Thiên tài quân sự Quang Trung – Nguyễn Huệ với chiến thắng Đống Đa lịch sử

© Ảnh : TTXVN phátLãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2022
Đăng ký
Bằng tài thao lược của mình, vị anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ đã dẫn dắt đội quân Tây Sơn giành chiến thắng oanh liệt với trận Ngọc Hồi – Đống Đa lịch sử, bảo vệ toàn vẹn non sông Tổ quốc.
Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 đã đi vào lịch sử Việt Nam, là minh chứng cho ý chí quật cường, sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc, tiêu biểu cho lòng quả cảm và là kết tinh nghệ thuật quân sự của thời đại.

Lãnh đạo TP. Hà Nội dâng hương tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung

Nhân dịp kỷ niệm 233 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2022), sáng 5/2 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán Nhâm Dần), đoàn lãnh đạo TP. Hà Nội đã đến dâng hương tại tượng đài vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và Đền thờ vua Quang Trung tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa.
Dẫn đầu đoàn là đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Cùng tham dự lễ còn có đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội và đại diện, lãnh đạo các sở, ban, ngành khác của thành phố.
Trước anh linh người anh hùng Nguyễn Huệ, các đồng chí lãnh đạo thành phố đã kính cẩn dâng hương, thành tâm tưởng nhớ người thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn cùng các chiến sĩ, nghĩa quân dưới trướng.
An Khê Trường - nơi anh em Tây Sơn gặp gỡ đồng bào Ba Na - nay chỉ còn là một nền đất, người dân đã lập đền mới để thờ cúng kết hợp bảo vệ di tích quý giá này - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2020
Bất ngờ cặp rắn quấn lấy nhau ở khu di tích anh em nhà Quang Trung-Nguyễn Huệ
Bằng thiên tài quân sự của mình, hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược với cuộc hành quân thần tốc làm nên chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử vào mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789.
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là một trong những chiến công chống ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, là chiến công vẻ vang, oanh liệt nhất của hoàng đế Quang Trung trong sự nghiệp cầm quân của mình.
Vì tình hình dịch bệnh Covid-19, TP. Hà Nội năm nay tạm dừng tổ chức các lễ hội trên địa bàn thành phố, trong đó có Lễ hội Gò Đống Đa. Tuy nhiên, tại các điểm di tích, thành phố vẫn tổ chức dâng hương cũng các nghi thức tâm linh để tri ân, tưởng nhớ thế hệ cha ông đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn cho lớp trẻ.
Lễ dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ của Đoàn đại biểu TP. Hà Nội được thực hiện theo đúng các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Sau khi dâng hương tại đài tưởng niệm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng đoàn đã đến trồng cây lưu niệm tại khu công viên Đền thờ vua Quang Trung thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa.
© Ảnh : TTXVN phátLãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2022
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung

Thiên tài quân sự của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ

Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753 - 1792) là vị anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự kiệt xuất, danh tướng bách chiến bách thắng của dân tộc Việt Nam.
Vào giữa thế kỷ XVIII, trong bối cảnh đất nước bị chia cắt, Đàng Ngoài chúa Trịnh lấn át vua Lê, Đàng Trong chúa Nguyễn suy tàn, đời sống nhân dân cả nước lầm than khốn khổ, Nguyễn Huệ đã cùng anh em mình là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ (người đời gọi là “Tây Sơn tam kiệt”) đã liên kết với các hào kiệt cùng chí hướng phát động một cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền thống trị.
Sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược, ổn định Đàng Trong, Nguyễn Huệ lại cầm quân ra Bắc diệt họ Trịnh, sắp xếp chính sự và giao lại cho vua Lê. Sau khi trở về trấn thủ Phú Xuân chưa được bao lâu, Nguyễn Huệ được tin quân Thanh có ý đồ đưa quân sang xâm lược.
Trước tình thế vận mệnh quốc gia nghìn cân treo trên sợi tóc, Nguyễn Huệ đã “ứng mệnh trời, thuận lòng người” lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, nhằm chính danh gánh vác trọng trách của đất nước.
Trước khi xuất trận, vị vua trẻ đã ban lời hiệu triệu, cũng là tuyên ngôn của một dân tộc bất khuất, không cam chịu kiếp làm nô lệ để đất nước ông cha rơi vào tặc giặc:
“Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Nguyễn Ngọc Nam Phong - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2017
Vì sao Việt Nam cấm linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong không được xuất cảnh?
Bằng thiên tài quân sự của mình, Quang Trung đã phân tích rõ cục diện, lựa chọn thời cơ để mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào trung tâm đầu não chỉ huy của địch.
Dưới sự chỉ huy của vị anh hùng áo vải, cùng với sự ủng hộ của cả dân tộc, đội quân Tây Sơn đã tiến công quyết liệt và chớp nhoáng vào đúng dịp Tết Nguyên đán năm Kỷ Dậu, quét sạch quân Thanh xâm lược ra khỏi bờ cõi, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập tự do của Tổ quốc.
Cùng với quân đội Tây Sơn, vua Quang Trung đã lập nên những kỳ tích oanh liệt như Chiến thắng Phú Yên (1775), ba lần đánh tan quân Nguyễn ở Gia Định (1777, 1782 và 1783), chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (19-1-1785) và chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa quét sạch hơn 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh (1789).
Trong số đó, chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là một mốc son sáng chói trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Chiến thắng được tạo nên bằng sức mạnh quật khởi của những người nông dân với ý chí độc lập tự chủ của cả dân tộc. Nó minh chứng thiên tài quân sự kiệt xuất và độc đáo của Quang Trung - Nguyễn Huệ, là kết tinh nghệ thuật quân sự của Việt Nam.
Trong giai đoạn lịch sử đầy biến động từ năm 1771 đến 1788, dưới sự chỉ huy tài ba của người anh hùng Nguyễn Huệ, phong trào Tây Sơn đã thành công trong việc chấm dứt cuộc nội chiến phân tranh giữa nhà Trịnh ở phía Bắc và nhà Nguyễn ở phía Nam kéo dài suốt 2 thế kỷ, đồng thời xóa bỏ chính quyền bù nhìn vua Lê.
Những thành quả nổi bật mang đậm dấu ấn của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đặt cơ sở thuận lợi cho sự nghiệp thống nhất đất nước sau đó.
Chủ tịch nước Việt Nam DCCH đang làm việc, năm 1958 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2021
Cuốn sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp giành thắng lợi trong mọi cuộc chiến
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала