Việt Nam thừa điện tái tạo, EVN bắt kịp xu hướng năng lượng thế giới

© Ảnh : Chanh Đa-TTXVNBạc Liêu hiện là điểm sáng trong thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước ở lĩnh vực năng lượng tái tạo
Bạc Liêu hiện là điểm sáng trong thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước ở lĩnh vực năng lượng tái tạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
Đăng ký
Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á (ASEAN) về công suất nguồn điện, tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời của Việt Nam là 20.670 MW (tăng 3.420 MW so với năm 2020).
EVN cam kết đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu xu hướng phát triển trên thế giới cũng như tại Việt Nam nhằm từng bước triển khai các loại hình năng lượng mới, khai thông nhiều dịch vụ tiên tiến như hệ thống sạc pin cho xe điện.

Việt Nam đứng đầu ASEAN về công suất nguồn điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày 14/1 đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Báo cáo về tình hình kinh doanh sản xuất, cung ứng điện năm qua, ông Trần Đình Nhân, Tổng Giám đốc EVN cho biết, năm 2021 đại dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tặng quà các đơn vị thi công - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
EVN chuẩn bị nhập khẩu điện, Việt Nam tăng hợp tác năng lượng với Lào
Tuy vậy, với sự nỗ lực không ngừng, khắc phục khó khăn, EVN vừa thực hiện công tác phòng, chống dịch, vừa bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.
Thống kê cho thấy, tính đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 76.620 MW, tăng gần 7.500 MW so với năm 2020, trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) là 20.670 MW (tăng 3.420 MW so với năm 2020) và chiếm tỷ trọng 27,0%.
“Quy mô hệ thống điện Việt Nam đã vươn lên đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện”, Tổng Giám đốc Trần Đình Nhân cho biết.
Đồng thời, điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống vẫn đạt 256,7 tỷ kWh, tăng 3,9% so với năm 2020. Công suất phụ tải cực đại toàn hệ thống là 43.518 MW, tăng 11,3%.
Báo cáo của tập đoàn cũng nhấn mạnh, điện thương phẩm toàn Tập đoàn đạt 225,3 tỷ kWh, tăng 3,85% so với năm 2020, trong đó, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) tăng cao nhất 9,31%.
Điện cấp cho lĩnh vực công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng 54,5%, tăng trưởng 4,88%, điện cấp cho thương mại, khách sạn, nhà hàng chiếm tỷ trọng 4,0% và là thành phần bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh.

Thừa điện tái tạo

“Năm 2021 là một năm vận hành đầy biến động của hệ thống điện quốc gia”, báo cáo của EVN cho thấy.
Đại diện EVN cho biết, nhiều khu vực nhu cầu điện giảm thấp do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, thủy văn diễn biến bất thường và khó dự báo, tỷ trọng các nguồn điện năng lượng tái tạo (đặc biệt điện mặt trời, điện gió) tăng cao gây khó khăn trong điều hành hệ thống và dẫn đến tình trạng “thừa nguồn”, đặc biệt là vào các ngày lễ và cuối tuần ở khu vực miền Nam nhưng lại thiếu điện cục bộ một số khu vực tại miền Bắc vào một số thời gian cao điểm nắng nóng mùa hè.
Trong bối cảnh đó, trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia đã thực hiện nghiêm túc các quy định về lập lịch, huy động, vận hành và điều độ các nhà máy điện, vận hành tối ưu trong thời gian thực các nguồn điện tái tạo, bảo đảm công khai, công bằng, minh bạch.
Những dự án điện gió với kỳ vọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - du lịch cho Gia Lai - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2021
Giảm điện than, dừng nhà máy hạt nhân, Việt Nam chọn LNG và năng lượng tái tạo
Theo ông Nhân, mặc dù phụ tải thực tế thấp hơn nhiều so với dự báo, EVN vẫn bảo đảm vận hành thị trường điện bán buôn cạnh tranh liên tục, ổn định. Hiện tại, có 104 nhà máy điện tham gia trực tiếp trong thị trường điện với tổng công suất 27.957 MW, chiếm 36,5% tổng công suất đặt toàn hệ thống.
Trong công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, EVN các đơn vị trực thuộc tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cung ứng dịch vụ điện, đa dạng hoá hình thức cung cấp dịch vụ, đã sửa đổi bổ sung Quy trình kinh doanh và giảm thời gian tiếp cận điện năng theo Nghị quyết của Chính phủ.
Đến nay, tỷ lệ thu tiền điện không dùng tiền mặt toàn Tập đoàn đạt gần 95%, tỷ lệ giao dịch theo phương thức điện tử đạt 97,89%, tăng 20,32% so với năm 2020. Cùng với đó có tới 99,66% các yêu cầu về dịch vụ điện được cung cấp qua các kênh Internet, qua Trung tâm CSKH, Trung tâm hành chính công.
“EVN cũng tiếp tục tập trung đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp điện”, báo cáo nêu.
Theo đó, thời gian cấp điện lưới trung áp giảm còn 3,30 ngày; thời gian cấp điện lưới hạ áp giảm cho khách hàng sinh hoạt khu vực thành phố, thị xã, thị trấn là 2,29 ngày, khu vực nông thôn là 2,67 ngày và khách hàng ngoài sinh hoạt là 2,62 ngày.

100% số xã trên cả nước có điện

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Giám đốc EVN Trần Đình Nhân cho rằng, trong năm qua, tập đoàn đã thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tư xây dựng các dự án điện.
“EVN đã đưa vào vận hành nhiều dự án quan trọng góp phần nâng cao năng lực hạ tầng cung cấp điện, giải toả công suất nguồn điện năng lượng tái tạo”, ông Nhân nói.
Theo lãnh đạo tập đoàn, dù gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai các thủ tục đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích đất rừng, thu xếp vốn, giá vật tư, vật liệu tăng cao và giãn cách do dịch Covid-19, Tập đoàn và các đơn vị rất nỗ lực, đưa ra nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ nên đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2021.
Nhà máy điện gió AC Energy tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Ai đứng sau tổ hợp kinh tế muối và năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam?
Dẫn chứng cụ thể, ông Nhân cho biết, năm qua, EVN đã đưa vào vận hành nhà máy Thủy điện Thượng Kon Tum (220 MW) và nhà máy Thủy điện Đa Nhim mở rộng (80 MW).
Đơn vị cũng hoàn thành cụm công trình cửa xả dự án Thủy điện tích năng Bắc Ái, khởi công 3 dự án nguồn điện gồm nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng (480 MW), nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng (360 MW) và nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I (1.200 MW).
Về lưới điện, EVN đã khởi công 198 công trình và hoàn thành 176 công trình lưới điện 110-500 kV. Cùng với đó, EVN đã hoàn thành dự án cấp điện nông thôn tỉnh Lai Châu, triển khai thủ tục đầu tư dự án cấp điện huyện Côn Đảo từ lưới điện quốc gia bằng cáp ngầm.
Các Tổng công ty điện lực đã chủ động thu xếp các nguồn vốn hơn 1.100 tỷ đồng để cấp điện cho 15.000 hộ dân chưa có điện tại địa bàn khó khăn thuộc các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Điện Biên, Nghệ An, Cà Mau.
“Tính đến cuối năm 2021, số xã có điện trên cả nước đạt 100% và số hộ dân được sử dụng điện đạt 99,65%; trong đó số hộ dân nông thôn có điện đạt 99,45%”, đại diện EVN nêu rõ.

Đủ điện phát triển kinh tế-xã hội, ứng phó khủng hoảng năng lượng

Ông Trần Đình Nhân cho biết, năm 2022 này, EVN chọn chủ đề thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả.
Theo Tổng Giám đốc EVN, đây là năm có ý nghĩa quan trọng, trong việc thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Ông Nhân thừa nhận, trong năm nay, ngành điện Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục gặp khó khăn, thách thức khi tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhu cầu điện tăng trưởng không cao trong khi nguồn năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng lớn.
Năng lượng mặt trời - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2021
Cái bắt tay của Novaland và VinaCapital phù hợp với chiến lược năng lượng Việt Nam
Bên cạnh đó, ngành năng lượng trên thế giới và trong nước còn nhiều biến động khó dự báo, như giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát, chính sách tín dụng, tiền tệ.
“Tuy nhiên, ngành điện sẽ tập trung mọi nỗ lực bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và đời sống nhân dân”, lãnh đạo EVN khẳng định.
Tập đoàn EVN cũng sẽ bảo đảm tiến độ đầu tư các dự án nguồn điện và các dự án lưới điện theo đúng tiến độ được duyệt, kinh doanh có lợi nhuận, bảo toàn, phát triển vốn; tiếp tục quá trình tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, hoàn thiện bộ máy tổ chức để phát triển bền vững.
Năm 2022, EVN đặt ra chỉ tiêu sản lượng điện thương phẩm là 242,35 tỷ kWh, tăng trưởng 7,6% so với năm 2021, kế hoạch vốn đầu tư toàn tập đoàn là 96.500 tỷ đồng, thời gian mất điện bình quân của một khách hàng trong năm (chỉ số SAIDI) không quá 333 phút.
EVN đã đề ra 10 giải pháp cụ thể trong năm 2022, như vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện quốc gia, bảo đảm cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội và sinh hoạt của nhân dân; bảo đảm tiến độ, chất lượng đầu tư các dự án nguồn và lưới điện, triển khai đồng bộ nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng, tiến độ.
Dự án Nhà máy Điện mặt trời Thiên Tân Solar Ninh Thuận đầu tư tại xã Phước Trung, huyện Bác Ái. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2021
Apple giúp Việt Nam làm điện mặt trời, BCG Energy và Siemens Đức hợp tác về năng lượng
Đặc biệt, trong công tác chuyển đổi số, EVN đặt mục tiêu đến hết năm 2022 sẽ cơ bản chuyển đổi thành doanh nghiệp, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số. Ngành điện kiến nghị Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện truyền tải cấp thiết vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh để EVN và các đơn vị có cơ sở triển khai thực hiện.
Theo EVN, hàng năm, tập đoàn và các đơn vị thành viên đầu tư mới khoảng 1.000 dự án nguồn và lưới điện, do dó, để đẩy nhanh tiến độ triển khai, EVN kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục phân cấp thẩm định các bước thiết kế đối với dự án nhóm B, công trình cấp II trở xuống cho Tập đoàn, tổng công ty thuộc Tập đoàn.
Cùng với đó, trong điều kiện chi phí nhiên liệu đầu vào (than, dầu, khí đốt) tăng cao, cần làm tốt công tác điều hành hệ thống điện, thị trường điện để tối ưu chi phí mua điện, cũng như thực hiện triệt để các giải pháp tiết kiệm chi phí.
“EVN cũng cần nghiên cứu xu hướng phát triển trên thế giới cũng như tại Việt Nam để từng bước triển khai các loại hình năng lượng mới, đón đầu các dịch vụ mới như hệ thống sạc pin cho xe điện”, ông Trần Đình Nhân lưu ý.
Đơn vị cũng sẽ tiếp tục tổng hợp, báo cáo các Bộ, ngành, địa phương những khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý, công tác giải phóng mặt bằng để được hỗ trợ, hướng dẫn, đồng thời triển khai các giải pháp phù hợp để đẩy nhanh thủ tục đầu tư, thu xếp vốn, đảm bảo tiến độ, chất lượng các công trình nguồn và lưới điện lớn, quan trọng.
Năng lượng gió - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2021
GWEC: Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào điện than, chưa phát triển đủ năng lượng gió
Trước mắt, phải tập trung tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án điện thuộc các chuỗi dự án khí - điện Lô B và Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam.
“Tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, việc cổ phần hóa phải cố gắng thay đổi về chất, về quản trị doanh nghiệp, thu hút các nhà đầu tư chiến lược để tăng cường năng lực quản lý, thu hút nguồn vốn cho đầu tư và phát triển”, lãnh đạo EVN khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала