Việt Nam có khả năng bắt thêm ‘cá lớn’ trong vụ kit test Việt Á?

© Ảnh : Hoàng Hiếu-TTXVNNhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho người dân trong khu vực bị phong tỏa thuộc phường Nguyễn Du (Hà Nội)
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho người dân trong khu vực bị phong tỏa thuộc phường Nguyễn Du (Hà Nội) - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.01.2022
Đăng ký
Liên quan đến vụ nâng khống giá kit test xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á, nhiều ĐBQH, chuyên gia cho rằng, mình Phan Quốc Việt và Việt Á ‘không thể làm được’, do đó, đằng sau, rất có thể còn có thế lực ngầm, ‘cá lớn, cá bé’, sân sau, sân trước.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mới đây đã khởi tố bổ sung nhiều bị can là giám đốc CDC các tỉnh, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ để phục vụ điều tra vụ nâng khống giá kit xét nghiệm tại Công ty Việt Á.

Vì sao vụ trưởng, vụ phó của Bộ Y tế và Bộ KH&CN bị khởi tố?

Liên quan vụ Công ty Việt Á và Phan Quốc Việt, trong quá trình mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố thêm 12 bị can.
Thông tin trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an Việt Nam cho biết, cơ quan điều tra phát hiện có dấu hiệu sai phạm trong việc quản lý, nghiên cứu, chuyển giao đề tài khoa học về sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19 tại Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN).
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2021
Đem vụ Việt Á ra kỳ họp bất thường của Quốc hội, Việt Nam nói ‘sẽ làm đến cùng’
Cùng với đó, có căn cứ cho thấy có sai phạm trong việc cấp phép đăng ký lưu hành tạm thời, cấp phép đăng ký lưu hành chính thức của Bộ Y tế với sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19; cũng như việc hiệp thương giá sản phẩm với Công ty Việt Á.
Trong quá trình điều tra, cơ quan công an nhận thấy một số lãnh đạo, cán bộ CDC Nghệ An và CDC Bình Dương đã thông đồng, câu kết với bị can Phan Quốc Việt và các đối tượng khác tại Công ty Việt Á, Công ty TNHH Phát triển Công nghệ ứng dụng Việt Nam (Công ty VNDAT) vi phạm Luật Đấu thầu khi tổ chức đấu thầu mua vật tư phòng, chống dịch Covid-19, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Cơ quan điều tra đã khởi tố bổ sung đối với bị can Phan Quốc Việt và bị can Vũ Đình Hiệp (Phó Tổng giám đốc Công ty Việt Á) về tội “Đưa hối lộ”; đồng thời khởi tố bổ sung đối với bị can Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương) về tội “Nhận hối lộ”. Số tiền đưa, nhận hối lộ được cho là lên đến 27 tỷ đồng.
Ba bị can trên trước đó đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Женские руки в наручниках - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2021
Sáu nhà báo độc lập Hồng Kông bị bắt ở Trung Quốc
Các ông Nguyễn Nam Liên (Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế), Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Trang thiết bị và Công trình y tế Bộ Y tế) và Trịnh Thanh Hùng (Vụ phó Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ) bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đặc biệt, chính ông Nguyễn Minh Tuấn là người đã thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Y tế ký công văn số 5583 ngày 13/7/2021 để giới thiệu sản phẩm kit xét nghiệm của công ty Việt Á cho các địa phương.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng khởi tố tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” với 9 bị can khác, bao gồm: ông Nguyễn Văn Định (Giám đốc CDC Nghệ An), bà Nguyễn Thị Hồng Thắm (Kế Toán trưởng CDC Nghệ An), ông Nguyễn Thành Danh (Giám đốc CDC Bình Dương), ông Trần Thanh Phong (Phó phòng Tài chính Kế toán CDC Bình Dương), bà Lê Thị Hồng Xuyên (nguyên Phụ trách Phòng Thí nghiệm CDC Bình Dương), ông Tiêu Quốc Cường (Kế toán trưởng, Phó phòng tài chính Sở Y tế Bình Dương), ông Nguyễn Trường Giang (Giám đốc Công ty VNDAT), bà Nguyễn Thị Thuý (nhân viên kinh doanh Công ty VNDAT), ông Lê Trung Nguyên (Giám đốc Vùng Công ty Việt Á).
Các quyết định và lệnh nêu trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) phê chuẩn. Lực lượng công an đang tiếp tục điều tra mở rộng sang các cá nhân, đơn vị liên quan để làm rõ vụ án, xác định yếu tố tư lợi...
Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga M. Zakharova - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2021
Bộ Ngoại giao Nga: nếu ai đó vi phạm các quy định của WTO thì đó chính là Hoa Kỳ và EU
Cơ quan chức năng cũng tiến hành rà soát, kê biên, phong tỏa tài sản các đối tượng để thu hồi triệt để tài sản thất thoát cho Nhà nước.

Chỉ đạo ‘nóng’ của Thủ tướng Phạm Minh Chính về vụ Việt Á

Do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, hôm 22/12, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản (số 9373) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, yêu cầu xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh kit xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.
Có thể nhận thấy, theo văn bản này, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đã nắm được vụ việc của Việt Á cũng như theo sát quá trình điều tra, xác minh, xử lý vụ án của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cùng các cơ quan liên quan.
“Vừa qua, trước diễn biến phức tạp, nguy hiểm của tình hình dịch bệnh COVID-19, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu xét nghiệm COVID-19 tại các địa phương trong cả nước, Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á đã có dấu hiệu cấu kết với các tổ chức, cá nhân liên quan, vi phạm nghiêm trọng quy định sản xuất, đấu thầu kit xét nghiệm COVID-19 nhằm trục lợi”, văn bản nêu.
Đối với vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã biểu dương Bộ Công an và các cơ quan chức năng liên quan đã thực hiện nghiêm hàng loạt văn bản nghị quyết thông báo như Nghị quyết số 78 ngày 20/7/2021, Nghị quyết số 86 ngày 6/8/2021 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản (Thông báo số 89 ngày 1/5/2021, Thông báo số 167 ngày 23/6/2021...), đặc biệt là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 7668 ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ về việc tăng cường quản lý mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch COVID-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2021
Ông Phạm Minh Chính nói phải cải thiện quan hệ với thị trường Trung Quốc
Thủ tướng đánh giá, Bộ Công an đã tích cực chủ động vào cuộc cùng các địa phương và các ngành liên quan, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, tiến hành điều tra xác minh hành vi vi phạm của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và các tổ chức, cá nhân liên quan.
Tiếp đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, các địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ điều tra, xác minh, mở rộng vụ án.
“Thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và thất thoát, sớm đưa các đối tượng ra xét xử khách quan, nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật”, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan khẩn trương, chủ động rà soát, kịp thời có biện pháp chấn chỉnh công tác đấu thầu, mua sắm và sử dụng thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng quy định pháp luật và tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
“Phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng tiêu cực và lợi ích nhóm, tuyệt đối không được để xảy ra vi phạm pháp luật”, lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh.
Ông Phạm Minh Chính lưu ý, trong trường hợp khó khăn vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, kịp thời trao đổi, báo cáo Bộ Y tế và các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư để xử lý, giải quyết.
Bác sĩ và bệnh nhân tại khoa hồi sức và chăm sóc đặc biệt của bệnh viện lâm sàng thành phố mang tên V.V. Vinogradov - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2021
Đại dịch COVID-19
Bộ Y tế Nga cấp đăng ký cho thuốc điều trị coronavirus MIR 19
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam yêu cầu các Bộ Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao kịp thời hướng dẫn, xử lý các vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc theo phản ánh kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương, “báo cáo Thủ tướng” nếu trong trường hợp vượt thẩm quyền.
Ông Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Y tế, Công an và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan đẩy mạnh thông tin truyền thông, hướng dẫn và giáo dục ý thức tự giác chấp hành các quy định pháp luật, nhất là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đến mua sắm, đấu thầu vật tư, sinh phẩm, thuốc, trang thiết bị y tế.
“Đưa tin đầy đủ, công khai kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan theo quy định của pháp luật, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Vụ Việt Á “đến tai Tổng Bí thư”

Vụ việc nâng khống giá thiết bị kit test xét nghiệm tại Công ty Việt Á đã “đến tai” Ban Chủ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hôm 30/12, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã chính thức có chủ trương chỉ đạo xử lý đối với vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á.
Tổng thống Nga Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2021
Tổng thống Putin chúc Tết Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thường trực Ban Chỉ đạo cho biết, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong cả nước “đã có nhiều nỗ lực cố gắng”, chung sức, đồng lòng, vượt qua khó khăn, quyết liệt phòng, chống đại dịch COVID-19.
Trong đó, Thường trực Ban Chỉ đạo và các cơ quan chức năng đã chỉ đạo, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng phòng, chống dịch bệnh để tham nhũng, tiêu cực.
“Tuy nhiên, vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á vừa qua đã gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với công tác phòng, chống dịch và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước”, Thường trực Ban Chỉ đạo nêu rõ.
Theo chỉ đạo của cơ quan hàng đầu về phòng chống tham nhũng của Việt Nam, để xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân sai phạm, cảnh báo, răn đe mạnh mẽ hơn nữa để ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của nhân dân, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất đưa vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á “vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo”.
Quang cảnh buổi họp báo - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Bộ Công an nói về ‘đặc quyền’ của ông Chung, ‘hoa hồng’ vụ Việt Á, nghệ sĩ từ thiện
Cụ thể, cơ quan này yêu cầu Đảng ủy Công an Trung ương, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung lực lượng, khẩn trương, quyết liệt, mở rộng điều tra làm rõ bản chất của vụ án, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật.

“Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu bất kỳ sự can thiệp trái pháp luật của bất kì tổ chức, cá nhân nào”, Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, nêu bật quan điểm mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn nhấn mạnh trong cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam thời gian qua.

Ban Chỉ đạo giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên có liên quan để kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của Đảng.
Cùng với đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương được yêu cầu phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, thanh tra, điều tra – “xử lý nghiêm” các hành vi lợi dụng công tác phòng, chống dịch bệnh để tham nhũng, tiêu cực.
Đáng chú ý, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam cũng giao Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng đôn đốc, kiểm tra, tham mưu Thường trực Ban Chỉ đạo để “chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh”.

Sẽ có “cá lớn”?

Liên quan đến vụ việc đặc biệt “nóng” và “nghiêm trọng” của Công ty Việt Á, như thời gian qua, Sputnik đã đưa tin, các cơ quan chức năng của Việt Nam ‘đang vào cuộc hết sức nghiêm túc’, quyết tâm làm đến cùng vụ án này.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2021
Vì hoà bình, phát triển bền vững Việt Nam sẵn sàng gánh vác nhiều trọng trách quốc tế
Tại cuộc họp báo về tình hình kết quả công tác ngành công an năm 2021 hôm 28/2, Bộ Công an đã trả lời về kết quả xác minh các CDC nào đã nhận “hoa hồng” từ Phan Quốc Việt, trách nhiệm của Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Y tế đến đâu khi dùng tiền Nhà nước nghiên cứu nhưng lại để cho Việt Á kinh doanh từ đó nâng giá, gây thiệt hại tài sản.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Cục phó Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 7 đối tượng về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Thành nêu rõ, các thông tin ban đầu về vụ việc hiện đã được công bố trên cổng thông tin điện tử Bộ Công an. Nhiệm vụ của cơ quan điều tra là phải điều tra triệt để mọi góc cạnh liên quan đến vụ án.
“Làm rõ đến đâu thông tin đến đó và sẽ xử lý nghiêm”, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” khi khẳng định cơ quan chức năng quyết tâm làm đến cùng vụ án.
© Ảnh : hellobacsi.comBệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.01.2022
Bệnh viện Bạch Mai
Tướng Thành nhắc lại, theo lời khai ban đầu của các bị can cho thấy Việt Á đã bán kit xét nghiệm của mình một cách trực tiếp và gián tiếp tại 62 địa phương. Có một số địa phương tự mua, trong khi một số địa phương khác được các đơn vị tài trợ.
Trước đó, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 11 (khóa IX) của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hôm 27/12, ông Lê Bá Trình, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam mong rằng, báo cáo tổng hợp tình hình nhân dân, xã hội năm 2021 cần đề cập những vấn đề nóng như vụ sai phạm về đấu thầu, nâng khống giá thiết bị y tế gây xôn xao dư luận thời gian qua.
“Những vụ việc mà người ta lấy cả nỗi đau, cái chết con người để làm phương tiện tham nhũng cũng cần được đưa vào”, ông Trình chia sẻ, đề cập đến các sự việc xảy ra tại các nơi như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội.
Ông Trình đề nghị tập trung vào tình trạng tham nhũng xảy ra trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 – như ở CDC Hà Nội, nhất là vụ việc thổi giá kit xét nghiệm của Công ty Việt Á, hàng loạt bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố.
“Vụ việc này đang làm cho nhân dân hoang mang lo lắng, mất niềm tin”, ông Trình đau xót bày tỏ.
Theo nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước làm rõ vi phạm xảy ra ở Công ty Việt Á, đến mức phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật thì phải xử nghiêm.
Dây truyền sản xuất tại Công ty TNHH Alpha Green Tech Vina, vốn đầu tư của Hàn Quốc tại khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Tạo giá trị chung - Chiến lược kinh doanh "không thể làm ngơ” hậu Covid - 19
Ông Lê Truyền, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đồng tình cho rằng, vụ Việt Á liên quan đến toàn dân, tiền của dân, sức khỏe của nhân dân, đến mối quan hệ các cấp và cả lòng tin. Vì thế cần đưa nội dung này vào trong báo cáo về tình hình nhân dân.
“Đây là sự lừa đảo nhân dân, lừa đảo ngay trong cơ quan nhà nước cũng có. Người dân phản ứng hết sức dữ dội, quá nhiều thông tin liên quan đến vụ việc này cần làm rõ”, ông Truyền nhấn mạnh.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến khẳng định đã giao bộ phận chuyên môn tiếp tục bám sát, theo dõi vụ việc để góp phần bảo vệ quyền lợi của nhân dân và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
TS. Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao việc Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực đưa vụ án Việt Á vào diện “Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo”.
Theo chia sẻ của ông Lưu Bình Nhưỡng với Dân Việt, đây là hành động rất kịp thời và cần thiết, vì mức độ vi phạm rất nghiêm trọng.
Đáng chú ý, theo Phó Trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng, có khả năng còn lộ diện thêm nhiều cá nhân, tổ chức liên quan nữa.
“Khả năng có ‘cá lớn’ nên phải có chỉ đạo mang tính chất ở tầm cao, tập trung”, ông Lưu Bình Nhưỡng nêu quan điểm.
Ngoài ra, cũng theo Phó Trưởng Ban Dân nguyện, vụ án Việt Á liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau.
“Đây là vụ án có tính chất rất phức tạp, sai phạm có dấu hiệu xảy ra trên diện rộng nên phải có sự phối hợp, phân công trách nhiệm để làm rõ bản chất vụ án”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.
Vị chuyên gia giải thích, thông thường, các vụ việc gây bức xúc dư luận trước đây, khi đến cuộc họp định kỳ của Thường trực Chỉ đạo, mới được đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi. Còn vụ án xảy ra ở Công ty Việt Á lập tức được đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo không phải chờ tới cuộc họp định kỳ.
Molnupiravir - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2021
Đại dịch COVID-19
Bộ Y tế đã phân bổ 300.000 liều thuốc Molnupiravir điều trị ca Covid-19 thể nhẹ
Do đó, việc vụ án xảy ra ở Công ty Việt Á được đưa ngay vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo thể hiện tính cấp bách.
“Vụ án này nằm trong hoàn cảnh đặc biệt, giai đoạn hiện nay chúng ta vừa phải chống dịch vừa phải xử lý các vi phạm để tránh các vi phạm chồng chất, đồng thời làm gương cho các vấn đề khác nên phải xử lý rốt ráo hơn trường hợp bình thường”, TS. Lưu Bình Nhưỡng khẳng định.
ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, việc đưa vụ án Việt Á vào diện Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi nhận được sự ủng hộ của người dân.
Ông Hòa nêu quan điểm, điều này thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt và sẽ xử lý công tâm khách quan, nghiêm minh, sớm đưa những người vi phạm, tham nhũng ra ánh sáng. Vị Ủy viên Ủy ban Pháp luật cho hay, trong vụ án Việt Á, bước đầu cho thấy các đối tượng đã thực hiện các hành vi phi đạo đức, lợi dụng dịch bệnh, lợi dụng sức khỏe, tính mạng của người dân để trục lợi, tham nhũng.
“Trong vụ việc này, ‘cá to, cá bé’ như thế nào không biết nhưng rõ ràng, phải có người chống lưng cho Việt Á thì họ mới có thể dám hoành hành, được ưu tiên, ưu đãi như vậy”, ĐBQH Phạm Văn Hòa nói và mong sớm làm rõ những hành vi này.
Cùng quan điểm, ĐBQH Vũ Trọng Kim, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, việc “thổi giá” kit Covid-19 để trục lợi “một mình Công ty Việt Á không thể làm được”.
“Tôi nghĩ đằng sau vụ này, có một thế lực ngầm đang ủng hộ, chia chác, không phải ‘sân sau, sân trước’ mà tham gia trực tiếp, nghĩa là cùng sân để làm ăn, để tham nhũng”, ĐBQH Vũ Trọng Kim bày tỏ.
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNTổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu.
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.01.2022
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu.
Như Sputnik đề cập, tại kỳ họp bất thường tới đây, vụ Việt Á cũng sẽ được đưa ra báo cáo trước Quốc hội. Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, Chính phủ sẽ báo cáo về việc sử dụng ngân sách trong việc mua sắm thiết bị y tế phòng chống dịch, trong đó có việc báo chí phản ánh nhiều thời gian qua là vụ mua sắm kit test xét nghiệm của Công ty Việt Á nhằm ngăn chặn lợi ích nhóm, chống tham nhũng, tiêu cực.
“Cơ quan điều tra đã tiến hành thì phải làm cho tận cùng và phải có xét xử của tòa theo đúng quy định của pháp luật”, ông Bùi Văn Cường khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала