nói.
Liên quan đến chuyên án triệt phá đường dây buôn lậu xăng dầu, tuồn xăng giả ra thị trường này, hiện Công an Đồng Nai đã khởi tố, tạm giam 100 bị can về các tội “Buôn lậu; Sản xuất, buôn lậu hàng giả; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn chứng từ”.
Theo Phó Giám đốc Công an Đồng Nai, riêng đối với bị can Ngô Văn Thụy (cựu đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam, thuộc Cục điều tra Chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) đã bị khởi tố về tội nhận hối lộ.

Có căn cứ ông Lê Hùng Sơn ‘hiếp dâm’ nữ cán bộ cấp dưới

Cũng tại cuộc họp báo của Bộ Công an, phóng viên nêu câu hỏi về việc có hay không chuyện ông Lê Hùng Sơn, cựu Bí thư huyện ủy Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh bị tố cáo có hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với nữ nhân viên dưới quyền.
Đại tá Vũ Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh khẳng định “có cơ sở, căn cứ” xác định ông Sơn thực hiện việc giao cấu với nữ cán bộ cấp dưới.
Ông Lê Hùng Sơn - bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện Cô Tô - vừa bị đình chỉ công tác - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2021
Quan hệ bất chính với cấp dưới, Bí thư Cô Tô Lê Hùng Sơn bị bãi nhiệm
Theo Đại tá Tùng, khoảng 20h5p ngày 10/11, bà L.M.H. đến phòng trực ban Công an huyện Cô Tô trình báo việc ông Lê Hùng Sơn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện có hành vi hiếp dâm tại khách sạn trên địa bàn vào tối cùng ngày.
Sau khi tiếp nhận tố giác, Công an huyện Cô Tô đã báo cáo lên Công an tỉnh Quảng Ninh để xin ý kiến chỉ đạo về việc rà soát tình hình, tiếp nhận điều tra theo quy định.
Công an Quảng Ninh cũng đã báo cáo lên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh về vụ việc của ông Lê Hùng Sơn.
Đến 12/11, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định phân công giải quyết tin báo nguồn tin về tội phạm theo Thông tư số 01/2021, các quy định Trung ương đối với việc tố giác tội phạm của chị L.M.H để tiến hành theo các quy định của pháp luật.
Do thời điểm tố giác của chị H. với ông Lê Hùng Sơn, ông Sơn đang là Tỉnh ủy viên, đảng viên thuộc diện quản lý của Tỉnh ủy Quảng Ninh. Do đó, Công an tỉnh này đã báo cáo với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh để đưa vụ việc vào diện theo dõi chỉ đạo.
“Kết quả điều tra xác định tại khách sạn, việc ông Lê Hùng Sơn giao cấu với chị H. vào tối ngày 10/11 là có căn cứ”, Đại tá Vũ Thanh Tùng cho hay.
Theo ông Tùng, hiện Công an tỉnh Quảng Ninh đang khẩn trương tích cực phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, phối hợp với phía VKS đánh giá các chứng cứ và chủ động báo cáo khi có kết luận chính thức.

Đã có 8 chiến sĩ Công an hy sinh

Năm 2021, Bộ Công an đã cố gắng, nỗ lực hết sức mình, không quản ngại dịch bệnh, mọi khó khăn, vất vả, nguy hiểm.
Báo cáo cho thấy, lực lượng Công an đã tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm kéo giảm tội phạm, đã điều tra khám phá đạt tỷ lệ 86,37% vụ phạm tội, đạt tỷ lệ 86,37% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra 11,37%), tỷ lệ khám phá án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 90,26%.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
Một chiến sĩ Công an TP.HCM hy sinh khi làm nhiệm vụ chống Covid-19
Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu được tập trung chỉ đạo quyết liệt, nhất là trong lĩnh vực quản lý tài sản công, đầu tư công, đấu thầu, y tế, giáo dục, xây dựng, giao thông...
Báo cáo của Bộ Công an cho biết, toàn ngành đẩy mạnh điều tra các vụ án, vụ việc kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo theo phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.
Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng nhất là các mặt hàng y tế, lương thực, thực phẩm. Tập trung trấn áp, triệt phá các chuyên án, phương thức thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo, sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, kinh doanh đa cấp, giao dịch tiền giả, tiền ảo, chứng khoán trên không gian mạng.
Đáng chú ý, theo báo cáo của Bộ Công an, năm 2021 vừa qua, đã có 8 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, 208 cán bộ, chiến sĩ bị thương trong khi làm nhiệm vụ, bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc, nhân dân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала