Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu than, nhưng vẫn còn quá sớm để nói về nguồn cung than ổn định

© Depositphotos.com / agnormark.gmail.comKhai thác than
Khai thác than - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2022
Đăng ký
Ngày 1 tháng 1 năm 2022, Indonesia đã thông báo tạm thời cấm xuất khẩu than. Quyết định này đã gây ra sự lo ngại bởi vì lệnh cấm xuất khẩu than có thể dẫn đến tình trạng thiếu than ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương và làm tăng giá than thế giới.
Indonesia là một trong những nước xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới, đã xuất khẩu 435 triệu tấn trong năm 2021. Các khách hàng mua than nhiệt lớn nhất của Indonesia là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Philippines. Vào giữa tháng Giêng, lệnh cấm đã được dỡ bỏ một phần và những tàu chở than xuất khẩu đã xuất cảng lên đường đến cảng đích để giao hàng. Tuy nhiên, nguyên nhân gây sự lo ngại vẫn chưa được loại bỏ.

Thợ mỏ Indonesia suýt gây ra khủng hoảng năng lượng trong nước

Nguyên nhân khiến Indonesia thông qua lệnh cấm xuất khẩu than đột ngột vì lo thiếu than, ảnh hưởng đến việc cung ứng điện của các nhà máy nhiệt điện tại nước này. Indonesia có chính sách cam kết, theo đó các công ty than của nước này phải cung cấp ít nhất 25% lượng than khai thác cho thị trường nội địa với mức giá 70 USD/tấn. Vào tháng 11 năm 2021, giá than nhiệt trên thị trường châu Á đạt 215 USD/tấn.
Giá tăng đột biến do nhu cầu than tăng đã khiến các nhà kinh doanh than Indonesia xuất khẩu than thu về lợi nhuận khổng lồ và khiến chính phủ nước này buộc phải bù 25% giá bán cho các nhà máy điện trong nước để bình ổn giá. Năm 2021, chỉ có 15% trong số 634 công ty than hoàn thành nghĩa vụ cung cấp than cho thị trường nội địa. Do đó, vào tháng 8/2021, Indonesia đã đình chỉ việc xuất khẩu than của 34 công ty khai thác than mà chính phủ cho rằng không đáp ứng được nghĩa vụ. Sau khi ​các doanh nghiệp sản xuất than nối lại hoạt động kinh doanh xuất khẩu vào ngày 13 tháng 1, Chính phủ Indonesia nhấn mạnh rằng, việc đáp ứng đầy đủ nguồn cung than nôi địa vẫn là một ưu tiên.
than - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Trung Quốc phát hiện luồng khí thải độc hại trên các mỏ than

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có nhu cầu than đá khá cao

Các nước nhập khẩu than Indonesia đã phản ứng lại với lệnh cấm này. Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi đã kêu gọi Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu than đá, cho rằng chính sách này sẽ gây bất lợi cho các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào loại nhiên liệu này để sản xuất điện. Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng từ lệnh cấm này. Sau khi cấm nhập khẩu không chính thức đối với than Australia, Bắc Kinh đã chuyển sang nhập than từ Indonesia. Trung Quốc khó có thể bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung từ Indonesia, mặc dù sản lượng than của nước này rất ấn tượng (khoảng 370 triệu tấn). Chính phủ Nhật Bản cũng lo ngại về tình hình này, họ khẳng định rằng, các nhà máy điện ở Indonesia không tiêu thụ than có hàm lượng calo cao, vì vậy lệnh cấm không nên áp dụng đối với nó. Vào ngày 10/1, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda đã gặp 5 bộ trưởng của Chính phủ Indonesia và kêu gọi Indonesia sớm dỡ bỏ lệnh cấm.
Trong khi nhu cầu than trên thế giới đang giảm và ngày càng nhiều quốc gia hướng đến mục tiêu trung hòa cacbon, thì tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhu cầu than vẫn khá cao, và theo đánh giá của các chuyên gia hàng đầu thế giới, nhu cầu than cho điện sẽ vẫn tăng cao ở khu vực này, - chuyên gia Daniil Karimov, giám đốc điều hành lĩnh vực luyện kim của Trung tâm phân tích Otkrytie cho biết:
“Tuy nhiên, các nước châu Á - Thái Bình Dương không đồng nhất về mặt rủi ro liên quan đến việc giảm nguồn cung than bởi vì tỷ lệ những nguồn năng lượng chính cho sản xuất điện là khác nhau. Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, than chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguồn năng lượng. Tại Nhật Bản, tỷ trọng khí đốt tự nhiên là lớn hơn than đá. Nhưng, ngay cả ở đó, tình trạng thiếu than sẽ gây ra nhiều vấn đề. Ví dụ, Okinawa Electric Power mua khoảng một nửa lượng than nhiệt từ Indonesia. Việc Indonesia dỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu than không có nghĩa là tình hình sẽ ổn định trong tương lai, mặc dù điều này ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Indonesia với tư cách là một đối tác thương mại. Đối thoại giữa chính phủ và các công ty khai thác than vẫn đang tiếp tục, và lệnh cấm xuất khẩu vẫn chưa được dỡ bỏ đối với tất cả các công ty”.
Hạm đội Hải quân Hoa Kỳ hộ tống tàu LNG - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2021
Hoa Kỳ có thể trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất ở châu Á - Thái Bình Dương

Indonesia sẽ từ bỏ than đá, nhưng không phải trong tương lai gần

Chuyên gia Karimov nhắc nhở về việc hồi tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cảnh báo về ý định tạm cấm xuất khẩu than nguyên liệu, vì điều này không tạo ra giá trị gia tăng và không tăng việc làm.
“Indonesia đã cấm xuất khẩu một số loại quặng để thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến trong nước. Vấn đề chế biến các loại nguyên liệu khác, kể cả than đá - nguyên liệu cơ bản trong ngành sản xuất nhiệt điện, hiện đang được nghiên cứu”.
Năm 2022, Indonesia có kế hoạch khai thác 663 triệu tấn than, trong đó 165,7 triệu tấn dành cho tiêu dùng trong nước và phần còn lại dành cho xuất khẩu. Tuy nhiên, tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc được tổ chức ở Glasgow vào tháng 11 năm 2021, Indonesia đã tuyên bố sẽ đạt được mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2060, và sẽ loại bỏ dần các nhà máy nhiệt điện than thải ra lượng khí nhà kính khổng lồ, bao gồm cacbon điôxít.
Jakarta, thủ đô Indonesia  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2022
Xây dựng thủ đô mới ở Indonesia là giải pháp cho vấn đề khi Jakarta đang "dần chìm"
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала