Việt Nam: Kiều hối đổ vào chứng khoán, bất động sản tăng cao kỷ lục

© Depositphotos.com / TKKurikawaNgân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu, lượng kiều hối đổ về Việt Nam càng gần Tết càng tăng mạnh.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, lượng kiều hối gửi về không chỉ nâng cao đời sống người dân trong nước, mà còn là nguồn tài chính quan trọng để phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Kiều hối năm 2021 tăng 10% so với năm 2020

Đây là đánh giá của đại diện Ngân hàng Nhà nước về lượng kiều hối gửi về Việt Nam trong năm 2021. Theo đó, kiều hối năm 2021 ước đạt 12,5 tỷ USD. Trong đó, khoảng 70% được gửi qua các tổ chức tín dụng, 28% gửi qua các công ty kiều hối, 2% gửi qua bưu điện.
Riêng TP. HCM là địa phương có lượng kiều hối gửi về chiếm 1/2 tổng lượng kiều hối trong năm 2021 với con số từ 6,5 - 6,6 tỷ USD. Con số này vẫn tiếp tục tăng mạnh trong dịp cận Tết.
Trung Tâm Thương Mại Vincom Center Bà Triệu - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
Doanh nghiệp của các tỷ phú khởi nghiệp từ Đông Âu ghi kỷ lục mới
Đặc biệt, lượng kiều hối đổ vào các kênh đầu tư như chứng khoán và bất động sản tại Việt Nam gây bất ngờ.
“Đây là con số cao kỷ lục từ trước đến nay”, ông Minh nói.
Phân tích nguyên nhân lượng kiều hối gửi về Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua, ông Nguyễn Hoàng Minh, Trưởng văn phòng đại diện Cơ quan thường trực Hiệp hội Ngân hàng tại TP. HCM cho biết:

“Lượng kiều hối gia tăng mạnh trong năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán 2022 một phần do giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, nên những người ở nước ngoài đã chuyển tiền về hỗ trợ người thân".

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.12.2021
Kiều hối về Việt Nam tăng, NHNN siết tín dụng đổ vào chứng khoán, bất động sản

Nguyên nhân nào khác khiến kiều hối tăng mạnh?

Bên cạnh các nguyên nhân mà đại diện Ngân hàng Nhà nước đưa ra về lượng kiều hối đổ về Việt Nam ngày càng nhiều, ông Nguyễn Hoàng Minh, Trưởng văn phòng đại diện Cơ quan thường trực Hiệp hội Ngân hàng tại TP. HCM cho biết thêm:

“Trong thời gian vừa qua, khi dịch bệnh xảy ra, Việt kiều không thể đi đâu, họ tiết kiệm từ việc không đi du lịch, mua sắm nên gửi về quê cho người thân. Con số 12,5 tỷ USD là thống kê từ các kênh chính thức như: ngân hàng, các tổ chức kinh tế được cấp phép, bưu điện v.v”, ông Minh nhận định.

Cơ chế chuyển tiền về thông thoáng hơn, người nhận kiều hối không phải chi trả phí và có thể gửi tiết kiệm bằng tiền mặt hoặc mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ cũng là nguyên nhân tiếp theo khuyến khích người thân ở nước ngoài gửi kiều hối về Việt Nam.
Một chiếc iPhone đặt bên cạnh những gói tiền giấy đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2021
Kiều hối chuyển về Việt Nam lập kỉ lục, đại diện các ngân hàng nêu nguyên nhân

Việt Nam có môi trường đầu tư ổn định

Lượng kiều hối tăng mạnh là minh chứng cho việc môi trường đầu tư của Việt Nam được đánh giá là môi trường sinh lời tốt và ổn định. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế chia sẻ:
“Chính vì thế nhiều nhà đầu tư, nhiều Việt kiều sẽ đầu tư vào Việt Nam. Và đây chính là cơ hội để thu hút lượng kiều hối lớn vào Việt Nam trong những tháng đầu năm 2022".
Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2022
Phép lạ kinh tế Việt Nam là một tấm gương cho các nước khác
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính, phân tích thêm:
“Kênh thu hút dòng tiền kiều hối về đầu tư là bất động sản, bởi thời gian qua, phân khúc này phát triển mạnh và là kênh đầu tư sinh lời và an toàn".
Các chuyên gia nhận định rằng, trong năm 2022, dịch COVID-19 được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh doanh khởi sắc sẽ thu hút nhiều hơn dòng kiều hối vào kênh này.
Sản xuất sợi tại Công ty TNHH Dệt Hà Nam. Ngành dệt may 'cán đích' với doanh thu xuất khẩu đạt 39 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
HSBC tài trợ 12 tỷ USD cho các dự án phát triển bền vững tại Việt Nam
Bên cạnh đó, khi các quốc gia đang dần mở cửa nền kinh tế, thích ứng với điều kiện bình thường mới, Việt Nam vẫn có những lợi thế cạnh tranh về chi phí nhân công, hạ tầng và đặc biệt là hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được ký kết.
Nhằm thu hút nhiều hơn nguồn kiều hối, trong năm 2022, Việt Nam vẫn cần điều chỉnh chính sách linh hoạt, cơ chế cởi mở để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала