Năm 2021 đầy khó khăn: Thu nhập bình quân giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng

© Ảnh : Tuấn Anh - TTXVNQuang cảnh buổi họp báo.
Quang cảnh buổi họp báo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2022
Đăng ký
Thị trường lao động Việt Nam năm 2021 phải đối mặt với nhiều khó khăn, thể hiện qua việc thu nhập bình quân của người lao động giảm sút và tỉ lệ thất nghiệp tăng cao hơn so với năm 2020.
Trong thời gian tới, các ban ngành và địa phương Việt Nam cần có thêm các chính sách hỗ trợ việc làm cho người dân hồi hương, cũng như quy hoạch lại một số ngành nghề từ thành phố về nông thông để tạo việc làm cho người lao động.

Thu nhập bình quân giảm nhẹ, xuất hiện nguy cơ bất bình đẳng giới

Ngày 6/1, Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp báo về tình hình lao động việc làm quý 4/2021 và năm 2021.
Phát biểu tại họp báo, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) Phạm Hoài Nam cho biết, do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, thu nhập bình quân của người lao động năm 2021 đã giảm so với năm 2020.
Theo ông Nam, trong năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, hạn chế sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng vì dịch bệnh nên thu nhập bình quân của người lao động người lao động cũng sụt giảm theo.
Trong quý 3, thu nhập của người lao động ở mức 5,2 triệu đồng, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Sang quý 4, khi dịch bệnh tạm lắng xuống, mức thu nhập bình quân có phần cải thiện hơn, đạt mức 5,3 triệu đồng. Dù vậy, con số này đã giảm 624.000 đồng so với cùng kỳ năm 2020.
© Ảnh : Tuấn Anh - TTXVNVụ trưởng Vụ Thống kê Dân số số và Lao động Phạm Hoài Nam báo cáo tổng quan về tình hình lao động việc làm quý IV và năm 2021.
Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số số và Lao động Phạm Hoài Nam báo cáo tổng quan về tình hình lao động việc làm quý IV và năm 2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2022
Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số số và Lao động Phạm Hoài Nam báo cáo tổng quan về tình hình lao động việc làm quý IV và năm 2021.
Tính chung, thu nhập bình quân tháng trong năm 2021 giảm nhẹ 32.000 đồng, xuống còn 5,7 triệu đồng. Trong đó, thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 6,6 triệu đồng, cao hơn 1,4 lần của lao động nữ (4,7 triệu đồng).
Thu nhập bình quân của lao động tại thành thị là 7 triệu đồng, cao hơn 1,4 lần mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng của lao động khu vực nông thôn.
Qua số liệu thống kê, có thể thấy, thu nhập của nữ giới giảm do Covid-19 diễn ra nghiêm trọng hơn so với của nam giới. Ở đây đã thấy được dấu hiệu gia tăng nguy cơ bất bình đẳng giới trong thu nhập bình quân.
Thu nhập bình quân của lao động khu vực công nghiệp và xây dựng là 6,4 triệu đồng, giảm 201.000 đồng so với năm 2020, tương ứng giảm 3,0%.
Thu nhập bình quân của lao động thuộc khu vực dịch vụ là 6,8 triệu đồng, giảm 27.000 đồng, tương ứng giảm 0,4%.
Lao động khu vực nông, lâm và thủy sản duy trì tăng trưởng dương ổn định, với thu nhập bình quân tháng năm 2021 là 3,6 triệu đồng, tăng 236.000 đồng, tương ứng tăng 7,1%,
© Ảnh : Tuấn Anh - TTXVNLực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên quý IV năm 2021 là 50,7 triệu người, tăng 1,7 triệu người so với quý trước và giảm 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên quý IV năm 2021 là 50,7 triệu người, tăng 1,7 triệu người so với quý trước và giảm 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2022
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên quý IV năm 2021 là 50,7 triệu người, tăng 1,7 triệu người so với quý trước và giảm 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương năm 2021 giảm 45.000 đồng còn 6,6 triệu đồng. Lao động nam có mức thu nhập bình quân cao hơn 1,15 lần mức thu nhập bình quân của lao động nữ (7 triệu đồng so với 6 triệu đồng). Lao động khu vực thành thị có thu nhập bình quân cao hơn 1,23 lần lao động khu vực nông thôn (7,3 triệu đồng so với 5,9 triệu đồng).

Tỷ lệ thất nghiệp tăng do dịch Covid-19 kéo dài

Tổng cục Thống kê ghi nhận, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2021 là hơn 1,4 triệu người, tăng 203.700 người so với năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,22%, tăng 0,54 điểm phần trăm so với năm ngoái.
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị vào khoảng 4,42%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) là 8,48%, tăng 0,52 điểm phần trăm so với năm 2020.
Dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nhằm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội nhưng thị trường lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2021, khi tỷ lệ thất nghiệp cả năm cao hơn năm trước, trong đó khu vực thành thị vượt mức 4%.
Dịch bệnh kéo dài buộc nhà chức trách ban hành các biện pháp giãn cách xã hội đã khiến cho hàng triệu người mất việc. Lao động tại các khu vực dịch vụ, xây dựng... giảm sút nghiêm trọng.
Trong năm 2021, dịch Covid-19 khiến tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Điều này trái với xu hướng thị trường lao động thường thấy tại Việt Nam trước đó.
Đối tượng người lao động đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất từ 25 - 40 tuổi, trong đó, số người lao động bị mất việc do dịch chiếm hơn 60%
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2021
Đại dịch COVID-19
‘Tồi tệ hơn’: Thất nghiệp ở Việt Nam cao chưa từng thấy

Cần có chính sách quy hoạch một số ngành nghề về nông thôn

Theo ông Nam, tính đến giữa tháng 12/2021, Việt Nam có khoảng 2,2 triệu người dân hồi hương về các tỉnh, thành phố khác nhau do dịch.
Trong đó, có khoảng 447.000 người trở về từ Hà Nội, 524.000 người về từ TP.HCM, và gần 600.000 người từ các tỉnh phía nam. Còn lại hơn 676.000 người từ các tỉnh thành phố khác “thiên di”.

“Số người trở về chủ yếu là lao động tự do, lực lượng chịu ảnh hưởng ngay của các đợt giãn cách theo Chỉ thị 15, 16. Tuy nhiên, vẫn có 839.000 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động đang làm việc hoặc thất nghiệp. Điều này dẫn đến một số ngành thâm hụt lao động như dệt may, da giày…”, lãnh đạo Vụ Thống kê dân số và lao động cho hay.

Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam cần có chính sách cụ thể hỗ trợ lao động, bởi các lao động về quê đang rất khó khăn để tìm kiếm việc làm.
Ông Phạm Hoài Nam cho rằng, sắp tới các ban ngành trung ương và địa phương cần có những chính sách an sinh, bố trí công ăn việc làm và thu hút lại lao động.
Hái bông ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2021
Vấn nạn "cưỡng bức lao động" ở Tân Cương: Trung Quốc đáp trả tuyên bố của Mỹ
Phiên họp bất thường của Quốc hội nhằm đề ra các chính sách kích cầu đầu tư, mở rộng sản xuất là giải pháp tốt để tạo công ăn việc làm cho người dân. Ngoài ra, cần chuyển các ngành nghề như dệt may, da giày từ thành phố lớn về địa phương để người lao động dễ tiếp cận việc làm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала