Điện mặt trời của Trung Quốc đã đủ công suất cung cấp cho toàn nước Đức

© AP Photo / Ng Han GuanPin năng lượng Mặt Trời ở khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, Trung Quốc
Pin năng lượng Mặt Trời ở khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2022
Đăng ký
Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số lượng tấm pin mặt trời trên mái nhà. Vào năm 2021, 54,9 GW công suất mặt trời đã được sản xuất, trong đó một nửa đến từ các tấm pin mái nhà. Ngoài ra, chỉ trong năm qua, quốc gia này đã đưa vào vận hành nhiều tuabin gió ngoài khơi hơn bất kỳ quốc gia nào khác đang xây dựng trong vòng 5 năm qua.
Theo Cơ quan Quản lý Năng lượng Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tổng công suất phát điện mặt trời chỉ tính riêng ở nước này đã đạt 306,56 GW - đủ để cung cấp điện cho toàn nước Đức.

Trong năm qua, Trung Quốc đã tăng mức sản xuất năng lượng tái tạo lên mức kỷ lục

Công suất phát điện mặt trời tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm hơn một phần ba tổng mức tăng công suất năng lượng vào năm 2021. Ngoài ra, thêm 47,6 GW điện gió đã được lắp đặt. Mức tăng nhỏ hơn so với năm 2020, khi xây dựng thêm 71,7 GW tuabin gió. Tuy nhiên, 19,9GW là của các tuabin gió ngoài khơi hoặc xa bờ mới lắp đặt. Con số này nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong vòng 5 năm qua. Do vậy khối lượng công suất phát điện năng lượng mặt trời và điện gió mới vận hành đạt 102,5 GW vào năm ngoái, bằng khoảng 58% mức tăng tổng công suất phát điện của Trung Quốc năm 2021.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn “Tuần lễ năng lượng Nga” lần thứ IV - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam muốn hợp tác với Nga về năng lượng sạch
Hiện nay, hơn một nửa năng lượng phát ra ở Trung Quốc là từ than đá. Tuy nhiên, quốc gia này đã đặt mục tiêu đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2060. Để làm được điều này, cần chuyển sang các nguồn năng lượng sạch. Hiện tại, tổng công suất lắp đặt của năng lượng thay thế ở Trung Quốc - từ mặt trời và gió - chiếm khoảng 18% tổng năng lượng của cả nước. Tuy nhiên, do hiệu quả của năng lượng thay thế thấp hơn, sản lượng điện cuối cùng thậm chí còn ít hơn - chỉ 9,5% vào năm 2020. Trung Quốc đã đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ đạt mức cao nhất về lượng khí thải carbon dioxide vào khí quyển. Trong cùng thời gian, dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi tổng công suất sản xuất năng lượng mặt trời và gió lên 1200 GW. Chính quyền tích cực trợ cấp cho việc phát triển năng lượng thay thế.
Chính sách của chính phủ và các khoản trợ cấp đã giải thích cho sự tăng trưởng nhanh chóng trong sản xuất năng lượng mặt trời và gió ở Trung Quốc, Huang Xiaoyong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Năng lượng Quốc tế thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Lợi thế cạnh tranh

Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh quan trọng về năng lượng tái tạo so với các nước khác. Thậm chí 15 năm trước, năng lượng mặt trời dường như là một thứ đắt giá đối với những người ủng hộ nhiệt thành cho cuộc chiến vì môi trường. Trong cuộc khủng hoảng năm 2008, để tránh việc nền kinh tế hạ cánh "cứng", chính quyền Trung Quốc đã đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, bao gồm cả sản xuất các tấm pin mặt trời. Kết quả là, tình trạng sản xuất thừa mạnh mẽ đã hình thành ở khu vực này. Trung Quốc hiện sản xuất 2/3 số tấm pin mặt trời trên thế giới. Theo tính toán của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), Trung Quốc có thể giảm hơn 90% giá thành của các sản phẩm này trong 10 năm.
Năng lượng mặt trời, gió - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
Dự án điện mặt trời của SK Group và Nami Solar, Việt Nam vẫn cần điện than, điện hạt nhân
Mặt khác, công nghệ năng lượng tái tạo, theo chuyên gia Huang Xiaoyong, vẫn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Như đã đề cập ở trên, hiệu suất của sản xuất năng lượng thay thế thấp hơn so với các nhà máy nhiệt điện truyền thống. Với việc tăng gấp đôi công suất năng lượng thay thế vào năm 2030, tỷ trọng của nó trong cán cân năng lượng đất nước sẽ tăng tối đa 5%, theo kế hoạch của chính quyền Trung Quốc. Có rất nhiều vấn đề công nghệ vẫn chưa được giải quyết, chuyên gia Huang Xiaoyong giải thích.

Khủng hoảng năng lượng

Cuộc khủng hoảng năng lượng mà các nước châu Âu và Trung Quốc phải đối mặt vào mùa thu năm 2021 cho thấy với trình độ phát triển công nghệ hiện nay, năng lượng thay thế không thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng và thay thế được hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Mùa đông lạnh giá năm 2021 và mùa hè ít gió tiếp đó có nghĩa là các "cối xay gió" và tấm pin mặt trời không tạo ra nhiều năng lượng như dự định. Về phần mình, Trung Quốc đã tìm cách nhanh chóng giảm sản lượng phát điện than, đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than đã lỗi thời và các mỏ khai thác. Thế nhưng việc loại bỏ than quá nhanh gây nguy hiểm cho an ninh năng lượng đất nước. Vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, đã phải áp dụng việc phân bổ năng lượng ở nhiều tỉnh Trung Quốc. Doanh nghiệp buộc phải chuyển sản xuất sang ca đêm, hoặc đình chỉ hoàn toàn hoạt động. Để giải quyết vấn đề, Trung Quốc đã quay sang Nga với yêu cầu tăng cung cấp điện. Từ ngày 1 tháng 10, Nga đã tăng gấp đôi sản lượng cung ứng điện, thế nhưng vẫn không đủ, và vào cuối tháng, Trung Quốc đã chính thức đề xuất tăng gấp đôi nguồn cung. Ngoài ra, trong tháng 1 - 9 năm nay, Nga đã tăng xuất khẩu than sang Trung Quốc lên 77%.
pin mặt trời - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.02.2020
Trung Quốc cấp cho Ấn Độ năng lượng mặt trời giá rẻ

Tương lai tươi sáng hơn cho năng lượng thay thế

Tình hình này cho thấy rõ ràng mặc dù các nguồn năng lượng thay thế là tương lai tươi sáng để phấn đấu, nhưng chúng ta không nên từ bỏ ngay nhiên liệu hóa thạch trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Chúng ta chỉ cần tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch hơn trên quan điểm môi trường. Khí tự nhiên có thể là một giải pháp trung gian tốt cho các vấn đề năng lượng. Tiêu thụ khí đốt ở Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng. Và do đó, Nga đang trở thành đối tác chuyển đổi năng lượng quan trọng nhất của Trung Quốc. Đường ống dẫn khí đốt "Sức mạnh Siberia" đã đi vào hoạt động, theo đó, ở công suất thiết kế cao nhất, tới năm 2025, sẽ có tới 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm được cung cấp cho Trung Quốc. Ngoài ra, một dự án mới cũng đang được phát triển để cung cấp khí đốt thông qua cái gọi là tuyến đường phía Tây qua Mông Cổ. Phần Mông Cổ của đường ống sẽ dài 960 km và bắt đầu xây dựng vào năm 2024. Công suất thiết kế của đường ống này sẽ là 50 tỷ mét khối khí/năm. Ngoài khí đốt và dầu mỏ, Nga và Trung Quốc đang phát triển hợp tác năng lượng ở cấp độ công nghệ sâu, điều này trong tương lai sẽ cho phép hai nước đóng góp đáng kể hơn vào cuộc chiến khử cacbon. Vào năm 2019, một hợp đồng được ký kết để xây dựng tổ máy điện thứ ba và thứ tư của nhà máy điện nguyên tử "Xudapu" với các lò phản ứng VVER-1200 của Nga, cũng như hợp đồng cung cấp nhiên liệu hạt nhân. Lô thiết bị đầu tiên của "Xudapu" đã được Nga chuyển giao cho Trung Quốc vào cuối năm ngoái.
Xây dựng tuyến đường ống Sức mạnh Siberia - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2021
Gazprom: Giao hàng qua đường ống "Sức mạnh Siberia" vượt quá nghĩa vụ hợp đồng hơn 30%
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала