Sai lầm nghiêm trọng của tướng Hlaing

© REUTERS / Lynn Bo BoNgười đứng đầu chính phủ quân sự Myanmar Min Aung Hlaing.
Người đứng đầu chính phủ quân sự Myanmar Min Aung Hlaing. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2022
Đăng ký
Một năm trước, vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, nhóm quân sự do Tướng Min Aung Hlaing chỉ huy đã lên nắm quyền ở Myanmar. Sự việc này dẫn đến điều gì, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik đặt câu hỏi.

Giữa dân chủ tự do và chế độ độc tài quân sự

Giới quân sự đã lật đổ chính phủ trước đây của Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ với lý do rằng cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm 2020 diễn ra với sai phạm lớn. Theo luật hiện hành của Myanmar, quân đội có thể can thiệp vào tiến trình chính trị nếu họ tin rằng có điều gì đó đe dọa trật tự của đất nước. Quân đội Myanmar đã quen với việc đóng vai trò then chốt trong nền chính trị của nước này. Từ năm 1962 đến đầu thế kỷ 21, họ «một tay» lãnh đạo đất nước. Nhưng kể từ năm 2008, Myanmar đã dần đi theo guồng dân chủ. Và giới quân sự không hài lòng cho lắm. Và vấn đề không phải là họ không chấp nhận các nguyên tắc của dân chủ tự do, mà là họ cảm thấy rằng họ ngày càng nắm trong tay ít đòn bẩy kiểm soát hơn. Và họ quyết định chiếm đoạt tất cả mọi quyền lực cho mình. Để việc này có hiệu quả, quân đội đã ban bố tình trạng khẩn cấp ( kéo dài đến tháng 8 năm 2022), bắt giữ các nhà lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ và thành lập chính phủ mới do chính họ dựng nên.
Nhưng các tướng lĩnh đã tính toán sai: một thập kỷ dân chủ, cho dù ngắn ngủi đã dạy người dân Myanmar coi trọng tự do. Từ ngày đầu tiên của cuộc đảo chính, hàng ngàn cuộc biểu tình phản đối đã trở thành hiện thực của đời sống chính trị đất nước. Và không chỉ biểu tình ôn hòa. Có hơn 50 nhóm nổi dậy đang hoạt động trong nước, triển khai các lực lượng vũ trang chống lại chính phủ hiện tại.
Cờ của các nước tham gia hội nghị cấp cao ASEAN tại Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2022
Liệu ASEAN có bị chia rẽ vì Myanmar?

Sự hỗn loạn chung ngự trị ở Myanmar

Bản thân cuộc nội chiến nổ ra ở Myanmar là một thảm kịch khủng khiếp. Hơn 2.000 ngôi nhà bị đốt cháy và phá hủy, hơn 1.500 dân thường thiệt mạng, 11.000 người bị bắt và 320.000 người chạy khỏi đất nước. Những thiệt hại không thể bù đắp được đã gây ra cho nền kinh tế quốc gia Myanmar: trong năm qua, tiềm lực kinh tế đã giảm 18%, đồng tiền quốc gia kyat mất một nửa giá trị, trong ngành công nghiệp và thương mại giảm đi 1 triệu việc làm. Đây phần lớn là hệ quả của việc các nước phát triển - Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Nhật Bản và các nước EU lên án cuộc đảo chính, cắt đứt quan hệ kinh tế với Myanmar và từ bỏ một số dự án hợp tác.
Tình hình COVID trong nước thu hút sự chú ý. Trong toàn bộ thời kỳ đại dịch Covid-19, hơn 535.000 người đã bị nhiễm bệnh ở đó và 19.000 người đã chết. Tức là, tỷ lệ tử vong cao gấp đôi so với hầu hết các quốc gia. Tại sao? Bởi vì trong tình trạng hỗn loạn này, ngành y tế chăm sóc sức khỏe hoạt động rất kém.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Hàn Quốc theo hình thức trực tuyến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
ASEAN, Mỹ, Hàn Quốc bàn về Biển Đông, Mekong, Myanmar và vaccine Covid-19

ASEAN có thể đóng vai trò gì?

Cuộc đảo chính ở Myanmar đã gây ra mối quan tâm đặc biệt ở thủ đô các nước thành viên ASEAN. Một sự thay đổi quyền lực như vậy, không rõ ràng theo quan điểm của các chuẩn mực được chấp nhận chung, đòi hỏi ASEAN phải có một số hành động. Vào tháng 5 năm 2021, ASEAN đã đề xuất kế hoạch hòa bình 5 điểm kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Myanmar, đàm phán giữa tất cả các lực lượng chính trị, cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar và bổ nhiệm đặc phái viên ASEAN để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán. Tướng Min Aung Hlaing đã lắng nghe những đề xuất này, nhưng không thực hiện chúng. Bây giờ ông trở thành "persona non grata" đối với ASEAN, không được cho phép xuất hiện trên các diễn đàn của hiệp hội.
Tuy nhiên, nhiều người trong cộng đồng quốc tế tin rằng ASEAN có thể tháo gỡ nút thắt Myanmar một cách tốt nhất. Ví dụ, điều này đã được Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres thảo luận trực tiếp (nhân tiện, chúng tôi nhắc lại: đại diện chính phủ mới của Myanmar vẫn chưa được tiếp cận với Liên Hợp Quốc). Họ nhớ lại những năm 1980, ASEAN đã đóng một vai trò xuất sắc như thế nào trong việc giải quyết vấn đề Campuchia.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2022
Ngoại trưởng Lavrov nói về quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga và ASEAN
Đó là một năm tồi tệ đối với các vị tướng của Myanmar. Họ nghĩ rằng mọi thứ sẽ như trong những năm 1970-1980, rằng người dân sẽ chấp nhận chế độ độc tài quân sự. Nhưng không! Và quân đội rơi vào thế đơn độc - người dân của họ không ủng hộ họ, và nhiều người ở nước ngoài xa lánh các nhà cầm quyền mới. Tướng Min Aung Hlaing đã mắc sai lầm trong kế hoạch của mình!
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала