Năm 2021 là một năm đầy thăng trầm của Việt Nam

© Sputnik / Taras IvanovNhiều cửa hàng, nhà hàng và khách sạn trang trí vui tươi chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh tới gần
Nhiều cửa hàng, nhà hàng và khách sạn trang trí vui tươi chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh tới gần - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.01.2022
Đăng ký
Năm 2021 đã kết thúc, như thường lệ, Sputnik sẽ tóm lược các nội dung chính trong tổng quan truyền thống "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Đối với Việt Nam cũng như toàn thế giới, năm 2021 là một năm có nhiều khó khăn. Vào tháng 4, biến thể Delta ghê gớm đã lọt vào Việt Nam, đất nước đã bị ảnh hưởng nặng nề với hàng trăm nghìn ca bệnh và hàng chục nghìn nạn nhân xấu số của Covid-19. Khác với năm 2020, khi Việt Nam đã là một quốc gia thành công đặc sắc trong cuộc chiến chống Covid-19, năm nay đất nước đã không thể giành được thắng lợi trong cuộc chiến chống virus corona, và điều này đã tác động tới tất cả các khía cạnh cuộc sống của Việt Nam. Số ca mắc trên cả nước tiếp tục gia tăng đã làm thay đổi giọng điệu của các bài báo và phóng sự về Việt Nam trên báo chí nước ngoài.

Từ tốp ba thủ lĩnh xuống cuối bảng xếp hạng

Cuối tháng Giêng Straits Times dẫn ra dữ liệu trong báo cáo của Viện nghiên cứu Lowy (Lowy Institute) thuộc Australia, cho biết rằng trong danh sách gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ thì New Zealand, Việt Nam và Đài Loan là tốp ba thủ lĩnh về chỉ số ứng phó hiệu quả với đại dịch coronavirus.
Tháng Sáu The Diplomat khẳng định: Việt Nam đang chống chọi với đợt bùng phát lây nhiễm dịch bệnh do coronavirus, là làn sóng thứ tư và nghiêm trọng nhất. Trong khi đó, đất nước thua kém các quốc gia láng giềng trong khu vực về tỷ lệ tiêm chủng. Nhà phân tích nổi tiếng Lê Hồng Hiệp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore cho rằng thực trạng này thể hiện sự kết hợp hai mặt giữa thái độ bình tĩnh yên tâm về khả năng liên tục thành công ngăn chặn virus của Việt Nam trong suốt năm qua và khó khăn hiện tại của việc tiếp cận lượng vaccine đầy đủ.
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2021
Kinh tế Việt Nam 2021: Gió đã đổi chiều
Tháng Mười một The Thaiger trích dẫn số liệu như sau: hơn 113 triệu liều vắc xin đã được tiêm chủng tại Việt Nam, trong đó hơn 3 triệu liều được tiêm cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. Việt Nam mua 64,7 triệu vắc xin liều bằng ngân sách nhà nước, hơn 28 triệu từ COVAX, 16,5 triệu từ viện trợ quốc tế và 26,6 triệu liều từ quỹ doanh nghiệp.
Bloomberg soi những «kỷ lục» khá u ám của Việt Nam về số ca bệnh mắc COVID-19 hàng ngày trong tháng 12, đẩy đất nước xuống cuối bảng xếp hạng toàn cầu theo tiêu chí đo mức đề kháng chống coronavirus của thế giới. Nhưng ngay cả trong điều kiện như vậy, Việt Nam đang phô trương những kết quả đáng kinh ngạc, Vietnam Briefing nhấn mạnh. Theo thực trạng tính đến ngày 16 tháng 12, 61,2% cư dân cả nước đã được tiêm chủng vaccine đầy đủ, so với mức chưa đầy 0,3% hồi tháng 7 quả thực là bước tiến dài!

Tình hình ở Việt Nam ảnh hưởng thương mại toàn cầu

Hầu hết các hãng truyền thông nước ngoài đều có những bài viết về nền kinh tế Việt Nam và tác động của dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế. Nếu hồi đầu năm, các ấn phẩm vui mừng đưa tin rằng, Bank of America dự báo Việt Nam tăng trưởng năm 2021 là 9,3%, thì những ngày cuối năm, Tổng cục Thống kê của Việt Nam cho biết, tính chung, GDP năm 2021 tăng 2,58%. Tháng 8 năm 2021, sản xuất công nghiệp của Việt Nam giảm 7,4%, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 5,4%, doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 33,7% so với cùng kỳ năm ngoái, Bloomberg viết.
Tăng cường giãn cách xã hội và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại các trung tâm sản xuất đã tác động đến hoạt động của các thương hiệu như Nike, Adidas, Toyota, làm nổi bật vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là ở các khu cách ly, khu phong tỏa tại Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như những hạn chế ở một số vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên, đã làm dấy lên lo ngại về nguồn cung cà phê toàn cầu, The Guardian bổ sung.
Người phụ nữ đeo khẩu trang bảo hộ trên đường phố Sapa, miền Bắc Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2021
Việt Nam năm 2022: Từ từ và khó khăn ra khỏi khủng hoảng
Sea Food Source viết về nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu tôm do những vấn đề về dinh dưỡng và bán thành phẩm. CNBC cho biết rằng, sản xuất công nghiệp sụt giảm mạnh cùng với thời gian giao hàng lâu hơn và chi phí vận chuyển cao hơn, đang buộc các công ty phải trì hoãn việc ra mắt những sản phẩm mới. Thực trạng khó khăn khiến một số công ty xem xét lại quyết định chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam hoặc thậm chí quay trở lại Trung Quốc, theo tờ Quartz. Nhưng mặc dù như vậy tổng lượng thương mại nước ngoài của Việt Nam trong năm nay đạt hơn 660 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, như The Star cho biết, trong đó 86% kim ngạch xuất khẩu đến từ các mặt hàng công nghiệp tái chế. Hoa Kỳ tiếp tục là khách hàng lớn nhất mua sản phẩm Việt Nam, xuất khẩu sang Mỹ tăng 22%. Tiếp theo là Trung Quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nhiệm vụ chính là giữ vững ổn định chính trị

Sự kiện chính trong đời sống chính trị của đất nước là Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội đã xác định hướng phát triển của đất nước trong mấy thập kỷ tới. Tất nhiên, trên báo chí nước ngoài đã có rất nhiều thông tin về sự kiện này. Tạp chí Mỹ uy tín Foreign Policy phân tích cuộc bỏ phiếu trong Đại hội thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam bầu ra ban lãnh đạo đất nước cho nhiệm kỳ kế tiếp 5 năm tới. Đại dịch coronavirus đã là cơ hội không ngờ để Việt Nam đẩy mạnh sự phục hồi kinh tế, và chính quyền cần khai thác tiềm năng của lớp cư dân trẻ tuổi và năng động. Ngoài ra, sẽ phải đối đầu với Trung Quốc cứng rắn và Hoa Kỳ đang đòi hỏi nhiều hơn. Như tờ báo Mỹ lưu ý, trước mặt những nhà lãnh đạo không còn ở tuổi tráng niên đang đặt ra những nhiệm vụ nặng nề và thử thách nghiêm túc.
Tờ East Asia Forum viết: Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư BCH TƯ cho nhiệm kỳ thứ ba, như vậy ông đã là trường hợp ngoại lệ cả về số nhiệm kỳ và độ tuổi. Bộ Chính trị bầu chọn những người giầu kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu tranh chống tham nhũng và an ninh xã hội, cũng như có trình độ học vấn kinh tế và kinh nghiệm công tác trong các lĩnh vực này. Với thành phần như vậy, Bộ Chính trị đủ khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra cho những năm tới, trong đó có đấu tranh chống tham nhũng, đảm bảo sự trong sạch của Đảng khỏi những phần tử «tự chuyển hóa», giữ vững ổn định chính trị và hiệp lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Quốc kỳ Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2021
Thấy gì về Việt Nam năm 2021?

Cân bằng giữa các cường quốc là lựa chọn thực tế nhất

Trên các phương tiện truyền thông nước ngoài đã có nhiều bài phân tích chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là quan hệ của nước này với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Phần lớn thông tin nói về các chuyến thăm Việt Nam của các nhà lãnh đạo cấp cao nhất trong chính quyền Mỹ và các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Việt Nam tới Nga và Ấn Độ. “Các chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng va Phó Tổng thống Hoa Kỳ cho thấy rõ rằng, Hoa Kỳ đang tập trung nỗ lực nhằm hợp tác với Việt Nam. Tại cuộc gặp với Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Austin bày tỏ ý muốn của Washington nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên đối tác chiến lược, nhưng Hà Nội không đưa ra câu trả lời rõ ràng. Điều này cho thấy rằng, Việt Nam không muốn cải thiện quan hệ với Washington trước tình hình bất ổn cả bên trong và bên ngoài. Ban lãnh đạo mới của Việt Nam tuân thủ chính sách đối ngoại độc lập, đa phương hóa và đa dạng hóa. Trong những năm qua, Hà Nội đã rút ra bài học kinh nghiệm rằng, sự ổn định chính trị là điều tối quan trọng và việc duy trì sự cân bằng gắn liền với việc đảm bảo sự phát triển ổn định. Cân bằng giữa các cường quốc là lựa chọn thực tế nhất cho Việt Nam trong tương lai. Việt Nam đang phải đối mặt với tình hình đại dịch nghiêm trọng và cần một môi trường hòa bình để đạt được mục tiêu kép là ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và ổn định nền kinh tế”, tờ Global Times nhận xét.
Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2021
Đối nội Việt Nam năm 2021: Những “điểm cộng” và những “điểm trừ”

Khách du lịch muốn đợi đến mùa hè

Trong số các chủ đề chính về Việt Nam được phản ánh rộng rãi trên báo chí nước ngoài có cả ngành du lịch và thể thao, cũng như vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và động vật hoang dã. Nhiều ấn phẩm báo tin vui rằng kể từ tháng 12 Việt Nam sẽ mở cửa cho tiếp cận vào năm tỉnh du lịch chính của đất nước. Tuy nhiên, theo kết quả từ cuộc khảo sát do một trong những tờ báo Việt Nam tiến hành, nhiều du khách không cam lòng với những hạn chế sẽ áp dụng, mà muốn đợi đến mùa hè, khi những người đã tiêm chủng vaccine được phép di chuyển tự do trên khắp đất nước, - như tường thuật của báo Nga Tourprom.
Nói tóm lại, nhân dân Việt Nam đã vượt lên khó khăn năm 2021 một cách xứng đáng và một lần nữa cho cả thế giới thấy sự kiên cường và sức chống chịu phi thường của họ. Chúng tôi hy vọng rằng, năm tới sẽ tốt đẹp hơn, và Việt Nam sẽ đạt những thành công mới, sẽ tiếp tục dọn đường tới thịnh vượng và sẽ thực hiện những kế hoạch tham vọng nhất.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала