Trung Quốc chưa phản hồi, Việt Nam muốn khôi phục đường bay với Nga, Anh, Pháp, Đức, Úc

© Ảnh : Vũ Hùng- TTXVNNhân viên kỹ thuật Sân bay quốc tế Phnom Penh, Campuchia làm nhiệm vụ đón chuyến bay VN853 của Vietnam Airlines chiều 1/1/2022
Nhân viên kỹ thuật Sân bay quốc tế Phnom Penh, Campuchia làm nhiệm vụ đón chuyến bay VN853 của Vietnam Airlines chiều 1/1/2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
Đăng ký
Cục Hàng không Việt Nam đang nỗ lực đàm phán với giới chức hàng không các quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các nước châu Âu như Anh, Pháp, Nga, Đức và Australia để nối lại đường bay thường lệ.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, bất chấp thiện chí của Hà Nội, đến nay, Trung Quốc và Lào vẫn chưa có ý kiến về việc nối lại chuyến bay thường lệ với Việt Nam. Liệu kiều bào sẽ được về nước đón Tết qua đường bay thẳng trực tiếp hay vẫn phải chờ?

Việt Nam muốn nối lại đường bay trực tiếp với Anh, Pháp, Đức và Nga

Nhằm đáp ứng nhu cầu hồi hương lớn của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài mong muốn được về quê đón Tết Nhâm Dần 2022, Cục Hàng không đã có kiến nghị về việc mở lại chuyến bay thường lệ đến một số quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cục Hàng không đã làm việc với nhà chức trách của nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc nhằm triển khai việc tăng tần suất khai thác các chuyến bay thương mại chở khách hai chiều và nhận được phản hồi hợp tác từ phía các nước.
Khánh Hòa đón khách du lịch Nga có hộ chiếu vaccine - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2021
Việt Nam: Phải nối lại ngay đường bay với Châu Âu, Úc nếu không muốn ‘phá sản’
Ngày 14/1, Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn kiến nghị gửi Bộ Giao thông vận tải về việc tái khởi động một số chuyến bay chở khách quốc tế thường lệ.
Theo đó, trong các chuyến thăm chính thức châu Âu gần đây của lãnh đạo cấp cao Việt Nam như chuyến thăm của Chủ tịch nước đến Thụy Sĩ và Nga, chuyến thăm của Thủ tướng đến Anh và Pháp, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội đến Áo, Bỉ và Phần Lan, đã có rất nhiều ý kiến của kiều bào đề đạt nguyện vọng sớm mở lại các đường bay chở khách thường lệ để về đón Tết Nguyên đán 2022 tại quê nhà.
Nhìn chung, nhu cầu về Việt Nam từ khu vực châu Âu sẽ qua các cửa ngõ chính là Pháp (Paris), Đức (Frankfurt), Anh (London) và Nga (Moskva).
Hiện khách đi từ khu vực này đến Việt Nam vẫn phải bay qua các cửa ngõ đang có các chuyến bay thẳng trực tiếp. Vì thế, rất cần thiết nối lại các đường bay thẳng từ khu vực này đến Việt Nam.
Sân bay quốc tế Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) đón thành công chuyến bay thứ 4 theo chương trình thí điểm đón khách có “Hộ chiếu vaccine”, đưa 301 hành khách từ Pháp về Việt Nam, ngày 23/9/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2021
Đại dịch COVID-19
Biến chủng Omicron liệu có ‘đe dọa’ tới 5 đường bay quốc tế sắp mở của Việt Nam?
Trong giai đoạn tiếp theo, Cục Hàng không xin Bộ Giao thông vận tải cho phép đơn vị chủ động làm việc với cơ quan quản lý hàng không Pháp, Đức, Anh và Nga về việc nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách giữa Việt Nam và các nước này với tần suất ban đầu là 10 chuyến/tuần/chiều cho tất cả các hãng hàng không mỗi bên.
“Việc mở rộng các điểm đến, tần suất nêu trên là cần thiết, phù hợp với nhu cầu đi lại của hành khách, tạo điều kiện để hỗ trợ tất cả các các hãng hàng không Việt Nam có cơ hội tham gia khai thác thị trường thường lệ quốc tế, khắc phục khó khăn để đứng vững và phát triển”, Cục Hàng không Việt Nam nhận định.

140.000 kiều bào muốn về quê đón Tết, chờ đường bay thẳng

Số liệu ghi nhận cho thấy, trong tuần đầu tiên từ 1/1/2022, các hãng hàng không đã tổ chức 16 chuyến bay chở khách thương mại từ Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia và Đài Bắc (Trung Quốc). Số lượng hành khách vận chuyển đạt gần 1000 người.
Bộ Ngoại giao cho biết, có chừng 140.000 kiều bào người Việt ở nước ngoài mong muốn về nước đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Sân bay Quốc tế Nội Bài. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.12.2021
Đại dịch COVID-19
Bộ GTVT được giao quyết định thời điểm mở lại đường bay quốc tế
Trong dịp này, lượng khách đổ về Việt Nam ước tính lên đến 30.000 khách/tuần, trong đó có cả công dân Việt Nam, Việt kiều và người nước ngoài. Trong số đó, phần lớn người nước ngoài là các nhóm khách ngoại giao, công vụ, chuyên gia hoặc nhà đầu tư.
Nhằm đáp ứng nhu cầu không nhỏ như trên, Cục Hàng không Việt Nam đã làm việc, thảo luận, trao đổi với cơ quan quản lý hàng không của các nước về việc mở lại chuyến bay thương mại chở khách thường lệ.
Làm việc với phía Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Bắc (Trung Quốc) và Singapore, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị tăng tần suất khai thác các chuyến bay thương mại chở khách thường lệ lên 14 chuyến/tuần/chiều cho tất cả các hãng hàng không của mỗi bên.
Trong khi đó, nhà chức trách Thái Lan đã thông báo các quy định phòng dịch của nước này với Cục Hàng không Việt Nam.
Hiện tại, hành khách nhập cảnh Thái Lan qua Bangkok phải trải qua quy trình cách ly bắt buộc từ 7-10 ngày tại các cơ sở cách ly. Trường hợp nếu nhập cảnh qua Samui hoặc Phuket thì khách được tự cách ly khép kín (sandbox) cũng với thời gian từ 7-10 ngày.
Máy bay Vietnam Airlines.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2021
Các hãng hàng không Việt Nam đồng loạt khôi phục đường bay quốc tế thường lệ
Theo Cục trưởng Đinh Việt Thắng, Việt Nam và Thái Lan thống nhất tiếp tục trao đổi về việc tăng tần suất khai thác các chuyến bay thương mại chở khách từ hai phía lên thành 10 chuyến/tuần/chiều cho toàn bộ các hãng hàng không mỗi bên.
Về phía Campuchia, do nhu cầu của khách còn chưa cao nên các hãng hàng không chưa khai thác nhiều. Cục Hàng không sẽ tiếp tục theo dõi tình hình để trao đổi về việc khai thác 10 chuyến/tuần/chiều cho toàn bộ các hãng hàng không mỗi bên nếu có đề xuất từ các hãng.
Hôm 11/1 vừa qua, Cục Hàng không cũng đã gửi văn bản đến cơ quan quản lý hàng không Úc để thông báo về việc nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách giữa 2 nước, với tần suất ban đầu là 10 chuyến/tuần/chiều cho toàn bộ các hãng hàng không mỗi bên.
Riêng Trung Quốc và Lào hiện vẫn chưa chính thức đưa ra ý kiến trả lời trước đề nghị mở lại chuyến bay quốc tế thường lệ của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала