Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Luật Mỹ chống Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến tình hình Biển Đông?

© Ảnh : Twitter / U.S. Navy / 7th FleetHải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản tập trận ở Biển Đông
Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản tập trận ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2022
Đăng ký
Tuần trước, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật về Cạnh tranh ở Mỹ 2022 (The America Competes Act of 2022). Chuyên gia Piotr Tsvetov của Sputnik có ý kiến về văn kiện này.

Giáng đòn vào chỗ đau của Bắc Kinh

Văn bản luật dài gần 3.000 trang đã được Tổng thống Joe Biden phê duyệt, ông hoan nghênh gói biện pháp của các dân biểu Hạ viện. Theo lời ông, đạo luật mới sẽ củng cố chuỗi cung ứng ở Hoa Kỳ và “cấp xung lực hồi sinh cho động cơ đổi mới của nền kinh tế Mỹ để vượt trội hơn Trung Quốc và phần còn lại của thế giới trong những thập kỷ tới”.
Tàu cá của Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2021
Biển Đông
Trung Quốc kêu gọi Mỹ từ bỏ các trò chơi trên Biển Đông
Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ sẽ thấy tài liệu này mang hướng chống Trung Quốc rõ ràng. Như đang thấy, văn bản luật này chỉ có thể ra đời trong điều kiện cuộc đối đầu gay gắt của Hoa Kỳ với Trung Quốc. Một số biện pháp dự kiến ​​thậm chí có vẻ vô lý. Ví dụ, nghi ngờ hoạt động lật đổ của các Viện Khổng Tử mà Bắc Kinh bố trí trên khắp thế giới, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã quyết định thành lập mạng lưới phổ biến tiếng Trung của riêng họ và đặt tên cho mạng này là Lưu Hiểu Ba, theo danh tính của nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc.
Động thái chính trị nghiêm trọng hơn sẽ là yêu cầu Ngoại trưởng Hoa Kỳ đổi tên Văn phòng Đài Loan ở Washington. Cho đến nay, cơ sở này vẫn được gọi là “Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Washington” nhưng bây giờ sẽ là “Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Hoa Kỳ”, tức là, chính quyền Biden ngang nhiên công nhận sự độc lập về chính trị của hòn đảo, chẳng khác nào giáng cái tát vào mặt Bắc Kinh. Một điểm nhức nhối khác trong quan hệ Mỹ-Trung là Hong Kong cũng không bị lãng quên. Các cư dân trong khu vực bất mãn với đường lối của chính quyền trung ương Bắc Kinh sẽ được cấp quy chế tị nạn.
Quan hệ đối địch với Trung Quốc thúc đẩy chính quyền Hoa Kỳ thực hiện hàng loạt biện pháp kinh tế. Chẳng hạn, "Đạo luật về cạnh tranh 2022" quy định việc phân bổ hàng tỷ USD để phát triển sản xuất vật liệu bán dẫn ở Mỹ. Điều này là cần thiết để thoát khỏi cảnh nảy sinh sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc, vốn đã tràn ngập thị trường thế giới bằng các loại chip và chất bán dẫn.
Ngay từ trước đó, Thượng viện Hoa Kỳ nghiên cứu dự luật yêu cầu xét lại giao dịch của các công ty Mỹ tại Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2019. Dự luật này có thể động chạm đến 45% lượng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Trung Quốc. Như vậy, không khó để thấy rằng với sự trợ giúp của những đạo luật mới, ê-kip Biden muốn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh kinh tế với Bắc Kinh.

Không có thay đổi gì ở Biển Đông

«Đạo luật về Cạnh tranh ở Mỹ năm 2022» không bỏ qua tình huống ở Biển Đông, nơi các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ và Trung Quốc ra mặt bảo vệ tham vọng riêng và đang ở sát gần nhau một cách nguy hiểm. Trong đạo luật mới nói rằng yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông là bất hợp pháp.
Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản tham gia các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Biển Đông
Tranh chấp ở Biển Đông có lợi cho Mỹ
Cách tiếp cận này rõ ràng thể hiện một đặc điểm nguyên tắc trong lập trường của Nhà Trắng. Xin nhắc, hồi đầu năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố bản báo cáo dành riêng, chỉ trích phản bác các lập luận mà Bắc Kinh sử dụng làm cơ sở cho tuyên bố tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Các chuyên gia Mỹ cho rằng người Trung Quốc không được phép mở rộng chủ quyền của họ đối với các bãi đá, coi chúng như nhóm đảo và viện dẫn cái gọi là "quyền lịch sử" rất đáng ngờ.
Liệu lập trường này của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình ở Biển Đông? Chuyên gia Piotr Tsvetov nhận xét, không chắc có thay đổi tổng thể gì ở đây. Khi chuyện nói về lợi ích quốc gia riêng, Bắc Kinh luôn giữ lối không thèm lắng nghe ý kiến ​​của người khác. Mà bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là một trong những ưu tiên chính trị của ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. Do đó, dù thể hiện hướng chống Trung Quốc khá rõ, đạo luật mới của Hoa Kỳ hẳn vẫn khó lòng gây ảnh hưởng gì với các thủ lĩnh Bắc Kinh.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала