Việt Nam “không cần sợ bất cứ nước nào”

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNThứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
Đăng ký
Khi đã khẳng định được vị thế của Việt Nam trên bản đồ pháp lý quốc tế, nhận được sự ủng hộ của các nước trên thế giới tin vào lẽ phải và công lý, Hà Nội không cần phải sợ bất cứ “phe cánh” hay bên nào.
Các thế hệ lãnh đạo Việt Nam đều khẳng định lập trường dứt khoát, kiên quyết, không chọn phe hay theo phe này, đánh phe kia. Hà Nội đi theo con đường đối ngoại đa phương, đa dạng, thân thiện, hữu nghị, là bạn của tất cả các nước.

Việt Nam luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã khẳng định đối ngoại phải “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”.
Đồng thời, đây cũng là kim chỉ nam trong công tác đối ngoại được Bộ Ngoại giao triển khai cụ thể, quyết liệt.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCHTW khóa XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam thay mặt BCHTW khóa XIII phát biểu ý kiến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2021
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta đã thành công rất tốt đẹp"
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu gần đây trả lời báo chí trong nước cho thấy, Việt Nam luôn coi trọng và thúc đẩy vận dụng luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.
Cùng với đó, Hiến pháp năm 2013 khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Từ chỗ chủ yếu tiếp thu, tham gia các tổ chức quốc tế, các điều ước quốc tế đã hình thành trước đây, vận dụng luật pháp quốc tế để đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia chống lại các quan điểm sai trái, thù địch, Việt Nam chuyển sang từng bước tham gia đóng góp xây dựng luật chơi, tham gia pháp điển và phát triển luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia đồng thời đóng góp thúc đẩy hòa bình, an ninh và hợp tác quốc tế vì phát triển bền vững.

Khẳng định vị thế trên bản đồ pháp lý quốc tế

Việt Nam không ngừng tăng cường sự tham gia tại các diễn đàn pháp lý đa phương, như Ủy ban các vấn đề pháp lý (Ủy ban VI) của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Tổ chức Tham vấn pháp lý Á - Phi (AALCO).
Theo ông Hiệu, các bước đi này trong những năm gần đây đều là nhằm thực hiện đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác trên thế giới.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2021
Việt Nam muốn Đảng viên ‘tự miễn dịch’, không ‘đa chiều’ hay có 2 quốc tịch
Đáng chú ý, Việt Nam thắng cử trong những kỳ bầu cử với tính cạnh tranh cao, giành được quyền hiện diện tại các cơ chế pháp lý quốc tế quan trọng như Ủy ban Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) và Ủy ban Luật pháp quốc tế Liên hợp quốc (ILC).
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu đánh giá những diễn đàn pháp lý này không những đóng vai trò nghiên cứu, pháp điển hóa luật pháp quốc tế, mà còn là nơi xem xét, nghiên cứu các vấn đề pháp lý mới phát sinh, có liên hệ chặt chẽ với lợi ích các quốc gia, như các vấn đề biển và đại dương, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, an ninh mạng, giải quyết tranh chấp trong đầu tư…
Thứ trưởng Ngoại giao đánh giá, tại các diễn đàn này, Việt Nam kịp thời đưa ra các quan điểm phù hợp với lợi ích, chủ trương của mình, bảo vệ lợi ích quốc gia từ sớm, từ xa, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
“Đặc biệt, việc Việt Nam thúc đẩy các chủ đề pháp lý thực tiễn, sát sao với lợi ích của các nước đang phát triển như môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… được các nước ủng hộ, đánh giá cao và ngày càng tín nhiệm”, ông Hiệu nói.
Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ pháp lý của Việt Nam nói riêng và cán bộ đối ngoại nói chung cũng được tạo cơ hội để từng bước trưởng thành, vươn tới trình độ tiệm cận với khu vực và thế giới cả về chuyên môn và kỹ năng.
Thứ trưởng Ngoại giao điểm lại việc Việt Nam bổ nhiệm trọng tài viên tại Tòa Trọng tài thường trực từ năm 2012-2024 từ các cơ quan trong nước; có chuyên viên làm việc tại các cơ quan pháp lý quốc tế, trong đó có Ban Thư ký ASEAN, Tòa Luật Biển quốc tế (ITLOS), Tòa Trọng tài thường trực (PCA)…; và hai nhiệm kỳ liên tiếp có đại diện tại ILC
“Đây là minh chứng rõ ràng cho sự ủng hộ và tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam, khẳng định vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế”, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nêu rõ.

Nhiều tin vui

Chia sẻ với báo giới, ông Hiệu cho biết, vừa qua, có nhiều tin vui liên quan đến luật pháp quốc tế đối với Việt Nam.
Điển hình như việc Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái đắc cử vị trí thành viên ILC nhiệm kỳ 2023-2027 và PCA thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm trực tuyến với bà Noeleen Hayzer, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về vấn đề Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2022
“Việt Nam, ASEAN xem Myanmar là thành viên trong gia đình”
Nói về việc Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái đắc cử nhiệm kỳ lần hai với số phiếu cao, trong một kỳ bầu cử vô cùng cạnh tranh, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhận định điều này phản ánh sự tín nhiệm và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với năng lực, phẩm chất của ứng viên Việt Nam nói riêng và uy tín, vị thế của Việt Nam nói chung trong lĩnh vực pháp lý.
“Điều này cũng phản ánh kỳ vọng Việt Nam sẽ đóng góp có chất lượng hơn nữa vào công cuộc pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế”, Thứ trưởng nêu rõ.
Liên quan đến việc PCA mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội, văn phòng thứ tư của PCA ngoài trụ sở chính tại The Hague (Hà Lan), Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nêu bật bốn ý nghĩa lớn.
Đầu tiên, đó là khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về hội nhập toàn diện, sâu rộng, trong đó có hội nhập về pháp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất Trung Quốc tạo thuận lợi hơn cho hàng xuất khẩu ASEAN
Tiếp đó, việc PCA mở văn phòng ở Hà Nội cũng phản ánh thông điệp nhất quán của Việt Nam về ủng hộ nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, đề cao luật pháp quốc tế.
Thứ ba, theo ông Hiệu, điều này tạo điều kiện cho việc tiếp cận các dịch vụ pháp lý quốc tế của PCA trong khu vực và trên thế giới, thể hiện sự ghi nhận và tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp của Việt Nam trong lĩnh vực luật pháp quốc tế, minh chứng cho vị thế của Việt Nam trên bản đồ pháp lý quốc tế
Ý nghĩa thứ tư chính là mở ra cơ hội đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ pháp lý Việt Nam, tạo điều kiện tăng cường hiệu quả bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Việt Nam chủ động định hình luật chơi

Thời gian tới, để nâng cao tiếng nói của Việt Nam trong lĩnh vực luật pháp quốc tế, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu chỉ ra những ưu tiên của Bộ Ngoại giao trong triển khai một số nhiệm vụ.
Đầu tiên, theo ông Hiệu, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp các bộ, ban, ngành nghiên cứu, xây dựng chủ trương và quan điểm đối với các vấn đề pháp lý quan trọng, mới nảy sinh, liên quan sát sườn tới lợi ích của Việt Nam và các nước đang phát triển, như vấn đề chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, vấn đề tội phạm mạng.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao (trái) tại cuộc bầu cử. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2021
Đằng sau việc Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái đắc cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế Liên hợp quốc
Tiếp đó, cần tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa sự hiện diện tại các diễn đàn pháp lý quốc tế, tham gia sâu và đóng góp thực chất hơn vào việc nghiên cứu và xây dựng các dự thảo báo cáo, dự thảo Công ước là nền tảng cho luật quốc tế trong tương lai.
Vấn đề thứ ba, theo Thứ trưởng là cần tiếp tục đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ pháp lý quốc tế về chất và lượng với định hướng lâu dài.
“Phải tạo điều kiện để cán bộ pháp lý của Việt Nam cọ xát, làm việc trực tiếp tại các cơ quan nghiên cứu, các cơ chế xét xử nhằm trau dồi, tích lũy kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn, tạo kết nối và xây dựng mạng lưới chuyên gia pháp lý quốc tế trong và ngoài nước”, ông Phạm Quang Hiệu nêu rõ.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao, chỉ như vậy, đội ngũ cán bộ pháp lý quốc tế mới có thể góp phần thúc đẩy bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam. Đồng thời qua đó tăng cường vai trò, tiếng nói của các nước đang phát triển.
“Tiếp tục khẳng định rõ Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, xứng đáng với niềm tin của đất nước và sự tín nhiệm của quốc tế”, đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

“Chúng ta không chọn phe”

Còn nhớ, đích thân nhà lãnh đạo Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước đã từng có phát biểu rất đáng chú ý về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, không phụ thuộc vào bất cứ bên nào của Việt Nam.
“Chúng ta không chọn phe, theo phe này, đánh phe kia, mà chúng ta đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, thân thiện, hữu nghị, là bạn của tất cả các nước. Chúng ta kiên trì, kiên định thực hiện nguyên tắc này”, theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2022
Ông Nguyễn Xuân Phúc: “Không cách nào khác, phải bơm tiền ra nền kinh tế”
Nhà lãnh đạo nêu rõ, đất nước phải ổn định hòa bình để phát triển bền vững. Đây là tiền đề quan trọng để tạo điều kiện cho bà con yên tâm đầu tư, làm ăn.
“Chúng tôi cam kết với bà con rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam sẽ làm việc tốt hơn hướng về người dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp để họ yên tâm đầu tư làm ăn, đặc biệt là bà con Việt kiều”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định khi gặp gỡ đồng bào Việt Nam tại Hoa Kỳ hồi tháng 9/2021.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала