Lửa cháy tiếp cận biên giới của Nga

© Sputnik / Igor ZaremboBiên giới Nga
Biên giới Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
Đăng ký
Tháng đầu tiên của năm mới 2022 theo dương lịch vừa trôi qua, năm Nhâm Dần Âm lịch đã bắt đầu, nhưng, diễn biến căng thẳng trên lục địa Á - Âu tiếp tục có xu hướng đáng báo động của năm 2021, đang leo thang trước mắt chúng ta.
Mối đe dọa sự ổn định đã đến gần biên giới của Nga. Gần đây, cuộc bạo loạn đã bị dập tắt ở Kazakhstan. Kiev vi phạm các thỏa thuận Minsk, tiếp tục bắn phá Donbass và tiến quân theo hướng này, khiến mọi người sợ hãi trước mối đe dọa về "cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina", trong khi Hoa Kỳ bác bỏ yêu cầu của Nga để Washington ngăn chặn NATO mở rộng về phía đông.
© REUTERS / Gleb GaranichQuân đội Ukraina tại Avdeevka (Donbass)
Quân đội Ukraina tại Avdeevka (Donbass) - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
Quân đội Ukraina tại Avdeevka (Donbass)

“Áp lực lên Nga ngày càng gia tăng từ mọi phía, - Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử các nước Viễn Đông, Đại học Tổng hợp Quốc gia St.Petersburg, nói. - Có những mối đe dọa về việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, áp lực lên Belarus đang gia tăng, việc thay đổi các định dạng hiện có về Ukraina đang được chuẩn bị, tàu chiến của các nước phương Tây thực hiện những chuyến thăm khiêu khích đến lãnh hải của Nga, có mối đe dọa về việc ở Belarus Giáo hội Chính thống giáo có thể bị chia rẽ tương tự như đã từng xảy ra ở Ukraina, kết quả bầu cử ở Cộng hòa Moldova đe dọa thay đổi cán cân lực lượng ở Transnistria. Thổ Nhĩ Kỳ theo truyền thống lên tiếng tuyên bố chủ quyền của mình đối với bán đảo Crưm. Các phương tiện truyền thông nước ngoài vẫn tiếp tục “ác quỷ hóa” nước Nga, đẩy lùi tiếng Nga và văn hóa Nga khỏi các nước láng giềng”.

Quốc kỳ Mỹ trên nền biển chỉ đường. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
"Họ có thứ gì đó để che giấu". Vì sao Mỹ đối thoại với Nga về vấn đề Ukraina "dạng kín"?

Nguy cơ mở rộng vòng cung bất ổn Á – Âu

Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 12 mang tên “Vòng cung bất ổn Á-Âu và các vấn đề an ninh khu vực từ Đông Á đến Bắc Phi: Kết quả của năm 2021” vừa được tổ chức tại trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg đã thu hút sự tham gia của các chuyên gia từ Đại học St. Petersburg, Đại học MGIMO, Đại học RUDN, Viện Các nước Á-Phi, Trường Kinh tế cao cấp, cũng như đại diện của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) bao gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Giới lãnh đạo Nga chú ý đến những kết luận của các diễn đàn này khi đưa ra các quyết định chính trị quan trọng. Những người tham gia hội thảo khoa học đã nói về tình hình ở sáu trong bảy khu vực hiện có trong vòng cung bất ổn Á-Âu, và lưu ý rằng, trong khu vực thứ bảy - vùng Bắc Cực - mâu thuẫn ngày càng trầm trọng hơn do khí hậu ấm lên cũng như do việc hình thành tuyến đường biển phía bắc không được kiểm soát đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Nga, ở khu vực này bùng lên những tranh chấp lãnh thổ và bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang.

Chiến tranh ủy nhiệm

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, cuộc đối đầu đang gia tăng trong một số khu vực của Vòng cung bất ổn Á-Âu sát gần biên giới của Nga. Đây là khu vực Đông Âu, khu vực Kavkaz và bây giờ cả khu vực Trung Á.
“Ở các khu vực này, các “đối tác” phương Tây của chúng tôi thể hiện khả năng giải quyết những vấn đề tế nhị bằng các cuộc chiến ủy nhiệm và tiến hành chiến tranh qua tay người khác. Đây là dấu ấn của họ trong nhiều cuộc xung đột thực tế và tiềm năng trên không gian Á-Âu, - Giáo sư Kolotov cho biết. - Giới tinh hoa địa phương được dẫn dắt bởi các “giám tuyển” từ nước ngoài, nêu những khẩu hiệu dân tộc chủ nghĩa, nhưng, trên thực tế họ đang đẩy nhân dân nước mình vào các trò chơi địa chính trị của nước ngoài với triển vọng rất mơ hồ, chưa chắc họ có thể thoát ra khỏi những trò chơi này. Bằng cách cung cấp vũ khí và gửi những nhóm phần tử vũ trang trực tiếp hoặc thông qua các đối tác thân cận nhất của mình, Washington đang thay đổi cán cân quyền lực, và do đó thúc đẩy việc thay đổi chế độ hiện tại bằng bạo lực trong các khu vực tranh chấp của vòng cung bất ổn. Đây là những gì chúng ta đã thấy vào năm 2008 ở Gruzia, bây giờ là Ukraina và Kavkaz. Yếu tố duy nhất có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Hoa Kỳ là tổn thất về người của họ. Như đã từng có ở Việt Nam vào những năm 1968-1969. Khi có tới 2.500 binh lính Mỹ thiệt mạng mỗi tuần, điều này đã gây ra phản ứng từ cả giới lãnh đạo Mỹ và toàn thể nhân dân. Nhưng, bây giờ người Mỹ thờ ơ, vô cảm trước việc có bao nhiêu phần tử vũ trang hoặc dân thường bị thiệt mạng ở các vùng lãnh thổ nước ngoài, bởi vì họ chỉ là những "con tốt thí" trong bàn tay của Washington”.
© REUTERS / Pavel MikheyevTình hình ở các thành phố của Kazakhstan trong trường hợp khẩn cấp
Tình hình ở các thành phố của Kazakhstan trong trường hợp khẩn cấp - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
Tình hình ở các thành phố của Kazakhstan trong trường hợp khẩn cấp

Mục tiêu chính yếu nhằm vào các dự án của Nga và Trung Quốc

Đương nhiên, hội thảo khoa học chú ý đến các sự kiện gần đây ở Kazakhstan. Trên lục địa Á-Âu đã hình thành một hệ thống vòng cung bất ổn với những yếu tố gây mất ổn định có kiểm soát trên những khu vực rộng lớn, chủ yếu ở Bắc Phi và Trung Đông. Những dòng di cư mạnh mẽ từ các khu vực này được lọc bởi các tổ chức khủng bố hoạt động ngầm cho phép xuất khẩu sự bất ổn sang các vùng khác. Chúng ta đã thấy điều này trong các sự kiện gần đây ở Kazakhstan, nơi các phần tử cực đoan có vũ trang, có kinh nghiệm chiến đấu đã được nhập khẩu qua Kyrgyzstan. Không phải ngẫu nhiên mà một số kẻ gây bạo loạn không nói tiếng Kazakhstan. Không phải ngẫu nhiên mà sau khi các cuộc bạo loạn bị dập tắt, các nhà xác đã bị tấn công, thi thể của 41 người tham gia các sự kiện đã bị đánh cắp. Hoa Kỳ đã thể hiện tầm nhìn xa khi rút các tay súng IS ở Syria khỏi đòn tấn công của lực lượng không quân vũ trụ Nga.
Председатель КНР Си Цзиньпин и президент РФ Владимир Путин на церемонии официальной встречи в Георгиевском зале Кремля - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
Độc giả Trung Quốc: NATO nói nhiều, nhưng chạy khỏi "gấu Nga"

Mục đích của những hành động này là gây mất ổn định trên không gian Á-Âu, cụ thể là khu vực Trung Á, nơi các hành lang hậu cần và vận tải của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc đi qua. NATO đang tích cực hoạt động tại khu vực Đông Âu, cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh đang đưa đến gần biên giới của Nga. Ở khu vực Đông Á, khối quân sự AUKUS đang được thiết lập để gây bất ổn khu vực bằng cách gây dựng lực lượng chống lại Trung Quốc, sử dụng các nước Đông Nam Á làm những "con tốt thí" trong trò chơi địa chính trị của họ. Ổn định khu vực được quản lý nhằm chống lại các dự án hội nhập với sự tham gia của Nga và Trung Quốc như CIS, EAEU, SCO, BRI”, - Giáo sư Vladimir Kolotov giải thích.

Lực lượng CSTO đã phản ứng với các sự kiện ở Kazakhstan ngay lập tức và ngăn chặn tình trạng bất ổn. Kazakhstan tuyên bố ngăn chặn thành công cuộc khủng hoảng, nhưng các vấn đề hệ thống của Kazakhstan, cũng như các quốc gia hậu Xô Viết khác vẫn chưa được giải quyết, nên vẫn còn nền tảng cho sự bất ổn lâu dài ở khu vực Trung Á. Tình hình biên giới Nga vẫn diễn biến phức tạp. Nếu những tình trạng bất ổn quy mô lớn bùng phát cùng lúc tại một số khu vực của vòng cung bất ổn Á-Âu đi qua gần Nga, Matxcơva sẽ phải đưa ra những quyết định phức tạp.
Quân đội Ukrainа - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2022
Nga với chiến thuật “lạt mềm buộc chặt”
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала