“Việt Nam ‘thầu’ phần lớn nông sản Campuchia” không phải chỉ là nói đùa

© Ảnh : Nguyễn Văn Việt-TTXVNQuy trình sản xuất rất nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu cho đến chế biến thanh long tại Công ty
Quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu cho đến chế biến thanh long tại Công ty - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Đăng ký
Bên cạnh Thái Lan, Trung Quốc, nông sản Campuchia xuất khẩu sang thị trường Việt Nam ngày càng tăng cao. Trong đó, hạt điều ghi nhận mức tăng lịch sử và gây bất ngờ cho các nước sản xuất cũng như xuất khẩu mặt hàng này.
Việt Nam là một trong những đối tác hàng đầu của Campuchia, hai bên đã thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về nông nghiệp trong thời gian sắp tới.

Nông sản Campuchia xuất khẩu mạnh sang Việt Nam

Báo cáo của Bộ Nông Lâm và Ngư nghiệp Campuchia cho thấy, xuất khẩu nông sản năm 2021 đạt gần 5 tỷ USD.
Bộ trưởng Bộ Nông Lâm và Ngư nghiệp Campuchia Veng Sakhon cho hay, các mặt hàng nông sản chính mà Campuchia xuất khẩu ra thế giới là lúa gạo, cao su, sẵn, hạt điều, xoài, ngô…
Tuy nhiên, đây mới chỉ là tổng kết sơ bộ mức tổng giá trị xuất khẩu nông sản của quốc gia Đông Nam Á, láng giềng của Việt Nam này.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2022
Hun Sen nhắc lại sự thật lịch sử, nêu lý do vì sao Campuchia mãi biết ơn Việt Nam
Trong năm qua, thống kê của Bộ Nông Lâm và Ngư nghiệp Campuchia cũng cho thấy, năm qua, đất nước đã xuất khẩu 7,98 triệu tấn nông sản sang thị trường 68 nước, tăng khoảng 63,83% so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về nhập khẩu nông sản của Campuchia với trên 3,5 tỷ USD, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Thương vụ Campuchia tại Việt Nam xác nhận, xuất khẩu nông sản Campuchia ngày càng tăng, đổ mạnh vào thị trường hơn 97 triệu dân của Việt Nam.
Chỉ trong 11 tháng năm 2021, Thương vụ này cho hay, Campuchia xuất 3,1 triệu tấn lúa sang Việt Nam, tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung cả năm, Campuchia đã xuất khẩu 3,5 triệu tấn thóc sang Việt Nam, tăng 61%. Chưa kể, nhiều mặt hàng nông sản khác cũng lần lượt tăng đột biến, dao động từ 10% lên đến cả 400%.
Các loại nông sản khác của Campuchia như hạt điều, sắn tươi, bắp, đậu xanh, đậu tương, hồ tiêu, trái cây (bưởi, chuối, xoài) cũng tăng sản lượng xuất khẩu sang Việt Nam.
Trong đó, đáng chú ý nhất là hạt điều. Báo cáo cho thấy, 99% sản lượng của Campuchia được xuất khẩu sang Việt Nam với gần 1 triệu tấn, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ 2020.
Thủ tướng Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2022
Chính quyền và phe đối lập ở Campuchia: kiểm tra sức mạnh trong cuộc bầu cử vào mùa hè
Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia đánh giá đây là mức cao lịch sử trong hoạt động xuất khẩu của nước này và hoàn toàn “gây bất ngờ” cho tất cả các nước sản xuất và xuất khẩu hạt điều.
Một báo cáo trước đó từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng cho thấy, Campuchia là thị trường lớn thứ 2 (chỉ thua Hoa Kỳ) cung cấp nông - lâm - thủy sản cho Việt Nam với giá trị lên đến trên 3,3 tỷ USD trong 11 tháng của năm 2021. Riêng hạt điều là mặt hàng chiếm giá trị cao nhất, lên đến gần 62%, tương đương hơn 2 tỷ USD chưa tính đến thời điểm hết năm.
Đối với sắn tươi, sản lượng Campuchia đã xuất sang Việt Nam chiếm 70% tổng sản lượng, đạt hơn 622.000 tấn, hạt điều xuất sang khoảng 912.000 tấn, ngô hạt trên 134.000 tấn, đậu xanh khoảng 26.000 tấn, đậu tương 66.200 tấn và hạt tiêu hơn 26.000 tấn. Hạt tiêu và đậu xanh của Campuchia ồ ạt đổ sang thị trường Việt Nam với tỷ trọng tăng cao, từ 99% đến 400% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng rau củ quả đạt 17,1 triệu USD tăng 152 %. Trong đó, các loại trái cây như xoài, bưởi, chuối cũng tăng sản lượng vào thị trường Việt Nam với số lượng từ vài chục đến vài trăm nghìn tấn.
Với việc năm 2021, Việt Nam chiếm gần 80% giá trị kim ngạch nông sản Campuchia xuất khẩu, trong đó, điều, hạt tiêu, đậu xanh chiếm tới 96-99% sản lượng, có thể thấy, nói Việt Nam “thầu” phần lớn nông sản của quốc gia láng giềng hoàn toàn không phải nói đùa.

‘Chuyển dịch’ từ Trung Quốc, Thái Lan sang Việt Nam

Theo các cơ quan chức năng của Việt Nam, trước kia, nông sản của Campuchia thường đẩy mạnh tập trung xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan.
Tuy nhiên, khoảng 2 năm gần đây, xu hướng chuyển dịch xuất khẩu mạnh và rõ nét sang Việt Nam.
Lý giải về nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch này theo GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, nông sản Campuchia có một số ưu điểm vượt trội so với hàng Việt về giá và chất lượng.
Xe container - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2021
Trung Quốc đóng biên giới, nông sản Việt ùn ứ, nhiều doanh nghiệp phải “quay xe”
Theo chuyên gia, nông dân Campuchia khi canh tác sử dụng rất ít các loại hoá chất bảo vệ thực vật, giống tốt, đất đai màu mỡ nên nông sản của họ thu hút người tiêu dùng Việt Nam.
Cùng với đó, thời gian gần đây, người dân và doanh nghiệp Việt có xu hướng sang Campuchia thuê đất nông nghiệp để trồng khoai, sắn, mía, ngô hay nuôi bò vì quỹ đất nông nghiệp của quốc gia này còn rất lớn. Bên cạnh đó, GS.TS Võ Tòng Xuân phân tích với VnExpress cho biết thêm, giá đất nông nghiệp của Campuchia cho thuê thấp, chi phí thuê lao động làm việc cũng rẻ hơn so với Việt Nam.
“Đến khi thu hoạch, những loại nông sản này được đưa trở lại Việt Nam tiêu thụ nên mới có tình trạng nông sản Campuchia xuất khẩu qua nước ta tăng đột biến trong năm nay”, GS. Xuân nhấn mạnh.
Đối với Việt Nam, như Sputnik đã thông tin, theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và PTNT giá trị gia tăng toàn ngành (VA) năm 2021 ước tăng khoảng 2,85 - 2,9%, trong đó nông nghiệp tăng trên 3,18%, lâm nghiệp tăng trên 3,85%, thủy sản tăng trên 1,85%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 68,2%; kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 48,6 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục.
Trong số này, nông sản chính 21,49 tỷ USD, tăng 13,5%; lâm sản chính 15,96 tỷ USD, tăng 20,7%; thủy sản trên 8,89 tỷ USD, tăng 5,6%; chăn nuôi 434 triệu USD, tăng 2,1%.
Việt Nam cũng tiếp tục có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD (thêm 1 mặt hàng là Thức ăn gia súc và nguyên liệu), trong đó có 06 mặt hàng có kim ngạch trên 03 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 14,81 tỷ USD; tôm trên 3,85 tỷ USD; rau quả trên 3,52 tỷ USD; hạt điều 3,66 tỷ USD; gạo trên 3,27 tỷ USD; cao su trên 3,31 tỷ USD). Thặng dư thương mại toàn ngành 6,44 tỷ USD, giảm 40,8% so với năm 2020 theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Đánh giá cao nỗ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam, GS. Võ Tòng Xuân cho rằng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động mọi mặt đến đời sống kinh tế, xã hội, xuất khẩu nông nghiệp dự báo lập mốc lịch sử trên 48 tỷ USD là một nỗ lực rất lớn của nông dân và doanh nghiệp, thể hiện sản phẩm của Việt Nam bắt đầu tăng dần về giá trị.
Thanh long Bình Thuận  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2021
Trung Quốc có ngừng nhập nông sản Việt Nam?
Tuy nhiên, dù đạt mức xuất khẩu kỷ lục, nhưng theo ông Xuân, thời gian qua ngành nông nghiệp bộc lộ nhiều hạn chế sản xuất thiếu tính chủ động, nguồn vật tư, đầu vào phụ thuộc lớn từ bên ngoài, khâu thị trường còn mù mờ.
Nghị quyết Đại hội XIII, khi nói về ngành nông nghiệp, rất nhiều nội dung sử dụng từ “bứt phá”. Ngành nông nghiệp trong thời gian tới còn nhiều dư địa để phát triển, nhưng thực sự cần phải có những bước đi táo bạo, khác biệt, tập trung khai thác sâu vào giá trị sản phẩm. Theo GS.TS Võ Tòng Xuân đó là chuyển từ tăng trưởng bằng sản lượng, sang tăng trưởng bằng chất lượng và hiệu quả.
Chuyên gia phân tích, nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay lúng túng trong việc chuyển vùng đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác.
“Sắp tới chúng ta cần chuyển đổi mạnh mẽ hơn. Tại vùng biên giới Việt Nam - Campuchia có nhiều nước ngọt, có thể quy hoạch trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực”, chuyên gia lưu ý.
Bên cạnh đó, còn khoảng 1,2 triệu ha dọc ven biển, có thể trồng lúa chất lượng cao để chinh phục các thị trường cao cấp như Trung Đông, Mỹ, Hong Kong (Trung Quốc). Các vùng khác chuyển đổi sang trồng cây ăn quả, vùng chuyên canh nuôi tôm, cá.
Đồng thời, chuyên gia này cũng chỉ rõ, khi địa phương chống dịch mỗi nơi một kiểu, gây đứt gãy sản xuất, bộc lộ tính liên kết vùng của Việt Nam còn rất yếu.
“Do đó, ngành nông nghiệp cần xây dựng các vùng sản xuất quy mô lớn, hiện đại, xây dựng trung tâm chế biến kết nối với hệ thống logistics quy mô lớn”, GS.TS Võ Tòng Xuân khuyến nghị.
Trong khi đó, Campuchia được Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá là quốc gia có nền nông nghiệp với cạnh tranh mạnh mẽ về các mặt hàng nông sản tại khu vực Đông Nam Á.
Từ tháng 4 tới nay, Xưởng chế biến chè Truyền Thống, huyện Thanh Chương, đã đóng sẵn hàng nhưng không có vỏ container để xuất chở hàng đi. Vì vậy, trong kho bãi vẫn còn tồn dư 200 tấn hàng chè búp khô chưa thể xuất được
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2021
Vượt Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của Campuchia
Nông sản Camcuchia cho năng suất cao và chất lượng ngày càng cải tiến, được nhiều quốc gia ưa chuộng, trong đó có cả thị trường Việt Nam.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá, Thịt và Rau củ An toàn của Campuchia Sok Yorn trước đó từng đề cập rằng, diện tích trồng nông sản Campuchia đang tăng 2-3 lần so với các năm trước đây.
Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia cũng khuyến nghị nông dân nước này canh tác theo đúng tiêu chuẩn sản xuất để hàng xuất khẩu ngày càng được ưa chuộng, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng. Trong đó, khuyến khích người dân nên giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sản phẩm đảm bảo độ an toàn cho người tiêu dùng và tránh gặp rủi ro khi xuất khẩu.

Việt Nam và Campuchia tăng hợp tác về nông nghiệp

Như Sputnik đã cập nhật, trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Vương quốc Campuchia, hai bên nhất trí tiếp tục nâng cao hợp tác về lĩnh vực nông nghiệp.
Tại cuộc hội đàm song phương với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Lê Quốc Doanh, Bộ trưởng Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia Veng Sakhon thông tin việc Thủ tướng Hun Sen tuyên bố mở cửa lại đất nước nhờ thành công trong công tác kiểm soát dịch Covid-19.
Ông Sakhon nhấn mạnh sự hợp tác tốt đẹp, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước trong thời gian vừa qua đã đem lại những thành quả tốt đẹp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả hai đất nước, trong đó có lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Hiện nay, na tiêu chuẩn VietGAP của Hợp tác xã nông sản huyện Chi Lăng đã bắt đầu cho thu hoạch nhưng việc tiêu thụ bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
Nông sản Việt và những thách thức từ Campuchia trong thời điểm đại dịch
Bộ trưởng Nông nghiệp Veng Sakhon cũng cho biết, các công ty Việt Nam đầu tư trồng cao su tại Campuchia đã cho thu hoạch mủ trên diện tích đất 100.000 ha, đạt giá trị xuất khẩu khoảng 200 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2021.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Campuchia bày tỏ, các vùng trồng cao su đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 33.000 người lao động tại các địa phương. Cùng với đó, các công ty trồng cây ăn quả của Việt Nam cũng đóng góp số lượng hơn 50% giá trị xuất khẩu chuối của Campuchia, tạo việc làm cho khoảng 14.000 lao động.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Campuchia trên lĩnh vực nông nghiệp, xuất nhập khẩu nông sản, với giá trị hàng hóa đạt mức tăng trưởng cao.
“Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nhất trong số 90 quốc gia nhập hàng hóa nông nghiệp của Campuchia”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tái khẳng định.
Theo đại diện Bộ Nông nghiệp, Việt Nam mong muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với Campuchia. Trong đó có dự án xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tại vùng Biển Hồ của Campuchia, trị giá 70 tỷ đồng (khoảng 3 triệu USD).
Hai bên nhất trí đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về nông, lâm, ngư nghiệp, tăng cường kiểm soát hoạt động xuất, nhập khẩu gỗ; phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, đào tạo kỹ thuật cho một số dự án hợp tác.
Bộ Nông nghiệp Việt Nam và Campuchia cũng nhất trí đề xuất và nghiên cứu việc ký kết một số hiệp định hợp tác về nông nghiệp, thủy sản giữa hai chính phủ trong thời gian tới.
Việt Nam vẫn là nước sản xuất hạt tiêu lớn nhất thế giới. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.07.2017
Nông sản Việt và thách đố từ Campuchia
Trên tinh thần “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, kể từ khi thiết lập quan hệ tới nay, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam-Campuchia ngày càng phát triển mạnh, được hai bên coi trọng và ghi nhận nhiều tín hiệu lạc quan, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.
Giai đoạn 2016 - 2020 thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia đạt mức tăng trưởng khá với mức tăng trưởng trung bình 17%, từ 2,92 tỷ USD năm 2015 lên đến 5,32 tỷ USD năm 2020.
Phía Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia sắt thép các loại, sản phẩm hóa chất, xăng dầu, sản phẩm nhựa, máy móc, thiết bị điện, thực phẩm chế biến, bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc, phân bón. Ở chiều ngược lai, Campuchia xuất sang Việt Nam cao su và các loại nông sản như hạt điều, rau củ quả đa dạng.
Số liệu thống kê từ Hải quan Việt Nam cho thấy, năm 2020, kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 5,327 tỷ USD, tăng 0,84% so với năm 2019. Trong đó, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia đạt 4,149 tỷ USD, giảm 5,3%, các sản phẩm của Campuchia xuất sang Việt Nam đạt 1,178 tỷ USD, tăng 30,9%.
Tính riêng 11 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước đạt 8,6 tỷ USD, tăng 84% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, hàng Việt Nam xuất khẩu 4,35 tỷ USD sang Campuchia (tăng 17%) và Campuchia xuất 4,3 tỷ USD hàng sang Việt Nam (tăng 337% so với cùng kỳ 2020).
Cũng trong 11 tháng của năm 2021, Việt Nam xuất siêu sang Campuchia là 68 triệu USD. Dự kiến năm 2021, kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước đạt 9,3 tỷ USD, tăng 4 tỷ USD (tăng khoảng 75%) so với năm 2020.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала