Việt Nam thành trung tâm sản xuất mới của thế giới, Trung Quốc có lý do để lo sợ

© Depositphotos.com / AlexeynovikovMade in Vietnam
Made in Vietnam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Đăng ký
Người Trung Quốc đang cố gắng lý giải thế lực nào đã đẩy Nike và Adidas, hai gã khổng lồ của thế giới, từ Made in China thành Made in Vietnam.
Họ cũng tự trấn an “đừng hoảng sợ” khi ngày càng nhiều tập đoàn đa quốc gia quyết định đầu tư FDI, chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực.
Trong khi đó, Việt Nam đang mở cửa lại nền kinh tế, khôi phục chuỗi cung ứng, có nhiều chỉ dấu cho thấy, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ tăng mạnh, đón thêm hàng loạt ‘đại bàng’. Chuyên gia khuyến nghị giải pháp, làm gì để Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới trong thời gian tới.

Nike và Adidas: Từ Made in China thành Made in Vietnam

Những ngày qua, báo chí, dư luận trong nước cũng như quốc tế thảo luận sôi nổi xung quanh vấn đề, Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành cứ điểm sản xuất sản phẩm của Nike và Adidas nhiều nhất.
Lo lắng trước xu thế chuyển dịch toàn cầu, đặc biệt là việc ngày càng nhiều gã khổng lồ thế giới quyết định chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, giới học giả và cộng đồng mạng Trung Quốc thậm chí còn tự trấn an rằng “đừng lo sợ”, bởi làn sóng này chỉ tạm thời, và quốc gia hơn 1,4 tỷ dân vẫn còn nhiều cơ hội khác để “lật ngược thế cờ”, khẳng định lại vị trí công xưởng sản xuất hàng đầu thế giới của mình, bất chấp đại dịch Covid-19 hay xung đột thương mại, cạnh tranh đối đầu Mỹ - Trung.
Nhà máy chế biến thủy sản. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2021
Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm chế biến thủy sản toàn cầu
Như Sputnik đã nêu trong bản tin trước đó, những ngày đầu tháng 1 năm 2022, nhiều hãng truyền thông Trung Quốc Đại lục và Đài Loan đều xôn xao, lo ngại trước việc Trung Quốc bị Việt Nam “vượt mặt”, trở thành quốc gia sản xuất nhiều sản phẩm Nike và Adidas nhất.
Tờ Đệ Nhất Tài Kinh (Yicai) của Trung Quốc trong bài viết mang tiêu đề “Ai đang sản xuất giày Nike nhiều nhất?” đã khẳng định, chỉ trong 10 năm, Việt Nam đã thay thế Trung Quốc.
Trước năm 2010, Trung Quốc từng bước tự tin vươn lên thành công xưởng sản xuất hàng đầu của thế giới. Quốc gia này cũng là nước sản xuất nhiều sản phẩm của Nike nhất toàn cầu. Nhưng sau một thập kỷ, bàn cờ dường như đã bị đảo ngược. Trung Quốc mất vị thế đáng tự hào ấy vào tay Việt Nam.
© REUTERS / Florence LoCửa hàng Nike ở Bắc Kinh
Cửa hàng Nike ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Cửa hàng Nike ở Bắc Kinh
Tình huống với Adidas cũng tương tự, hiện tại, có 40% sản lượng giày dép được sản xuất tại Việt Nam. Đáng chú ý, năm 2013, Việt Nam đã thay thế Trung Quốc trở thành cơ sở sản xuất ớn nhất các sản phẩm giày Adidas.
Vào thời điểm ấy, có 35% sản phẩm giày Adidas sản xuất ở Việt Nam, trong khi Trung Quốc chiếm 31%. Đồng thời, tỷ lệ sản xuất tương ứng tại Việt Nam đã lên 42%, Trung Quốc chỉ còn 15% năm 2020 cho thấy xu hướng chuyển dịch rõ rệt.

“Nếu khách hàng Trung Quốc chọn mua một đôi giày thể thao hãng Nike tại cửa hàng, rất có thể sản phẩm mà họ chọn được sản xuất tại Việt Nam "Made in Vietnam”, Yicai nhấn mạnh.

Samsung - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2020
Samsung chọn Việt Nam: Sẽ có Trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội
Giới chuyên gia, báo chí và cư dân mạng Trung Quốc có lý do để lo lắng bởi xu thế chuyển dịch toàn cầu ngày càng mạnh mẽ hơn. Chính đại dịch Covid-19 vừa qua, thương chiến Mỹ - Trung kéo dài, khốc liệt, đã nhắc nhở các công ty Mỹ cùng những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới rằng, không thể mãi phụ thuộc vào Bắc Kinh và thị trường tỷ dân Trung Quốc.
Người Trung Quốc cũng đang rốt ráo đi tìm câu trả lời, rốt cuộc là thế lực nào đã đẩy Nike và Adidas từ “Made in China” thành “Made in Vietnam”?
“Trung Quốc đã mất gì trong xu hướng chuyển dịch toàn cầu ngày càng mạnh mẽ của ngành sản xuất này?”, Đệ Nhất Tài Kinh băn khoăn.

“Đừng hoảng sợ”

Như Sputnik đề cập, báo cáo tài chính của hãng Nike năm 2021 cho thấy, Việt Nam đã thay thế Trung Quốc trở thành nhà sản xuất lớn nhất từ năm 2010. Cùng với Indonesia, gã khổng lồ thế giới đã không còn bám chặt vào Trung Quốc.
Thương hiệu đồ thể thao lớn nhất thế giới, Nike không có nhà máy sản xuất riêng. Tập đoàn này chủ yếu thuê nhà máy sản xuất bên ngoài nước Mỹ, quốc gia nào càng có nhiều chính sách rộng cửa, đầu tư thông thoáng, vị trí địa lý thuận lợi, thị trường tiềm năng, chi phí nhân công hợp lý thì càng hấp dẫn những “đại bàng” như Nike.
Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2021, tỉnh Vĩnh Phúc thu hút mới 8 dự án đầu tư hạ tầng - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2022
Trung Quốc lo lắng khi Việt Nam trở thành “miền đất hứa” của Nike và Adidas
Qua từng giai đoạn, tỷ lệ xưởng sản xuất ở Việt Nam của Nike không ngừng tăng lên. Thống kê cho thấy, năm 50% sản phẩm giày Nike được sản xuất tại Việt Nam và năm 2021, tỷ lệ này tăng lên 51%. Đồng thời, tỷ lệ sản xuất của Trung Quốc đã giảm dần từ 35% năm 2006 xuống còn 21% vào năm 2021.
Giới chuyên gia Trung Quốc thừa nhận, việc Nike, Adidas và các thương hiệu sản phẩm thể thao quốc tế dần rút khỏi Trung Quốc sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến ngành sản xuất Trung Quốc. Tổng thể, xu thế chuyển dịch toàn cầu khi các ông lớn rời Trung Quốc sang Việt Nam hay những nước lân cận là điều khó tránh nhưng đây vẫn là tổn thất đối với Bắc Kinh cũng như thị trường tỷ dân.
© Sputnik / Evgeniy Biyatov / Chuyển đến kho ảnhAdidas
Adidas  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Adidas
Khó có thể phủ nhận thực tế rằng, việc các tập đoàn đa quốc gia như Nike, Adidas chuyển sang tìm kiếm cứ điểm sản xuất mới mới sẽ khiến Trung Quốc mất đi nhiều cơ hội việc làm, các khoản thuế khổng lồ, chậm cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới cũng như môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Đồng thời, theo ông An Quang Dũng, thuộc Ủy ban Quản lý Tín dụng Hiệp hội M&A của Trung Quốc đánh giá, việc chuyển đổi các liên kết sản xuất của các thương hiệu như Nike sẽ có tác động tiêu cực không nhỏ đến ngành sản xuất Trung Quốc và các thương hiệu nội địa.
Nike. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2021
Gần 200 nhà máy sản xuất trở lại, Nike cam kết mở rộng đầu tư tại Việt Nam
“Việc di dời dần các nhà máy sang Việt Nam sẽ có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với Trung Quốc. Đặc biệt, đối với ngành sản xuất giày dép trong nước cũng sẽ mất cơ hội nâng cao các cấp độ trong công nghệ, tiếp thị, quản lý bằng cách cạnh tranh với các tập đoàn hàng đầu toàn cầu”, ông An lo lắng.
Ông Trình Vĩ Hùng, CEO Công ty Quản lý Thương hiệu Liangqi Thượng Hải phân tích, xu hướng xê dịch này là khó tránh và Trung Quốc cũng không nên quá hoảng sợ.
“Ngành công nghiệp chế biến, sản xuất, chế tạo của Trung Quốc đã trải qua những bước phát triển ban đầu và giờ đây cần được nâng cấp lên tầm cao mới”, ông Trình trấn an.
Giới chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng, việc chuyển dịch một phần dây chuyền sản xuất sẽ không thành “cơn địa chấn” với ngành sản xuất da giày nội địa của Đại lục vì năng lực sản xuất trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu.

Vì sao gã khổng lồ thế giới chọn Việt Nam?

Có nhiều lý do có thể lý giải câu chuyện lần đầu tiên Việt Nam vượt công xưởng sản xuất hàng đầu của thế giới là Trung Quốc trở thành nơi sản xuất nhiều sản phẩm của Nike nhất toàn cầu.
Tờ Guardian của Anh cho rằng, Việt Nam đang nổi lên là một trong những Trung tâm sản xuất quan trọng hàng đầu của châu Á, đóng vai trò lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là về các mặt hàng công nghệ, may mặc, da giày và quần áo thể thao.
Dây chuyền sản xuất của Công ty cổ phần ngói cao cấp Amado, Khu Tam Dương Tam Dương II, tỉnh Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2021
FDI Việt Nam 2022: Tiền đến, tiền đi đều có thể lạc quan
Vị trí địa lý thuận lợi, chính sách ưu đãi thuế, nhân công giá rẻ là những điểm mạnh giúp Việt Nam có thể cạnh tranh thu hút FDI với Trung Quốc cũng như trở thành “miền đất hứa” của giới đầu tư.
Báo chí Trung Quốc cho rằng, đầu tiên, Việt Nam có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty sản xuất từ tháng 1/2015. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng nhiều chính sách ưu đãi liên quan, thuế thu nhập doanh nghiệp đáp ứng một số điều kiện được miễn trong 4 năm đầu, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo và 10% trong 15 năm tiếp theo.
Cùng với đó, Việt Nam cũng có các chính sách ưu đãi khác như miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa dùng để tạo tài sản cố định, kê khai thuế giá trị gia tăng hàng quý, và các các ưu đãi tín dụng đầu tư khác và miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước. Dù các chính sách này sau đó đã được thay đổi phù hợp với tình hình thực tế nhưng vẫn là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư.
Điểm mạnh thứ hai của Việt Nam chính là nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công rẻ. Tờ Đệ Nhất Tài Kinh thậm chí còn phỏng vấn một công nhân Việt Nam nhấn mạnh rằng, làm ở nhà máy của Nike lương cao hơn nhiều, ổn định hơn nhiều so với làm nông, môi trường làm việc cũng tốt hơn. Tất nhiên, gã khổng lồ nước ngoài cũng nắm được lợi thế, chi phí nhân công tại Việt Nam thấp hơn so với Trung Quốc, do đó, đây là lựa chọn khôn ngoan.
Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Thương hiệu Liangqi Thượng Hải Trình Vĩ Hùng lưu ý rằng, các tập đoàn đa quốc gia cân nhắc rất kỹ lưỡng khi quyết định chuyển dây chuyền sản xuất, từ các yếu tố bên ngoài như biến động chính trị (thế đối đầu cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung), đến hạn ngạch xuất khẩu, thuế quan, tỷ giá, năng lực sản xuất, hạn giao hàng, chi phí nhân công, vị trí địa lý…
“Nike là thương hiệu toàn cầu nên không thể bỏ trứng vào một giỏ”, ông Trình phân tích và lý giải cho tâm lý không thể quá phụ thuộc vào Trung Quốc của các tập đoàn có quy mô toàn cầu.
Theo thông tin từ một doanh nghiệp FDI chuyên sản xuất, gia công giày cho nhiều thương hiệu giày lớn của thế giới, gồm cả Adidas và Nike, chia sẻ với Tuổi Trẻ cho hay, có hai lý do khiến các đơn hàng sản xuất, gia công ngành da giày chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần đây – đó là thuế ở Trung Quốc cao hơn Việt Nam và giá nhân công ở Việt Nam rẻ hơn Trung Quốc.
Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2021
FDI: Có lý do để nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót tiền vào Việt Nam
Bàn cụ thể hơn về giá nhân công, vị lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, giá nhân công ở Việt Nam hiện rẻ gấp 3 lần so với các nước khác, chi phí nhân công trong nhiều năm qua không tăng lên bao nhiêu, trong khi ở các nước như Trung Quốc giá nhân công cao và kèm theo các điều kiện khác gây khó khăn hơn.
Đại diện doanh nghiệp FDI này cũng nhấn mạnh, ở Trung Quốc, có thực tế công nhân khi làm trong công ty thì phải có một căn hộ nhỏ để cho cha mẹ hoặc vợ con sinh sống, điều này khiến chi phí cho nhân công sẽ đội lên, ràng buộc nhiều thêm đối với người sử dụng lao động.
Ngược lại, ở Việt Nam chỉ dừng lại ở lương thưởng và một số phúc lợi cơ bản, không có nhiều chi phí phát sinh khác. Do đó, những những nguyên nhân, yếu tố này khiến các công ty lớn chuyên về gia công đã dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam trong đó có câu chuyện của Nike hay Adidas, và cũng không chỉ có hai gã khổng lồ toàn cầu này, tới đây, sẽ còn nhiều “đại bàng” chọn chung xu hướng này.

Việt Nam tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Như Sputnik đã đề cập, Tổng cục Thống kê báo cáo cho thấy, năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp nhưng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn cao, đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Năm 2021, FDI từ 106 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư đổ về Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Tiếp đó, Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 5 tỷ USD, chiếm 15,9% với điểm sáng là Samsung và Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,9 tỷ USD.
Dây chuyền sản xuất camera của Công ty TNHH Sunny Opotech Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2021
FDI đổ vào Việt Nam khởi sắc, người Việt tăng mạnh đầu tư ra nước ngoài
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia đang phát triển ngày càng gay gắt.
Cục trưởng Cục Đầu tư với nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng đánh giá về tình hình FDI năm 2021 cho thấy, điểm nhấn chính là cả vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt, vốn điều chỉnh tăng tới 40,5%. Trong khi đó, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (Tổng cục Thống kê) Chu Hải Vân nhấn mạnh, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, thu hút vốn FDI vẫn không hề sụt giảm, cho thấy doanh nghiệp FDI rất tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế, cũng chiến lược chống dịch của Việt Nam.
Chuyên gia phân tích, Việt Nam có thế mạnh mà không nhiều quốc gia trên thế giới có được. Đó là địa chính trị, xã hội ổn định, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô luôn giữ được bảo đảm, năng suất lao động ngày càng được cải thiện và Việt Nam có khát vọng phát triển kinh tế với những mục tiêu đặt ra rất rõ ràng cho từng giai đoạn 5 năm.
“Đặc biệt, niềm tin của nhà đầu tư ngày càng được củng cố khi Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương luôn đồng hành, sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp với rất nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện duy trì sản xuất ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, bà Chu Hải Vân khẳng định.
Ông John Campbell, chuyên gia tư vấn cấp cao, Trưởng bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định rằng, suốt hai thập niên qua, nhờ tốc độ tăng trưởng ổn định, nền kinh tế đi theo hướng xuất khẩu, sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do (FTA), lực lượng lao động trẻ, các chính sách ưu đãi đầu tư cùng với vị trí địa lý chiến lược, Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất thu hút được sự chú ý nhiều nhất trong khu vực châu Á cũng như hướng ra thế giới.

Làm gì để Việt Nam thành trung tâm sản xuất mới của thế giới?

Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng, Việt Nam có rất nhiều triển vọng thu hút FDI mặc dù dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
Ông Hoàng chia sẻ tại một hội nghị cuối năm 2021 cho thấy, Việt Nam đón đầu dòng vốn đầu tư tái định vị sản xuất của nhiều công ty đa quốc gia, doanh nghiệp trong nước có cơ hội được tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo Cục trưởng Đỗ Nhất Hoàng, dự kiến đầu tư nước ngoài vẫn tăng trưởng và sẽ bứt phá trong năm 2022 khi các quốc gia đang dần mở cửa nền kinh tế, thích ứng với điều kiện bình thường mới.
Dây chuyền sản xuất các thiết bị điện, điện tử tại Công ty cổ phần Thiết bị điện VI-NA-SI-No (VSEE JSC) tại khu công nghiệp Long Hậu (Long An).  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2019
Việt Nam cần làm gì để trở nên "nổi bật trong thu hút FDI"?
Làn sóng đầu tư FDI và xu hướng dịch chuyển của một số đối tác lớn, Việt Nam dự kiến sẽ thu hút được các dự án điện, điện tử, công nghiệp chế biến chế tạo của Hàn Quốc đang tìm kiếm cơ sở sản xuất để xuất khẩu tại thị trường mới.
Việt Nam tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, phi sản xuất, công nghiệp phụ trợ và là điểm đến quan trọng của nhiều doanh nghiệp Đài Loan với vốn cam kết hàng năm chiếm đến 1/3 tổng vốn đầu tư mà các nhà đầu tư từ vùng lãnh thổ này cam kết vào khu vực ASEAN.
Cùng với đó, công nghệ, sản xuất, dược phẩm, năng lượng là những lĩnh vực mà Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút từ sự dịch chuyển dòng vốn FDI của khu vực Châu Âu. Gần 90% doanh nghiệp Đức tham gia khảo sát không có ý định giảm đầu tư tại Việt Nam, thậm chí khoảng một nửa số doanh nghiệp còn dự định mở rộng đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, Việt Nam có lợi thế, nhưng Indonesia và Ấn Độ cũng vào cuộc cạnh tranh quyết liệt.
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Để thu hút được hàng chục tỷ USD đầu tư vào Việt Nam trong năm 2021, Chính phủ, Bộ KH&ĐT đã thực hiện chiến lược thu hút đầu tư FDI chủ động để tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng. Ở cấp địa phương, nhiều tỉnh thành cũng triển khai kế hoạch tiếp cận nhà đầu tư chiến lược và chủ động sẵn sàng “đón đại bàng” cùng các dự án tỷ đô.
Cửa hàng sản phẩm Samsung tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
FDI, nền kinh tế và ổn định chính trị, vì sao Samsung sẽ không rời bỏ Việt Nam?
Việt Nam ngoài tận dụng các FTA còn duy trì và thắt chặt quan hệ hợp tác đầu tư với các đối tác đầu tư truyền thống từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ, EU. Cùng với đó, Việt Nam đang xây dựng và cải thiện quan hệ hợp tác đầu tư với các quốc gia châu Âu như Áo, Bỉ, Phần Lan, Anh, Pháp, Thụy Sĩ.
“Sự chủ động trong xúc tiến đầu tư, tiếp xúc doanh nghiệp FDI trong năm qua, bước đầu mang lại kết quả nhất định khi nhiều nhà đầu tư lớn đã cam kết đầu tư lâu dài, bền vững tại Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho hay, theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế thì Việt Nam đứng trong 20 nước dẫn đầu toàn cầu về thu hút đầu tư FDI trong năm 2021.
“Đây là một tín hiệu vui, chúng ta gần như đứng đầu Đông Nam Á về đầu tư nước ngoài”, ông Toàn bày tỏ.
Vui mừng khi Việt Nam lần đầu tiên vượt Trung Quốc thành cứ điểm sản xuất nhiều sản phẩm của Nike nhất, tuy nhiên, ông Toàn lưu ý rằng, cần thêm nhiều chính sách hơn nữa để có thể đón thêm “đại bàng” và góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất mới, công xưởng mới của thế giới, đặc biệt là thu hút FDI chất lượng cao, vươn xa hơn khỏi các thị trường truyền thống, hướng đến các quốc gia châu Âu, châu Mỹ.
Ông Toàn lưu ý, dù có sự tăng vốn đột biến ở dự án FDI mở rộng ví dụ như LG Hải Phòng, nhưng kỳ vọng thu hút các dự án mới, công ty mới, các dự án có công nghệ cao, công nghệ nguồn, có hiệu quả cao vẫn còn hạn chế dù Chính phủ rất quyết tâm. Theo chuyên gia phân tích trên Tuổi Trẻ nêu rõ, Khi Thái Lan đã chuyển hướng sang sống chung với Covid-19 thì Việt Nam vẫn chống dịch khắt khe.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
FDI vào Việt Nam, gió đã đổi chiều?
Tuy nhiên, với các thay đổi chính sách chống dịch sau đó, độ phủ vaccine của Việt Nam rất cao (top hàng đầu thế giới tính đến cuối năm 2021), Chính phủ cũng lập tổ công tác về thu hút FDI do một phó thủ tướng phụ trách, lãnh đạo Chính phủ cũng chủ động, trực tiếp gặp gỡ các nhà đầu tư lớn, đầu tư chiến lược. Ngoài ra, Chủ tịch, bí thư các tỉnh cũng đã gặp gỡ trực tiếp để lắng nghe ý kiến của nhà đầu tư FDI. Các kiến nghị của một số hiệp hội nhà đầu tư nước ngoài được Chính phủ giải quyết rất nhanh.
“Xu hướng dịch chuyển đầu tư ra ngoài Trung Quốc vẫn có khi chính phủ nước này tiếp tục theo đuổi chính sách zero Covid, ảnh hưởng lớn tới sản xuất. Trong làn sóng dịch chuyển đầu tư này, nhiều nhà đầu tư FDI đã chọn Việt Nam làm điểm đến”, chuyên gia bày tỏ.
Cũng theo ông Toàn, đây chính là cơ hội cho Việt Nam trong thu hút FDI khi Trung Quốc vẫn “khư khư” ôm chính sách Zero Covid. Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cũng nêu 4 trụ cột để có thể đón “đại bàng”. Trong đó, đầu tiên, Việt Nam cần iếp tục cải thiện mạnh mẽ hạ tầng, trong đó phải đầu tư mạnh cho logistics vì hiện chi phí này rất cao. Tiếp đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
“Nếu nhà đầu tư FDI đưa công nghệ cao vào nhưng ta thiếu nhân lực thì họ không vào được”, ông Toàn nói.
Vấn đề quan trọng tiếp theo là phải phát triển doanh nghiệp nội để bắt tay bình đẳng với các "đại bàng" FDI. Tính lan tỏa đầu tư FDI hiện nay dù đã được cải thiện nhưng vẫn rất thấp, vì vậy giá trị gia tăng thu được không nhiều, chỉ tập trung vào thuế và tiền lương người lao động.
“Nhà đầu tư Mỹ, châu Âu đòi hỏi phải có hệ thống doanh nghiệp nội địa tốt mới vào. Họ đưa cả công ty lớn, công ty con vào Việt Nam thì chúng ta chỉ gia công”, chuyên gia thẳng thắn.
Trụ cột thứ tư, theo ông Toàn, là từ phía Nhà nước. Ví dụ muốn phát triển doanh nghiệp nội thì phải có phong trào khởi nghiệp, sáng tạo, Nhà nước cần là điểm tựa để doanh nghiệp nội địa phát triển. Tương tự, câu chuyện phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì Nhà nước cần đưa ra chính sách đào tạo phù hợp trong thời gian tới.
Công ty Youngbag Việt Nam Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2021
Chuyên gia lý giải vì sao FDI sẽ khó rời bỏ Việt Nam
Ngoài các trụ cột này, Việt Nam cũng cần có những giải pháp cụ thể như cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cán bộ, cải cách chế độ tiền lương. Bên cạnh đó, cần tận dụng tốt các FTA đã ký kết. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số.
“Việt Nam có điểm xuất phát trong chuyển đổi số khá tốt. Người Việt khá nhanh nhạy với sử dụng công nghệ mới, có thế mạnh công nghệ thông tin, nên cần hỗ trợ thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực này”, ông Toàn khuyến nghị.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала