Kiều hối về Việt Nam tăng, NHNN siết tín dụng đổ vào chứng khoán, bất động sản

© Depositphotos.com / TKKurikawaNgân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Đăng ký
Lượng kiều hối về Việt Nam năm 2021 ước đạt 12,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2020, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vì sao thống kê lượng kiều hối về Việt Nam của WB và Ngân hàng Nhà nước lại có sự chênh lệch hơn 5 tỷ USD?
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, dự kiến, tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, Việt Nam tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng đổ vào chứng khoán, bất động sản, ngăn đầu cơ.

Kiều hối về Việt Nam năm 2021: Vì sao có sự chênh lệch giữa WB và SBV?

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN - SBV) đã tổ chức họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022 với nhiều thông tin tài khóa, tiền tệ quan trọng.
Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Đào Minh Tú, lượng kiều hối về Việt Nam năm nay ước đạt 12,5 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2020.
Đồng Việt Nam và đô la Mỹ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2021
World Bank: Kiều hối về Việt Nam tăng mạnh, đứng thứ 8 thế giới
Trong đó, lượng kiều hối gửi qua các tổ chức tín dụng khoảng 7%, các công ty kiều hối 28%, qua bưu điện 2%.
Ông Tú khẳng định, dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, kiều bào cũng gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn quan tâm, hướng về quê hương, Tổ quốc.
“Đây là nguồn vốn rất quan trọng trong điều kiện khó khăn cần vốn đầu tư”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.
Trước đó, Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) và tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư KNOMAD cho hay, Việt Nam đứng thứ 8 thế giới và đứng thứ ba tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương về lượng kiều hối năm 2021.
Đặc biệt, theo tính toán của WB cũng như KNOMAD, lượng kiều hối về Việt Nam trong năm nay ước tính ở mức 18,1 tỷ USD, cao hơn mức 17,2 tỷ USD năm 2020 (năm ngoái Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về lượng kiều hối).
Không riêng gì tại Việt Nam, theo WB, lượng kiều hối được ghi nhận về các nước thu nhập thấp và trung bình cũng tăng lên hơn 7%, ước đạt khoảng 589 tỷ USD.
Giám đốc Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới trước đó lý giải xu hướng lượng kiều hối tăng bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh do coronavirus gây nên là do người di cư, lao động ở nước ngoài quyết tâm giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn. Thêm vào đó, sự phục hồi kinh tế ở châu Âu, châu Mỹ cũng tăng lên nhờ lực đẩy từ các gói kích cầu kinh tế, nới rộng tài khóa, chương trình hỗ trợ an sinh xã hội, gia tăng việc làm, chống thất nghiệp.
May giầy xuất khẩu tại Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây, huyện Hoài Đức, Hà Nội.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2019
World Bank cảnh báo kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương
Giải thích băn khoăn của phóng viên cũng như người dân vì sao lại có sự chênh lệch giữa thống kê lượng kiều hối đổ về Việt Nam giữa Ngân hàng Nhà nước và ước tính của WB cũng như tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư KNOMAD, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết “đây là số thống kê riêng của Ngân hàng Nhà nước”.
“Hàng năm con số thống kê của Ngân hàng Nhà nước được coi là con số chính thống khi sử dụng trong các báo cáo, đánh giá vì Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm quản lý nhà nước và nhiệm vụ thống kê con số này”, ông Đào Minh Tú nói.

Tăng trưởng tín dụng năm 2021 trên 14,5%, điều hành tỷ giá linh hoạt

Phát biểu tại cuộc họp báo sáng 28/12, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, tính đến hết 22/12, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế Việt Nam đã đạt 12,68% so với cuối năm 2020, tăng khoảng 14,57% so với cùng kỳ năm trước.
“Tăng trưởng tín dụng đến nay đạt 12,97%. Trong những ngày cuối năm, tăng trưởng tín dụng thường diễn biến tích cực hơn và dự kiến đạt khoảng 14%”, theo ông Tú.
Như vậy, lượng tín dụng bơm thêm ra nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 có thể ở mức gần 1,29 triệu tỷ đồng, nâng tổng quy mô dư nợ lên xấp xỉ 10,48 triệu tỷ đồng. Riêng quý 4, quy mô tín dụng dự kiến tăng thêm là hơn 562.000 tỷ đồng.
Sản xuất hàng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần dệt may Sơn Nam, Nam Định - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Việt Nam và 10 dấu ấn kinh tế nổi bật năm 2021
Dư nợ tín dụng toàn thị trường đạt trên 10,35 triệu tỷ đồng và cao hơn 2,58% chỉ trong chưa đầy một tháng, kể từ ngày 25/11.
Cùng với đó, số liệu gần nhất về tăng trưởng tín dụng được cơ quan quản lý tiền tệ công bố cho biết tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đến ngày 25/11 đạt xấp xỉ 10,12 triệu tỷ, tăng 10,1% so với cuối năm 2020.
Các ngân hàng thương mại hiện đã bơm ròng ra thị trường hơn 237.000 tỷ đồng chỉ trong chưa đầy 1 tháng qua, tương đương gần 8.800 tỷ đồng/ngày.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, trong năm 2021, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát quy mô tín dụng, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng.
Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông. Đồng thời, tín dụng trong lĩnh vực cho vay phục vụ đời sống, tín dụng tiêu dùng cũng được tăng cường quản lý rủi ro.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”, theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, thời gian qua, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp như phát triển các dịch vụ trực tuyến, mở rộng mạng lưới, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của thị trường.
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2021
Kinh tế Việt Nam 2021: Gió đã đổi chiều
Phó Thống đốc nhấn mạnh, với hệ thống các chỉ đạo, giải pháp đồng bộ, dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng tín dụng toàn nền kinh tế vẫn tăng ngay từ đầu năm và cuối cùng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái 2020.
Ông Tú bày tỏ, những tháng đã qua, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì quan điểm điều hành đồng bộ các công cụ chính sách để tiết kiệm thanh khoản phù hợp. Trong đó nhấn mạnh, thị trường tiền tệ ổn định, lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp, hỗ trợ các ngân hàng giảm chi phí vốn để có điều kiện tiếp tục cắt giảm lãi suất cho vay.
Lãi suất được Ngân hàng Nhà nước điều hành theo hướng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ, hỗ trợ phục hồi kinh tế.
“Tỷ giá được điều hướng linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.
Cũng theo ông Tú, trong năm trong năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% nhưng trên thực tế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hồi phục nhanh hơn cũng như thực hiện các chương trình kéo dài thời gian trả nợ và cho vay mới, Ngân hàng Nhà nước đã nới thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Siết tín dụng đổ vào chứng khoán, bất động sản

Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết đến ngày 20/12/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế từ khi có dịch khoảng 607.000 tỷ đồng, hiện có khoảng 775.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch được cơ cấu lại nợ, với dư nợ trên 296.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,96 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ hơn 3,87 triệu tỷ đồng, tổng số tiền lãi lũy kế đến nay các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 34.900 tỷ đồng
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2021
GVR, ACB có thể vào rổ VN30, kỳ vọng chứng khoán Việt được nâng hạng thị trường mới nổi
Ngoài ra, cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt trên 7,4 triệu tỷ đồng cho khoảng trên 1,3 triệu khách hàng.
Dự kiến, tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và qua hệ thống chuyển mạch bù trừ của Napas trong giai đoạn 2020 – 2021 được giảm là 2.557 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện tái cấp vốn đối với các ngân hàng sau khi nhóm này cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vay vốn, hay tháo gỡ khó khăn trong việc mua lúa gạp tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Năm 2022, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ mở rộng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên khoảng 14% và có thể linh hoạt theo định hướng điều hành.
Đồng thời, việc phân bổ tín dụng vào các lĩnh vực sẽ được thực hiện theo các công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng và các phương án điều hành khác.
Theo ông Tú, đối với bất động sản và trái phiếu, chứng khoán của các doanh nghiệp có biểu hiện chưa lành mạnh, hệ thống ngân hàng không những không tăng thêm vốn vào những lĩnh vực rủi ro này mà còn tăng cường kiểm soát chặt chẽ.
Những ngôi nhà mới ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2021
Đất ít, người đông, ‘cơn sốt’ giá: Bức tranh thị trường bất động sản Việt Nam
Cụ thể hơn, Phó Thống đốc Đào Minh Tú bày tỏ, đối với lĩnh vực bất động sản nhà ở phục vụ nhu cầu tiêu dùng chính đáng, Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ ưu tiên và tạo điều kiện.
“Còn những bất động sản mang tính đầu cơ hoặc thuộc dự án lớn có độ rủi ro cao vẫn sẽ được giám sát chặt chẽ”, ông Tú lưu ý.
Ngoài ra, nguồn vốn phục vụ cho thị trường phát chứng khoán phát triển lành mạnh, ổn định cũng sẽ được hỗ trợ phát triển. Ngược lại, nguồn vốn phục vụ cho mục đích đầu cơ, tạo ra sự bất ổn của thị trường cũng sẽ bị kiểm soát.
“Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp giám sát chặt chẽ dòng tiền tín dụng chảy sang lĩnh vực bất động sản và chứng khoán”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.
Liên quan đến vấn đề nợ xấu, Phó Thống đốc Tú cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng hiện là 1,9% tăng 0,21 điểm% so với cuối năm trước; nợ xấu nội bảng và nợ đã bán cho VAMC chưa xử lý là 3,79%; nợ xấu nội bảng cùng với nợ đã bán cho VAMC và nợ tiềm ẩn đã cơ cấu theo Thông tư 01, 03,14 là 8,2%.
Ông Tú cho hay, nợ xấu tăng là điều không mong muốn nhưng đây là điều bất khả kháng do bối cảnh đại dịch Covid-19.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала