Nga và Trung Quốc sẽ ngăn chặn sự hỗn loạn ở Trung Á

© Sputnik / Alexey Filippov / Chuyển đến kho ảnhCuộc gặp của Bộ trưởng Ngoại giao Nga và Trung Quốc Sergei Lavrov với Vương Nghị
Cuộc gặp của Bộ trưởng Ngoại giao Nga và Trung Quốc Sergei Lavrov với Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
Đăng ký
Trung Quốc muốn tiếp tục phối hợp và hợp tác sâu rộng với Nga để ngăn chặn các cách mạng màu. Trung Quốc và Nga sẽ tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề an ninh khu vực. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia nhận xét rằng, Trung Quốc lo ngại nguy cơ xuất khẩu chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan từ Trung Á vào khu vực.
Cuộc thảo luận qua điện thoại giữa Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho thấy rằng, Matxcơva và Bắc Kinh thống nhất với nhau về cách đánh giá các sự kiện ở Kazakhstan. Cả hai vị bộ trưởng đều nêu rõ những lo ngại về sự can thiệp từ bên ngoài, bao gồm sự tham gia của lính đánh thuê nước ngoài trong các cuộc tấn công vào công dân và các cơ quan chính quyền ở Kazakhstan.
© AP Photo / Ng Han GuanNgoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị
Cuộc điện đàm của hai vị bộ trưởng diễn ra sau phiên họp bất thường của Hội đồng An ninh Tập thể CSTO. Tại phiên họp này vào ngày 10 tháng Giêng, Tổng thống Nga Vladimir Putin lưu ý rằng, "công nghệ Maidan" được sử dụng ở Kazakhstan để hỗ trợ những kẻ bạo loạn và chia sẻ thông tin, tương tự như những công nghệ dẫn đến việc lật đổ chính phủ Ukraina. Các nhóm chiến binh được tổ chức tốt và được kiểm soát tốt đã được sử dụng, bao gồm cả những kẻ đã được huấn luyện trong các trại khủng bố ở nước ngoài. Vladimir Putin coi hành động của họ ở Kazakhstan là sự xâm lược của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Tổng thống Nga lưu ý rằng, các sự kiện ở Kazakhstan không phải là nỗ lực đầu tiên và cũng không phải là nỗ lực cuối cùng nhằm can thiệp vào công việc nội bộ các nước thuộc CSTO. Và các biện pháp mà tổ chức này thực hiện cho thấy rõ rằng, như Vladimir Putin nhấn mạnh, “chúng ta sẽ không để bất cứ ai gây rối tình hình trong nước của chúng ta và sẽ không cho phép các kịch bản được gọi là cách mạng màu được diễn ra”.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2022
BNG Trung Quốc kêu gọi không để xảy ra chiến tranh ở các nước Trung Á
Trong cuộc trò chuyện với ông Sergei Lavrov, Bộ trưởng Vương Nghị đánh giá tích cực các biện pháp mà CSTO đã thực hiện để đáp lại lời kêu gọi của nhà lãnh đạo Kazakhstan nhằm giúp bình thường hóa tình hình trong nước, trang web của Bộ Ngoại giao Nga cho biết. Bộ trưởng Trung Quốc kêu gọi hai bên tiếp tục phối hợp và hợp tác sâu rộng, chống các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung Á, để ngăn chặn “cách mạng màu” cũng như chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa ly khai tạo ra sự hỗn loạn. Ông Vương Nghị cũng lưu ý rằng, Trung Quốc và Nga không thể để Trung Á rơi vào hỗn loạn và chiến tranh.
Mục tiêu của "ba thế lực ma quỷ" và "cuộc cách mạng màu" trùng khớp với nhau - đây là thủ đoạn chia rẽ và lật đổ các chính phủ. Đây là một trong những lý do tại sao Bộ trưởng Trung Quốc đánh đồng "các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa ly khai" với các mối đe dọa của "các cuộc cách mạng màu", chuyên gia Zhang Jinping, giáo sư tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Tây Bắc, cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Trước đó, Trung Quốc đã cố gắng truyền đạt cho các đối tác ở Trung Á về việc “cách mạng màu” và “ba thế lực ma quỷ” có mức độ nguy hiểm như nhau. Các sự kiện ở Kazakhstan có thể giúp mọi người nhận ra sự thật này, chuyên gia Zhang Jinping nhấn mạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại phiên họp bất thường của Hội đồng An ninh Tập thể CSTO - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Tổng thống Putin: "Công nghệ Maidan" đã được sử dụng ở Kazakhstan

Kazakhstan - một bước tới sự bất ổn ở Trung Á

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, nhà Hán học Alexei Maslov, Giám đốc Viện Á - Phi tại Đại học Quốc gia Matxcơva, lưu ý đến sự trùng hợp trong các đánh giá của Trung Quốc và Nga liên quan đến các sự kiện ở Kazakhstan:
“Ngay sau khi bùng phát các cuộc biểu tình bạo loạn ở Kazakhstan, dư luận Trung Quốc đã hiểu rõ rằng, đây là một nỗ lực xúi giục cách mạng màu. Chủ đề này và vai trò của Hoa Kỳ đã được ghi nhận trong các bình luận của những chuyên gia và blogger Trung Quốc ngay cả trước khi có các tuyên bố chính thức. Họ đã nhấn mạnh rằng, Kazakhstan chỉ là bước đầu tiên, ít nhất là một trong những bước dẫn đến tình trạng bất ổn ở Trung Á. Điều này có thể tạo ra một tình huống khó khăn cho Trung Quốc có chú ý đến áp lực của Hoa Kỳ và những cáo buộc liên tục vì vấn đề Tân Cương. Một điều rất đặc trưng là các sự kiện ở Kazakhstan diễn ra sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan. Tất nhiên, Trung Quốc cực kỳ lo ngại về nỗ lực xúi giục cách mạng màu ở một quốc gia láng giềng, hơn nữa, với việc sử dụng tích cực Internet và bạo loạn hàng loạt. Tất nhiên, Bắc Kinh lo ngại về nguy cơ xuất khẩu các hình thức Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là trong khu vực giáp với biên giới của Trung Quốc. Tất cả điều này phù hợp với khái niệm làm mất ổn định tình hình ở khu vực này".
Các nhân viên thực thi pháp luật Kazakhstan cạnh chướng ngại vật trong cuộc biểu tình ở Almaty - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Chính quyền Kazakhstan gọi vụ bạo loạn là một cuộc tấn công khủng bố hỗn hợp
Một số công nghệ "cách mạng màu" được sử dụng ở Kazakhstan đã được áp dụng trước đây ở các quốc gia và khu vực khác, ví dụ, tại Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trong thời gian bạo loạn. Chuyên gia Vladimir Evseev, Giám đốc Ban Hội nhập và Phát triển Á-Âu của SCO thuộc Viện Các nước SNG, thu hút sự chú ý đến điều này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

“Trong cả hai trường hợp, họ đã sử dụng nguồn lực của nhiều tổ chức phi chính phủ được phương Tây hỗ trợ tài chính và mạng Internet để tiến hành chiến tranh thông tin. Cho đến ngày nay, lãnh đạo Kazakhstan và lãnh đạo Nga chịu áp lực chính trị từ bên ngoài do việc cử lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO đến Kazakhstan, điều này đã không cho phép tình hình phát triển theo kịch bản “cuộc cách mạng màu”. Âm mưu "cách mạng màu" ở Kazakhstan bị thất bại trước hết là nhờ sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO. Và đó là điểm mấu chốt. Giờ đây, họ xuyên tạc các mục tiêu mà Nga đặt ra trên lãnh thổ Kazakhstan, giống như họ đã từng xuyên tạc các mục tiêu của Trung Quốc đại lục nhằm khôi phục trật tự ở Hồng Kông”.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Yang Shu, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Á thuộc Đại học Lan Châu, ghi nhận các hoạt động hiệu quả của CSTO tại Kazakhstan và đánh giá cao vai trò của Nga trong tổ chức này. Chuyên gia Yang Shu cũng nhấn mạnh rằng, sự hợp tác và tương tác giữa Trung Quốc và Nga trong các vấn đề an ninh khu vực ngày càng trở nên quan trọng.
Hôm thứ Ba, dịch vụ báo chí của Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa cho biết với Sputnik về sự sẵn sàng của Trung Quốc cung cấp hỗ trợ cho Kazakhstan theo yêu cầu của quốc gia láng giềng và theo khả năng của mình. Trước đó, trong thông điệp gửi tới Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định rằng, Bắc Kinh sẵn sàng “làm hết sức mình” cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho Kazakhstan, nhằm giúp nước này vượt qua khó khăn.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời trực tiếp câu hỏi về loại hỗ trợ nào mà Trung Quốc sẵn sàng cung cấp cho Kazakhstan, và liệu nước này có sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình của mình tới đó nếu cần thiết hay không. Đồng thời, Tiến sĩ Khoa học Chính trị Andrei Manoilo, Giáo sư tại Đại học quốc gia Matxcơva, nói với Sputnik rằng, Trung Quốc có lực lượng phản ứng nhanh được huấn luyện và trang bị không kém gì lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO. Ngoài ra, chuyên gia Manoilo lưu ý rằng, Trung Quốc tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, hợp tác quốc tế thông qua các cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan đặc nhiệm. Ngoài ra còn có những ví dụ về việc Trung Quốc cử các chuyên gia đến nước ngoài theo yêu cầu của chính phủ các quốc gia đó để giúp chống lại mối đe dọa khủng bố và ngăn chặn tình trạng bất ổn.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала