Trung Quốc sẽ thay thế binh lính ở Tây Tạng bằng robot

© Sputnik / Ilya Pitalev / Chuyển đến kho ảnhVương quốc Nepal (Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal). Quang cảnh dãy Himalaya.
Vương quốc Nepal (Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal). Quang cảnh dãy Himalaya. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2021
Đăng ký
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ đưa hơn 200 robot tới các vùng biên giới Tây Tạng để thay thế những người lính bình thường, Daily Mail đưa tin.
Các robot sẽ được sử dụng để hoạt động ở vùng cao nguyên biên giới giáp với Ấn Độ. Binh sĩ rất khó thực hiện nhiệm vụ an ninh trong không khí núi lạnh giá, vì vậy ban lãnh đạo PLA quyết định thay thế một phần nhân sự bằng các robot có điều khiển.
Theo Daily Mail, chúng ta đang nói về các mô hình robot Mule-200 và Sharp Claws. Các robot này có thể mang theo vật tư và được trang bị những cánh tay nhỏ. Ngoài chúng, PLA đã gửi 150 xe địa hình Lynx đến Tây Tạng, có thể được chuyển đổi cho các nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn như vận chuyển hàng hóa hoặc tiến hành tấn công bằng cách sử dụng lựu pháo hoặc hệ thống pháo phản lực lắp trên xe.
Ngày 12/12, Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Tướng Bipin Rawat nói rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh của Ấn Độ. Ông nhấn mạnh rằng trong bối cảnh các thách thức an ninh đang hiện hữu, nhà nước Ấn Độ phải tái tổ chức các lực lượng vũ trang dọc theo biên giới phía Bắc của mình.
Trước đó, được biết rằng New Delhi đã triển khai các vũ khí mới nhất mua từ Mỹ trên cao nguyên Tawang, giáp với Tây Tạng của Trung Quốc. Theo các phương tiện truyền thông, trực thăng Chinook do Mỹ sản xuất, pháo siêu nhẹ M-777 và súng trường tấn công SIG Sauer 716 được đưa tới khu vực này.
Lá cờ của Trung Quốc và Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2021
Trung Quốc và Ấn Độ đồng ý cùng giải quyết các vấn đề biên giới còn tồn đọng

Xung đột Ấn-Trung

Xung đột Ấn-Trung ở Đông Ladakh leo thang từ tháng 5 năm 2020, khi các cuộc đụng độ đẫm máu nổ ra giữa lực lượng biên phòng hai nước. Xung đột biên giới do thiếu đường phân định rõ ràng đã liên tiếp kéo dài từ những năm 1950. Trung Quốc không công nhận cái gọi là Đường McMahon, xác định đường biên giới giữa Tây Tạng và Ấn Độ. Cả hai bên đều tuyên bố về việc bị nước kia chiếm đóng bất hợp pháp vùng đất của mình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала