Chứng khoán Việt Nam sẽ là ‘con hổ’ tiếp theo của châu Á, Ngân hàng Bản Việt lãi lớn

© Ảnh : Viet Capital bankNgân hàng Bản Việt
Ngân hàng Bản Việt - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
Đăng ký
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV (BSC) đánh giá, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà trở thành “con hổ mới” tiếp theo của châu Á, VN-Index có thể lập mốc lịch sử 1.782 điểm năm 2022.
Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank, mã: BVB) của ái nữ nhà nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng – bà Nguyễn Thanh Phượng vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan, vượt mục tiêu lợi nhuận.

Chứng khoán Việt Nam trên đà thành ‘con hổ’ tiếp theo của châu Á

Vừa qua, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV (mã: BSC) đã công bố báo cáo đánh giá đáng chú ý về thị trường chứng khoán Việt Nam 2022.
Bất chấp những “cú sốc” không kịp trở tay với giới đầu tư như vụ bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết (Sputnik đã có thông tin, bình luận trước đó), thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với nhiều tín hiệu khả quan trong năm nay.
Khách hàng giao dịch tại Chứng khoán Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nộ - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2022
“Chứng khoán Việt Nam có nhiều điểm giống Đài Loan năm 1988”
Theo báo cáo triển vọng vĩ mô và thị trường chứng khoán năm 2022 vừa ban hành của Công ty CP Chứng khoán BIDV cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ cả về chất và lượng trong năm 2021.
“Chứng khoán Việt Nam đang trên đà bước theo con đường của các nền kinh tế được mệnh danh là những “con hổ Châu Á” cách đây khoảng 25- 30 năm”, BSC nhấn mạnh.
Trước đó, Công ty Chứng khoán Yuanta cũng nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đạt mức tương tự như thị trường Đài Loan năm 1988. Đơn vị này nêu bật câu chuyện tăng trưởng mạnh mẽ “Tiger in the making của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn bất chấp các thách thức phi truyền thống, những cú sốc khủng hoảng và diễn biến không thuận chiều trên thị trường thế giới.
Trong báo cáo của mình, BSC cho rằng, thị trường chứng khoán của các nước châu Á cũng có sự bùng nổ về số lượng nhà đầu tư cũng như thanh khoản thị trường khi GDP bình quân đầu người tiệm cận mức 4.000 USD.
“Trong năm 2022, thị trường chứng khoán nhiều khả năng vẫn duy trì tăng điểm nhờ các yếu tố nền tảng vĩ mô, doanh nghiệp, và dòng tiền”, Công ty CP Chứng khoán BIDV dự báo.
Mặc dù vậy, sau một năm bùng nổ về nhiều khía cạnh, đơn vị này cũng thận trọng hơn khi cho rằng, các yếu tố quốc tế bớt dần tính thuận lợi mặc dù các yếu tố trong nước vẫn đang hỗ trợ cho thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng.
Trong nghiên cứu đánh giá của mình, BSC nhận xét, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định và gói hỗ trợ phục hồi kinh tế thông qua sẽ tạo đà giúp nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng sau kiểm soát dịch bệnh.
Đáng chú ý, GDP Việt Nam được dự báo tăng 6,6% và 7% trong năm 2022 và 2023 (kịch bản tích cực). Từ đó, doanh nghiệp niêm yết kỳ vọng cải thiện mạnh lợi nhuận nhờ phục hồi sản xuất, tiêu dùng.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2021
GVR, ACB có thể vào rổ VN30, kỳ vọng chứng khoán Việt được nâng hạng thị trường mới nổi
BSC cũng lưu ý, CPI là yếu tố cần theo dõi và vẫn dự báo ở mức 4,5% và 3% năm 2022 và lần lượt 4% và 3,2% năm 2023.
Lãi suất 2 kịch bản giữ ở mức 5,5% và 5,2%, sau đó tăng dần lên mức 5,8% và 5,5% năm 2023. Tỷ giá cũng sẽ ổn định từ 23.100 – 23.300 trong 2 năm tới đây. VND đồng vẫn là đồng tiền ổn định như nhiều chuyên gia kinh tế tài chính đánh giá trước đó.
Cùng với đó, các quốc gia và khu vực chủ chốt tiếp đà tăng trưởng sau dịch bệnh tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất trong nước hồi phục và mở rộng các Hiệp định thương mại (FTA) quan trọng có hiệu lực như RCEP, CPTPP, EVFTA.
Đối với các yếu tố nội tại, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang thu hút mạnh mẽ dòng vốn nhà đầu tư trong nước và liên tiếp tạo ra kỷ lục về thanh khoản.
Các yếu tố như mặt bằng lãi suất thấp vẫn sẽ giữ chân lực lượng này trong nước nửa đầu năm 2022, kèm theo đó là áp lực rút vốn khối ngoại không còn nhiều.
Đồng thời, Luật chứng khoán sửa đổi có hiệu lực trong 2021 là văn bản pháp lý cao nhất kiện toàn các thành phần điều hành thị trường.
“Đây sẽ là cơ sở cho ra đời các sản phẩm mới, mở ra cánh cửa nâng hạng thị trường”, BSC nhận định.

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam 2022?

Đáng chú ý, trong báo cáo triển vọng vĩ mô và thị trường chứng khoán năm 2022, Công ty CP Chứng khoán BIDV cũng hoạch định ra 2 kịch bản tăng trưởng khả dĩ cho VN-Index năm 2022.
Kịch bản thứ nhất, đánh giá các yếu tố tác động triển vọng thị trường chung trên nhiều khía cạnh, sử dụng phương pháp dự báo EPS và P/E, BSC đưa ra kịch bản tích cực rằng VN-Index sẽ đạt 1.782 điểm trong năm 2021 với giả định EPS tăng trưởng 16,5% tương ứng P/E đạt 18 lần.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.01.2022
Bloomberg nêu ra các chủ đề hàng đầu trên thị trường chứng khoán năm 2022
Trong trường hợp này, thanh khoản bình quân 3 sàn trên mức 1,34 tỷ USD/phiên, tăng 15% so với trung bình năm 2021 khi số lượng tài khoản mở mới tăng 34%; vốn hóa thị trường tăng 20% khi hệ thống giao dịch và các sản phẩm hỗ trợ thanh khoản đưa vào sử dụng trong quý II.
Đồng thời, BSC cũng kỳ vọng khối ngoại sẽ mua ròng 500 triệu USD nhờ các thương vụ M&A tại các công ty tư nhân lớn, khối ngân hàng niêm yết và áp lực rút ròng không còn lớn từ khối nước ngoài offshore.
Ở kịch bản thứ hai, kém tích cực hơn, VN-Index được dự báo sẽ đạt 1.633 điểm khi EPS tăng trưởng 13%, P/E 17 lần. Vốn hóa thị trường tăng khoảng 10% và nhà đầu tư ngoại sẽ bán ròng khoảng 200 triệu USD.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi kể trên, Công ty CP Chứng khoán BIDV lưu ý các rủi ro phần lớn sẽ đến từ bên ngoài và ở một yếu tố như việc một số quốc gia trung hòa chính sách tiền tệ nới lỏng và tăng lãi suất, khả năng kiểm soát dịch dưới kỳ vọng ảnh hưởng đến tăng trưởng và hồi phục của nền kinh tế trong nước và quốc tế, CPI và giá cả hàng hóa leo thang do chuỗi cung ứng gián đoạn hay thị trường chứng khoán các nước phát triển có diễn biến tiêu cực/ đảo chiều (nằm ngoài dự báo).
Nhận định về nhóm cổ phiếu lưu ý đầu tư trên trong năm 2022, BSC chỉ ra 4 nhóm cổ phiếu là tâm điểm đáng chú ý.
Người đàn ông kiểm tra dữ liệu thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2021
Chứng khoán Việt Nam vượt đỉnh mọi thời đại, VCI của bà Thanh Phượng tăng mạnh
Thứ nhất là nhóm liên quan đến quá trình mở cửa nền kinh tế, các mã như Ngân hàng (VCB, TCB, CTG, VPB), Tiêu dùng và bán lẻ (MWG, PNJ, VNM), Dầu khí và tiện ích (GAS, POW, PLX, PVT, REE), Nhóm khác (VHC, MSH, DGC) rất đáng quan tâm.
Thứ hai, nhóm hưởng lợi gói kích cầu, trong đó phải kể đến nhóm Nguyên liệu (HPG, HT1, PLC), Xây dựng (LCG, PC1), Hàng không và vận tải (ACV, VTP); BĐS (VHM, NVL, NLG, DXG, KDH, VRE), Khu công nghiệp (PHR, GVR, IDC, KBC), Cảng (GMD). Nhóm Nhà nước thoái vốn, có thể cân nhắc đến BMI, SAB, FPT, NTP, BVH, SJG, VGT. Kế đó là các cổ phiếu lớn khi dòng tiền nước ngoài đầu tư trở lại mạnh mẽ hơn như VNM, VHM, HPG, VCB, VRE, PLX.

Ngân hàng Bản Việt của bà Thanh Phượng vượt mục tiêu lợi nhuận

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank, mã: BVB) vừa công bố báo cáo tài chính kinh doanh năm 2021 cho thấy vượt mục tiêu lợi nhuận đề ra.
“Bám sát định hướng vừa đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, vừa đồng hành hỗ trợ tích cực các khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trong hoạt động kinh doanh, kết thúc năm tài chính 2021, Ngân hàng hoàn thành các chỉ tiêu chính đã đặt ra”, Bản Việt nhấn mạnh.
Theo đó, tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 76.600 tỷ đồng, tăng 25% so với 2020 và hoàn thành vượt kế hoạch đặt ra.
Sàn giao dịch chứng khoán New York - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2021
Chứng khoán Bản Việt của bà Thanh Phượng: Ông Tô Hải mua thêm cổ phiếu VCI
Tổng huy động vốn mà Bản Việt đạt được là hơn 70.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt hơn 46.000 tỷ đồng tăng lần lượt 20% và 16% so với năm ngoái.
Báo cáo cũng nêu rõ, trong quý IV, Ngân hàng Bản Việt đã ưu tiên nguồn lực để tiếp tục giảm lãi suất cho vay với nhóm ngành kinh tế ưu tiên, giảm phí để đồng hành cùng khách hàng vượt qua tác động của dịch bệnh.
Đơn vị này cũng đồng thời đẩy mạnh trích lập dự phòng toàn bộ với danh mục tín dụng của khách hàng bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh.
“Với các chính sách miễn giảm lãi, cơ cấu lại nợ, miễn giảm phí..., ngân hàng đã hỗ trợ cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với tổng dư nợ 8.000 tỷ đồng”, báo cáo nêu.
Kết thúc năm tài chính 2021, tổng thu nhập của Ngân hàng Bản Việt đạt gần 1.700 tỷ đồng, tăng 20% so với 2020. Trong đó thu nhập từ lãi thuần đạt hơn 1.400 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ việc giảm chi phí vốn; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 28% nhờ đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ, dịch vụ bảo hiểm và thanh toán.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2020
Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng đi ‘nước cờ’ thận trọng
Lợi nhuận ngân hàng của bà Nguyễn Thanh Phượng đạt 311 tỷ đồng, vượt 7% so với kế hoạch. Đóng góp chính vào việc hoàn thành lợi nhuận đến từ sự tăng trưởng về quy mô tài sản và tăng trưởng quy mô tín dụng, thu nhập từ xử lý nợ và quản lý chặt chẽ chi phí hoạt động của ngân hàng.
Ông Ngô Quang Trung, Tổng Giám Đốc Bản Việt nhận định, năm 2021 là một năm có nhiều thách thức vì những ảnh hưởng nặng nề không lường trước của dịch bệnh và những thay đổi của thị trường.
Bên cạnh những định hướng chung đã được đưa ra đầu năm, Ngân hàng Bản Việt đã nhanh chóng và linh hoạt điều chỉnh kịp thời các chương trình, chính sách để đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng phù hợp.
“Theo đó, không chỉ mở rộng được hệ khách hàng mới, tỷ lệ khách hàng gắn bó với Bản Việt trong năm 2021 cũng rất cao. Điều này đã cho thấy sự tin tưởng và uy tín của Bản Việt ngày càng cao đối với khách hàng, thị trường”, Tổng Giám đốc Bản Việt bày tỏ.
Năm qua, Ngân hàng Bản Việt cũng hoàn thành các dự án trọng điểm phục vụ cho việc quản trị chất lượng và hiệu quả hoạt động như dự án phân tích lợi nhuận đa chiều, lợi nhuận điều chỉnh rủi ro trên vốn RAROC.
Đơn vị này cũng bắt đầu triển khai các dự án hiện đại hóa và nâng cao minh bạch theo chuẩn mực quốc tế như dự án Chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS9, hệ thống Quản lý quan hệ khách hàng CRM trên nền điện toán đám mây.
Viet Capital Securities - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2021
Khối tài sản của bà Nguyễn Thanh Phượng và biến động thị trường chứng khoán Việt Nam
Bên cạnh đó, năm 2021, tại Ngân hàng Bản Việt chứng kiến nhiều cải cách công nghệ số mạnh mẽ, hòa chung vào xu hướng chuyển đổi số của đất nước.
Ngân hàng Bản Việt là một trong các ngân hàng đưa vào các tính năng giao dịch mới phục vụ khách hàng không cần phải đến ngân hàng như mở thẻ tín dụng online, chuyển và nhận tiền 247 bằng QR hoặc số điện thoại, vay cầm cố sổ tiết kiệm, nhiều hình thức gửi tiết kiệm để chọn lựa trên ngân hàng số Digimi.
Đáng chú ý, sự xuất hiện của Digimi đã được thị trường đánh giá là 1 trong 3 sự kiện nóng về ngân hàng số năm qua, đồng thời Digimi cũng nhận được giải thưởng “Ứng dụng ngân hàng mới tốt nhất Việt Nam 2021” do tạp chí Global Banking & Finance Review bình chọn
“Điều này đã giúp lượng khách hàng tăng gần 60% so với 2020. Riêng về khách hàng mới trên kênh số tăng trưởng gần gấp đôi so với năm trước, trong đó số lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều tăng lần lượt gấp ba”, báo cáo khẳng định.
Năm qua, cổ phiếu BVB cũng được đánh giá là một trong các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt trên thị trường, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Tính từ đầu năm đến nay, khối lượng giao dịch mỗi phiên trên 2,9 triệu cổ phiếu/phiên, thuộc top 5 sàn Upcom và Top 15 các ngân hàng niêm yết.
Ngân hàng của bà Nguyễn Thanh Phượng cũng được trao hai giải “Top 20 thương hiệu ngân hàng Việt Nam 2021” và “Top 5 thương hiệu ngân hàng có tiềm năng phát triển tốt nhất” trong khuôn khổ giải thưởng Brand awards Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала