Ông Vũ Huy Hoàng bị ung thư, Việt Nam vẫn chưa bắt được bà Hồ Thị Kim Thoa

© AP Photo / David Rowland/SNPACựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
Cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2022
Đăng ký
Liên quan vụ án bán rẻ đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng, TP.HCM, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng được giảm án tù vì hiện “mắc ung thư, đang điều trị trong bệnh viện” và phạm tội chỉ vì “sai lầm” chứ không vụ lợi cá nhân.
Trong khi đó, liên quan đến đại án Sabeco này, cựu Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa (cánh tay phải đắc lực của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng) vẫn chưa bị bắt và ‘đang ở đâu đó ngoài kia’, ngoài vòng pháp luật.

Giảm án để “động viên thi hành án”

Chiều 24/1, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án phúc thẩm vụ án liên quan sai phạm chuyển nhượng đất vàng ở Tổng Công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), gây thiệt hại hơn 2.700 tỷ đồng.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, các ông Vũ Huy Hoàng (cựu Bộ trưởng Bộ Công Thượng), Phan Chí Dũng (cựu Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương), Lâm Nguyên Khôi (cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM) và Lê Quang Minh (cựu Trưởng phòng phát triển hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM) có đơn kháng cáo mức án mà phiên tòa sơ thẩm đã tuyên.
Ông Vũ Huy Hoàng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2022
Đại án Sabeco, vì sao cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khó thoát tội?
Sau khi nghe quan điểm luận tội của VKS và nghe phần trình bày, tranh luận của các bị cáo, luật sư, cũng như xem xét các chứng cứ liên quan, HĐXX nhận thấy, căn cứ phân công nhiệm vụ của Bộ Công Thương, Bộ trưởng phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho mọi hoạt động của bộ.
Trong vụ án này, ông Vũ Huy Hoàng là người giữ cương vị Bộ trưởng nhiệm kỳ 2007-2016 nên phải chịu trách nhiệm với vai trò chính.
Theo Tòa phúc thẩm, hành vi của các bị cáo đã xâm phạm đến trật tự quản lý, gây thiệt hại đặc biệt lớn về tài sản của Nhà nước. Bản án mà Tòa sơ thẩm đã tuyên đối với các bị cáo là “có căn cứ và cần thiết”.
Tuy nhiên, HĐXX cũng xem xét việc các bị cáo hiện đã lớn tuổi, có bệnh, thậm chí là bệnh hiểm nghèo. Như ông Hoàng hiện mắc ung thư tuyến tiền liệt đang điều trị trong bệnh viện, ông Dũng bị lao phổi. Ngoài ra, hai bị cáo còn lại cũng đều đang mang bệnh.
Cùng với đó, HĐXX cho rằng các bị cáo phạm tội do sai lầm và nhận thức chứ không phải do vụ lợi nên quyết định chấp nhận một phần kháng cáo, giảm một phần hình phạt.
“Việc này là để động viên các bị cáo khi chấp hành án”, theo HĐXX.
Xét xử Vũ Huy Hoàng và đồng phạm: Đề nghị mức án đối với cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và các bị cá - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.05.2021
Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng ‘sốc’ vì bản án sơ thẩm, kháng cáo xin đổi tội danh

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị bao nhiêu năm tù?

Từ đó, Tòa phúc thẩm quyết định tuyên phạt ông Vũ Huy Hoàng mức án 10 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (giảm 1 năm so với án sơ thẩm).
Tòa tuyên phạt ông Phan Chí Dũng mức án 8 năm tù (giảm 1 năm so với án sơ thẩm) với cùng tội danh trên.
Tuyên phạt ông Lâm Nguyên Khôi 4 năm tù và ông Lê Quang Minh 3 năm tù cùng về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Như vậy 2 bị can này mỗi người được giảm 6 tháng tù so với án sơ thẩm.
Về dân sự, Công ty Cổ phần đầu tư Quảng trường Mê Linh (bên thứ 3 ngay tình) xin nộp 2.713 tỷ đồng "nhằm hoàn thiện nghĩa vụ tài chính tương đương với thiệt hại mà ông Hoàng và đồng phạm đã gây ra".
Doanh nghiệp này xin tòa cho phép tiếp tục triển khai dự án tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trung, quận 1, TP. HCM.
Theo HĐXX, đây là đề nghị chứ không phải kháng cáo. Tuy nhiên, HĐXX nhận thấy đây là việc làm tích cực, có lợi cho nhà nước nên tuyên giao khu đất 2-4-6 cho UBND TP. HCM xử lý, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi hài hòa cho các bên liên quan.
Сựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2020
Việt Nam đốt lò chống tham nhũng: Thấy gì từ vụ cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị bắt?

Nhà nước mất đến 2.700 tỷ đồng

Trước đó, luật sư của ông Vũ Huy Hoàng cho biết thân chủ sức khỏe yếu, đang phải điều trị nên có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm.
"Vì không muốn làm gián đoạn công việc của HĐXX, ông Hoàng đã làm đơn xin xét xử vắng mặt", luật sư của ông Hoàng nói.
Trong lời khai của mình, ông Hoàng khẳng định ông không trực tiếp quản lý tài sản liên quan vụ án, mà chỉ quản lý gián tiếp qua các báo cáo, tham mưu của cấp dưới. Cựu Bộ trưởng cũng phủ nhận tham gia việc thoái vốn của Sabeco, cho rằng mình không phải là người chủ mưu.
Trong khi đó, ông Phan Chí Dũng kháng cáo xin hưởng án treo. Ông Dũng thừa nhận chưa hiểu biết đầy đủ và tuân chủ các quy định của Nhà nước. Ông cho rằng, những vi phạm của ông và kể cả Bộ Công Thương không liên quan đến sai phạm trong việc UBND TP. HCM cho Sabeco Pearl thuê đất.
Theo ông Dũng, trên nguyên tắc Bộ Công Thương và các Công ty nhà nước không được phép can thiệp vào công việc của Sabeco Pearl. Bộ chỉ quản lý phần vốn Nhà nước ở Sabeco nên cũng không liên quan đến việc thoái vốn tại Sabeco Pearl. Do đó, đây trách nhiệm là của HĐQT và Tổng Công ty Sabeco.
Nội dung bản án phúc thẩm cho thấy, Sabeco quản lý khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM, rộng 6.080 m2. Khu đất này là nhằm để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và phải nộp tiền thuê đất hàng năm.
Sau đó, Sabeco liên danh thành lập công ty bất động sản Sabeco Land để làm dự án nhưng không thành công do thiếu năng lực tài chính.
Các bị cáo nghe đại diện Viện Kiểm sát trình bày bản luận tội và đề nghị mức án. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2021
Ông Vũ Huy Hoàng và dấu vết phạm tội không thể chối cãi
Năm 2012, Chính phủ có nghị quyết yêu cầu các công ty Nhà nước phải thoái vốn đầu tư không thuộc ngành nghề kinh doanh chính. Tuy nhiên, Bộ trưởng Công Thương khi đó là ông Vũ Huy Hoàng cùng hai lãnh đạo Bộ vẫn chỉ đạo Sabeco đầu tư dự án bất động sản, không phải ngành kinh doanh chính.
Dưới chỉ đạo của Bộ, Sabeco đã dùng quyền sử dụng khu đất nói trên và tiền của công ty để cùng các doanh nghiệp tư nhân góp vốn thành lập Sabeco Pearl, sau đó dùng pháp nhân này để thực hiện dự án xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại.
Sau khi Phó chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Hữu Tín ký duyệt giá trị quyền sử dụng khu đất là hơn 997 tỷ đồng, Sabeco Pearl liền nộp tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính, đồng thời xin bổ sung chức năng căn hộ ở.
Tại thời điểm ban hành quyết định cho thuê, giá trị quyền sử dụng đất là 1.000 tỷ đồng trong khi giá thị trường là 3.800 tỷ đồng.
Trong lúc các cơ quan hữu quan chưa bổ sung chức năng sử dụng đất, nhóm đầu tư của Sabeco Pearl đã kiến nghị ông Vũ Huy Hoàng chỉ đạo Sabeco thoái toàn bộ vốn góp tại Sabeco Pearl và đề nghị mua lại toàn bộ 26% phần vốn góp của Sabeco.
Ngày 29/3/2016, ông Hoàng chủ trì cuộc họp bàn về thoái vốn ở Sabeco. Dưới sự đồng ý của Bộ Công Thương, Sabeco bán toàn bộ cổ phần với giá 13.347 đồng/cổ phần, thu về hơn 196 tỷ đồng. Tuy nhiên, thời điểm đó giá trị thực tế là 31.611 đồng/cổ phần, tương đương hơn 465 tỷ đồng.
Sabeco bị cáo buộc đã chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất 6.080 m2 có giá trị hơn 3.800 tỷ đồng sang cho tư nhân trái pháp luật, gây thiệt hại hơn 2.700 tỷ đồng.
Bị cáo Vũ Huy Hoàng (bên trái, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương) đến tòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2021
Tình tiết bất ngờ trong phiên xử cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng

Vẫn chưa bắt được bà Hồ Thị Kim Thoa

Như Sputnik đã thông tin, trong các tuyên bố chính thức đưa ra, Bộ Công an Việt Nam khẳng định đến nay vẫn chưa bắt được bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương, người được xác định có vai trò liên quan khiến lô đất vàng Sebeco rơi vào tay tư nhân.
Trước đó, từng xuất hiện các tin đồn rằng bà Hồ Thị Kim Thoa lẩn trốn và bị bắt ở Pháp, tuy nhiên, Bộ Công an Việt Nam khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Liên quan đến vụ án Sabeco, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng từng khẳng định, bà Thoa được phân công phụ trách Vụ Công nghiệp Nhẹ, trong đó có doanh nghiệp Sabeco. Mọi công việc liên quan đến Sabeco đều do bà Thoa và bị cáo Phan Chí Dũng (cựu Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nhẹ) phụ trách, theo lời khai của ông Hoàng.
Bà Hồ Thị Kim Thoa - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2020
Không còn ai hạ cánh an toàn. Vì sao đến nay bà Hồ Thị Kim Thoa mới bị khai trừ Đảng?
Cáo trạng vụ án cũng nêu, bà Hồ Thị Kim Thoa và ông Phan Chí Dũng chỉ đạo thành lập Sabeco Pearl cùng các doanh nghiệp tư nhân để đầu tư thực hiện Dự án xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và văn phòng cho thuê tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
Sau đó, Sabeco đã thoái toàn bộ vốn góp trong dự án này cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh. Từ đó, hoàn tất việc chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất này từ tài sản Nhà nước sang tư nhân trái pháp luật. Hành vi của ông Hoàng, bà Thoa và các bị cáo đã gây thất thoát, thiệt hại hơn 2.700 tỷ đồng.
Ở Việt Nam, bà Hồ Thị Kim Thoa còn nổi tiếng với tư cách là lãnh đạo Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang nhiều năm liền trước khi được nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương năm 2010. Sau khi bị phát hiện mắc nhiều sai phạm nghiêm trọng, bà Thoa bị miễn nhiệm chức Thứ trưởng Công Thương hồi tháng 8/2017.
Trước đó, từ 21/1/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký văn bản thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa vì vi phạm liên quan tới công tác cán bộ tại Bộ Công thương.
Đáng chú ý, trước đó, kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng nêu việc bà Thoa chịu một phần trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016. Đồng thời, cá nhân bà Thoa có vi phạm, khuyết điểm trong việc đồng ý với đề xuất tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh trái quy định, thực hiện không đúng nguyên tắc, quy định khi ký quyết định liên quan.
Ngày 2/12/2020, bà Hồ Thị Kim Thoa bị khai trừ ra khỏi Đảng do trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Công thương giai đoạn 2010 - 2017 đã có những vi phạm, khuyết điểm liên quan đến dự án khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM trong vụ án "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" đã được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và có kết luận điều tra đề nghị truy tố.
Bà Hồ Thị Kim Thoa - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2020
Chủ tịch Quốc hội nói gì về vụ bà Hồ Thị Kim Thoa bỏ trốn sang Pháp?
Sau khi có quyết định nghỉ hưu, bà Hồ Thị Kim Thoa bỏ sinh hoạt Đảng và đã xuất cảnh ra nước ngoài.
Ban Bí thư khẳng định, vi phạm của bà Hồ Thị Kim Thoa là rất nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, của Bộ Công thương.
Ngày 13/7/2020, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an ra quyết định truy nã bà Hồ Thị Kim Thoa do có hành vi sai phạm trong thời gian dài, cố ý làm trái các quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.
Sau khi bị khởi tố bị can về hành vi vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, bà Thoa hiện đã bỏ trốn, vì thế Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can, tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bà Thoa, chờ bắt giữ được sẽ xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
“Hiện chưa biết bà Thoa trốn ở đâu. Biết thì bắt rồi”, tướng Tô Ân Xô từng cho biết khi trả lời câu hỏi liệu Bộ Công an có năm được việc bà Hồ Thị Kim Thoa đang trốn ở đâu hay không (hồi cuối năm 2020).
Đại diện Bộ Công an cũng cho biết, hiện Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã có thư đề nghị gia đình liên hệ, động viên bị can Hồ Thị Kim Thoa về nước trình diện và thành khẩn khai báo hành vi phạm tội để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала