- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ‘đốt lò’, ai sẽ vào tầm ngắm?

© Ảnh : Trí Dũng – TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương triển khai kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương triển khai kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2022
Đăng ký
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam không vì Covid-19 mà ngừng lại hay bớt quyết liệt.
Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà dư luận quan tâm. Đây là nhiệm vụ then chốt, theo quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đáng chú ý, theo người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, tuần tới sẽ tiếp tục họp Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng. “Lò” của Tổng Bí thư tiếp tục cháy, khả năng sẽ chuẩn bị có thêm một số quan chức cấp cao bị kỷ luật.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị.

Việt Nam thực hiện thành công chiến lược vaccine ‘đi sau về trước’

Sáng nay 5/1/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2021, triển khai kết luận của Trung ương và Nghị quyết Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2022.
Các thông tin liên quan về Hội nghị đã được Sputnik cập nhật đến bạn đọc sáng cùng ngày.
Toàn cảnh hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2022
Ở Việt Nam đổi mới chính trị phải song hành với đổi mới kinh tế
Trong bài phát biểu của mình, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ, năm 2021 là năm đầu tiên triển khai việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tuy nhiên, năm qua cũng đặt trong bối cảnh tình hình Việt Nam và thế giới có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Nhất là phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 với những biến chủng mới, tốc độ lây lan nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân.
Ông Nguyễn Phú Trọng lưu ý, thực tế, hiện kinh tế thế giới đang phục hồi nhưng không đồng đều, chưa bền vững, lạm phát tăng nhanh, thị trường tài chính, tiền tệ biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong bối cảnh khó khăn chồng chất khó khăn đó, Chính phủ Việt Nam, chính quyền các địa phương và toàn hệ thống chính trị đã cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vẫn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.
Cụ thể, dưới ‘sự lãnh đạo sát sao, đúng đắn của Đảng’, sự quản lý, điều hành quyết liệt, cụ thể của Nhà nước, toàn hệ thống chính trị và đồng bào, chiến sĩ cả nước đã vào cuộc một cách đồng bộ, quyết liệt trong phòng, chống dịch Covid-19.
Việt Nam đã cố gắng hạn chế tối đa thiệt hại và kiềm chế được dịch bệnh, tích cực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn.
“Đến thời điểm này, có thể khẳng định chiến lược vaccine đã thực hiện thành công ‘đi sau về trước’ với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay”, Tổng Bí thư nêu rõ.

GDP Việt Nam chỉ đạt 2,58% là ‘điều rất đáng tiếc’

Nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng bày tỏ, chính những thời điểm khó khăn, thử thách gay gắt nhất của dịch bệnh, tinh thần đại đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam lại càng được phát huy mạnh mẽ.
Dẫn chứng rõ nhất chính là việc nền kinh tế Việt Nam tiếp tục được đánh giá là nền kinh tế “phát triển ổn định, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài”.
Theo ông Trọng, mặc dù tăng trưởng kinh tế quý III âm 6% do đợt bùng phát dịch lần thứ tư, nhưng sang quý IV đã đạt mức tăng 5,22%, cao hơn cùng kỳ năm 2020 (4,61%), và cả năm ước tăng 2,58%.
Khai mạc Hội nghị Chính phủ với các địa phương, tổng kết công tác 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2022
Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2022
Thu ngân sách nhà nước vẫn tăng 16,4%, cao hơn mức tăng 11,3% của năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt mức kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 (đưa Việt Nam trở thành một trong 20 nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới về thương mại – như Sputnik cũng đã đề cập trước đó), cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, đạt khoảng 4 tỷ USD.
Cùng với đó, thị trường tiền tệ, tín dụng, tỷ giá ổn định, mặt bằng lãi suất bình quân giảm, dự trữ ngoại hối tiếp tục được củng cố, tăng trên 10%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tương đương 34,4% GDP, tăng 1,2% so với năm 2020.
Nông nghiệp tiếp tục giữ được vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; xuất khẩu nông sản đạt 48,6 tỷ USD. Những yếu kém, tồn tại kéo dài đều đang từng bước được xử lý, khởi công nhiều công trình hạ tầng quan trọng.
Lãnh đạo Đảng đặc biệt lưu ý đến việc dù còn khó khăn nhưng lĩnh vực xã hội, văn hóa, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân tiếp tục được quan tâm. Đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức dạy và học trực tiếp, trực tuyến một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch bệnh để hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học.
Việt Nam cũng đã nỗ lực tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tập trung trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh, an toàn các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.
“Kịp thời đấu tranh, phản bác các quan điểm, tư tưởng sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động”, Tổng Bí thư nói.
Cũng trong năm 2021, theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam tiếp tục được mở rộng, triển khai đồng bộ, toàn diện, linh hoạt, hiệu quả và đạt nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là hoạt động ngoại giao vaccine. Công tác bảo hộ công dân, thông tin đối ngoại, ngoại giao kinh tế, văn hóa tiếp tục được chú trọng, đẩy mạnh.
Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2022
Ông Nguyễn Xuân Phúc: “Không cách nào khác, phải bơm tiền ra nền kinh tế”
“Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực, hiệu quả, có trách nhiệm vào việc giữ vững hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tự hào khẳng định.
Cùng với đó, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả nổi bật, ấn tượng, có sự chuyển biến rất tích cực, nâng cao rõ rệt về chất. Các cấp, các ngành đã khẩn trương triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quyết định của Trung ương theo đúng tiến độ, kịp thời, với sự đồng thuận, nhất trí cao, được dư luận quốc tế rất quan tâm trong suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận vào những hạn chế, bất cập còn tồn tại. Theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, do hậu quả nặng nề của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến tăng trưởng GDP Việt Nam chỉ đạt 2,58%, thấp hơn mục tiêu.
“Đây là điều rất đáng tiếc”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ, ngụ ý, sức mạnh nội tại và tiềm lực nền kinh tế Việt Nam còn rất mạnh mẽ.
Người đứng đầu Bộ Chính trị cũng lưu ý, năm qua, đã có không ít doanh nghiệp phải dừng hoạt động, một số chuỗi sản xuất cung ứng, lao động bị đứt gãy, tiến độ giải ngân đầu tư công còn chậm, năng lực y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng còn bất cập, thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu.
Bên cạnh đó, việc triển khai cứu trợ, đảm bảo an sinh xã hội và việc làm còn hạn chế, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về tâm lý, an ninh xã hội, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, dạy học trực tuyến còn bất cập, lúng túng, đấu tranh phòng chống tội phạm còn nhiều thách thức, đặc biệt là các loại hình tội phạm mới, với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi bên lề hội nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi bên lề hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi bên lề hội nghị.
Mặc dù vậy, tựu chung lại. thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh, ghi nhận, chúc mừng, biểu dương và cảm ơn các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên, đồng bào, chiến sĩ cả nước về những nỗ lực phấn đấu và những kết quả, thành tích to lớn đã đạt được trong năm 2021, góp phần quan trọng đưa Việt Nam vượt qua những khó khăn, thách thức hết sức nặng nề, chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra, tiếp tục làm rạng rỡ Tổ quốc, tô thắm thêm lịch sử và truyền thống anh hùng của Dân tộc.

Mục tiêu quan trọng cho năm 2022 là gì?

Trong bài phát biểu của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, Hội nghị lần này cần tập trung phân tích sâu sắc, kỹ lưỡng, toàn diện, tạo sự thống nhất cao về đánh giá tình hình, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm nghiêm túc nhằm phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém và vượt qua khó khăn, thách thức giai đoạn sắp tới.
Bàn về phương hướng, nhiệm vụ năm 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Trung ương Đảng đã có Kết luận, Quốc hội đã có Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định rõ các mục tiêu và nhiệm vụ cho năm 2022.
Trong đó, ông Nguyễn Phú Trọng lưu ý, cần tiếp tục theo dõi sát sao, nắm chắc các diễn biến của tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước, đặc biệt là nguy cơ từ các biến chủng mới để kịp thời có chính sách, biện pháp ứng phó phù hợp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ trao tặng Giải thưởng Lê-nin - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2022
‘Biệt dược’ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cùng với đó, phải tập trung ưu tiên thực hiện Chương trình tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 đã được ban hành để sớm thực sự thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Nhấn mạnh quan điểm cần coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các cấp, các ngành ngay từ đầu năm 2022, tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine, nhanh chóng bao phủ cơ bản 2 mũi cho người được phép tiêm chủng vaccine, Tổng Bí thư yêu cầu phải bảo đảm đủ vaccine, thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch.
Theo lãnh đạo Đảng, cần nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đề cao tính tự giác, tích cực, chủ động của người dân trong phòng, chống dịch.
“Trên tinh thần là tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gắn với thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.
Cùng với đó, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, thực chất hơn, tạo chuyển biến mạnh hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tiếp tục ‘đốt lò’ thiêu tham nhũng, chống kẻ thù vô hình

Lưu ý việc phải quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hóa hài hòa và ngang tầm với phát triển kinh tế, xã hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, cần không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Trong đó, cần thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn. Chăm lo đời sống người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh thiếu thốn, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững.
Đất nước cũng cần ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Sau rất nhiều ‘lùm xùm’ về vi phạm quy định đấu thầu, nâng khống giá vật tư y tế xảy ra tại một số cơ quan đơn vị của Bộ Y tế như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội, BV Mắt TP.HCM, các CDC, Công ty CP Công nghệ Việt Á… như trong thời gian qua, Tổng Bí thư khẳng định, công tác phòng, chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tiếp tục làm tốt.
COVID-19: Đắk Lắk ghi nhận trên 6.500 ca nhiễm SARS-CoV-2
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2022
‘Xin thề tôi trong sạch’ và ‘quả bom nổ chậm’ Việt Á
“Phải quản lý chặt chẽ thuốc chữa bệnh, vật tư, thiết bị y tế”, Tổng Bí thư nói và nhấn mạnh cần bảo đảm cả vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, phải nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa, nhất là ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, văn hóa tốt đẹp; xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống và quan tâm hơn đến việc phòng, chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và tệ nạn xã hội, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.
Việt Nam tiếp tục củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Theo Tổng Bí thư, phải nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
“Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”, nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng nêu rõ.
Qua đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh mạng, an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ; tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại cấp cao.
Đặc biệt, theo ông Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam phải “chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn quan hệ với các đối tác”, đồng thời, đẩy mạnh đối ngoại đa phương. Bên cạnh đó, cần triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký kết, tranh thủ tối đa lợi ích mà các hiệp định này có thể đem lại (EVFTA, RCEP, CPTPP…).
Dây chuyền sản xuất của Công ty cổ phần ngói cao cấp Amado, Khu Tam Dương Tam Dương II, tỉnh Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2021
FDI Việt Nam 2022: Tiền đến, tiền đi đều có thể lạc quan
Trong bài phát biểu ngày hôm nay, Tổng Bí thư đề nghị tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đặc biệt là hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp từ trung ương đến địa phương.
“Xây dựng Chính phủ, chính quyền các địa phương thật sự trong sạch, liêm chính, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, ông Nguyễn Phú Trọng kiên quyết.
Lưu ý, phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ gắn với nâng cao đạo đức, văn hóa, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức.
Nhà lãnh đạo Việt Nam yêu cầu phải có chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, ráo riết, có kết quả cụ thể các nghị quyết, quyết định của Trung ương về vấn đề này, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, xã hội quan tâm”, Tổng Bí thư yêu cầu.
Ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng, việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã nhiều lần nói rồi, hiện đang làm và quyết tâm làm.
“Tuần tới chúng tôi tiếp tục họp Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, làm liên tục, chứ không phải vì có dịch COVID-19 mà ngừng lại, dừng làm, không dám xử lý cái nọ cái kia”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói và nêu rõ, quan điểm này là hoàn toàn không đúng.
Với một loạt các cá nhân liên quan ngành y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo Sở Y tế, CDC nhiều địa phương liên quan vụ ‘thông đồng, cấu kết’ với Việt Á, dự báo, sẽ có thêm quan chức ‘lộ mặt’, bị xử lý trong thời gian tới. Vụ án này cũng đã chính thức được đưa vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo, ai sẽ vào ‘tầm ngắm’, các cán bộ nào sẽ bị kỷ luật đang được dư luận, nhân dân Việt Nam quan tâm, theo dõi.
Theo Tổng Bí thư, trong giai đoạn 2020 - 2021 vừa qua và năm 2022 - 2023 tới đây, cùng với toàn thế giới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt với ‘kẻ thù vô hình - COVID-19.
Nhấn mạnh, với tinh thần chống dịch như chống giặc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, ở Việt Nam, lâu nay đã đổi mới, sáng tạo thì tới đây càng phải đổi mới, sáng tạo hơn nữa.
Tàu container Fesco Diomid cập cảng Vladivostok - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2022
RCEP có hiệu lực: Chuyến tàu hàng đầu tiên từ Trung Quốc đến Việt Nam
“Nhà nước ta nói chung, Chính phủ, chính quyền các địa phương nói riêng lâu nay đã liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì tới đây càng phải liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn nữa”, ông Trọng bày tỏ.
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đoàn kết, nhất trí, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thì tới đây càng phải đoàn kết, nhất trí, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa.
“Chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể hoàn thành được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng, hùng cường”, Tổng Bí thư kết luận.
Cũng nhân dịp năm mới 2022 và chuẩn bị đón Xuân Nhâm Dần tới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ mong muốn Chính phủ và chính quyền các địa phương tiếp tục phát huy những thành tích, kết quả và bài học kinh nghiệm đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.

Năm 2022 Việt Nam muốn chiến thắng Covid-19

Sau phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có tiếp lời và nhấn mạnh tập thể Chính phủ, từng thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ lĩnh hội đầy đủ, quán triệt sâu sắc và triển khai nghiêm túc, hiệu quả ý kiến chỉ đạo sát sao, toàn diện, xuyên suốt của Tổng Bí thư bằng những chương trình, kế hoạch hành động thiết thực, cụ thể.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, phát biểu của Tổng Bí thư giúp cổ vũ, động viên, truyền cảm hứng, năng lượng cho Chính phủ, địa phương, cũng như thể hiện sự trăn trở, gắn với những định hướng, gợi mở.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2022
Khai mạc phiên họp Quốc hội bất thường, vấn đề 'nóng' nào sẽ được thảo luận?
Lãnh đạo Chính phủ bày tỏ tin tưởng rằng, những chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm, nhân thêm sức mạnh nội sinh để cả nước phấn đấu đạt được kết quả to lớn hơn nữa trong năm 2022 và thời gian tới.
Theo Thủ tướng, năm 2021 là năm có nhiều khó khăn, thách thức nhưng kết quả đạt được là đáng trân trọng. Tuy nhiên, ông Phạm Minh Chính nhắc lại yêu cầu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tuyệt nhiên không được chủ quan, mà phải khắc phục được những hạn chế, tồn tại, yếu kém, tiếp tục đổi mới sáng tạo, hành động quyết liệt hiệu quả hơn, thực chất hơn.
“Phấn đấu năm 2022 là năm chiến thắng dịch bệnh, kinh tế phục hồi, phát triển, xã hội trật tự, kỷ cương, chủ quyền quốc gia được giữ vưng, chính trị ổn định, nhân dân bình an và hạnh phúc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала