Vì sao giá nhà đất, bất động sản Hà Nội tăng cao?

© AFP 2023 / Manan Vatsyayana Thành phố Hà Nội
 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
Đăng ký
Theo các chuyên gia về bất động sản, nhà đất, địa ốc Hà Nội tiếp tục lệch pha cung cầu, giá tăng và biến động mạnh.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Hội môi giới bất động sản Việt Nam, Savills Việt Nam cùng các chuyên gia kinh tế - tài chính – địa ốc phân tích tình hình thị trường BĐS và xu hướng nhà ở, địa ốc chính trong năm 2022.

Giá bất động sản Hà Nội tăng “phi mã”

Trong năm 2021, báo cáo thị trường của Savills Việt Nam cho thấy, các sản phẩm nhà ở tại Hà Nội tiếp tục ghi nhận tăng giá mạnh so với năm 2020.
Trong đó phân khúc căn hộ tăng từ 9 - 15%. Số lượng giao dịch căn hộ hạng B mức giá dao động 35 - 46 triệu đồng/m2 chiếm 52% số căn bán được, tập trung chủ yếu ở các quận, huyện như Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Long Biên và Gia Lâm.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2022
Năm con Hổ 2022 thị trường bất động sản Việt Nam sẽ như thế nào?
Đáng chú ý, phân khúc biệt thự, nhà liền kề và nhà phố chứng kiến sự tăng trưởng “phi mã” về giá.
Savills Việt Nam lưu ý, giá sơ cấp trung bình biệt thự đạt 180 triệu đồng/m2 đất, tăng 82% theo năm, giá trung bình của nhà liền kề là 171 triệu đồng/m2, tăng 54%.
Trong khi đó, nhà phố, giá trung bình khoảng 239 triệu đồng/m2, tăng 30%. Điểm gây bất ngờ chính là dù hầu hết chủ đầu tư đều không thay đổi bảng giá, giá sơ cấp trung bình vẫn tăng đáng kể do nguồn cung mới đắt đỏ và “khan hiếm” khi đất càng chật, người càng đông ở đô thị lớn hàng đầu này.
Lý giải xu hướng giá cả nhà đất, địa ốc tăng “phi mã”, theo Giám đốc cấp cao bộ phận tư vấn Savills Hà Nội Đỗ Thu Hằng, vào thời điểm cuối năm 2021 thị trường có dấu hiệu phục hồi, nhiều chủ đầu tư trong nước và nhà điều hành có thương hiệu đang hợp tác thực hiện các dự án cao cấp khiến giá bán sản phẩm phân khúc này tăng mạnh.
Ngoài ra, nguồn cung đang mất cân đối, nhu cầu về căn hộ giá bình dân cũng gia tăng.
Cũng theo xu hướng phân tích này, Kinh tế đô thị dẫn ý kiến chuyên gia bất động sản Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc sàn giao dịch batdongsan.com.vn cho rằng, cũng như xu hướng chung ở nhiều đô thị lớn khác, về dài hạn, giá nhà ở thành phố lớn vẫn tiếp tục tăng do quỹ đất không thay đổi (đất không thể tự “đẻ thêm ra”, trong khi dân số ngày càng tăng).
“Giá nhà ở khó có thể điều chỉnh giảm trừ khi có chính sách, nhưng điều này là khó khi thị trường hiện nay giá bán sẽ do cung - cầu quyết định. Ngoài ra, chi phí đầu vào tại các dự án cũng tăng không ngừng từ giá đất, vật liệu xây dựng đến nhân công”, chuyên gia Nguyễn Quốc Anh lý giải những yếu tố đẩy giá nhà tăng cao hơn.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.01.2022
Ai hưởng lợi từ gói cứu trợ lịch sử gần 350.000 tỷ đồng của Việt Nam?

Đất ít người nhiều

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, trong năm 2021 nguồn cung sản phẩm nhà ở trên thị trường Hà Nội tiếp tục giảm sút mạnh, nguồn cung mới thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, sau thời gian kìm nén do tác động từ bùng phát dịch kéo dài, thị trường nhà ở Hà Nội cũng đã có dấu hiệu sôi động trở lại trong những tháng cuối năm 2021.
Theo Hiệp hội Bất Động sản Việt Nam, chỉ tính riêng trong quý IV/2021, lượng giao dịch ở các loại hình nhà ở đều cho thấy những con số tăng trưởng đáng kinh ngạc ở mức 96% đối với biệt thự, nhà liền kề và 72% đối với căn hộ.
Dự báo đến năm 2025, dân số Hà Nội lên trên mức 9 triệu người, dân số thành thị chiếm khoảng 61%, tương đương khoảng 72.000 hộ gia đình thành thị thêm mới mỗi năm, trong khi số lượng căn hộ mới trung bình hàng năm là 27.000.
Do đó, nguồn cung đang có sự chênh lệch lớn so với nhu cầu, đặc biệt phân khúc căn hộ giá bình dân đang bị thiếu hụt trong khi các dự án hiện tại đã bán hết và không có nguồn cung mới cho sản phẩm căn hộ giá dưới 20 triệu đồng/m2.
Các chuyên gia bất động sản cũng lưu ý, đây chính là lý do sản phẩm căn hộ cũ thời gian sử dụng dưới 10 năm đang được săn đón tại Hà Nội thời gian gần đây.
Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho rằng, căn hộ là sản phẩm phục vụ nhu cầu và kế hoạch sinh sống trong dài hạn của người dân nên không liên quan nhiều đến những sự kiện như bệnh dịch.
“Do đó thị trường chung cư ít bị tác động và luôn có xu hướng tăng giá”, ông Đính nói.
Trước đó, như Sputnik thông tin, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã đưa ra báo cáo đáng chú ý rằng, Hà Nội đang rất thiếu nguồn cung chính thống, trong khi đó thị trường tự phát lại rất dồi dào.
Cụ thể, theo VARs, trong năm 2021, Hà Nội không có dự án bất động sản mới nào về đô thị và nhà ở được phê duyệt.
“Sản phẩm mới được chào bán chủ yếu là các dự án đã được phê duyệt từ giai đoạn trước”, theo VARS.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
Việt Nam: Kiều hối đổ vào chứng khoán, bất động sản tăng cao kỷ lục
Báo cáo của Hội này cũng cho thấy, tổng lượng sản phẩm căn hộ được chào bán trên toàn thị trường năm 2021 đạt 16.841 sản phẩm.
Trong đó, lượng giao dịch căn hộ đạt 7.477/16.841 sản phẩm. Số căn hộ được chào bán phần lớn là hàng tồn từ các năm trước, chiếm hơn 80%.
Phân khúc căn hộ chủ yếu được chào bán là phân khúc trung và cao cấp, phân khúc bình dân hiện chiếm tỉ trọng rất nhỏ (dưới 5%) và nằm ở các vùng ven đô Hà Nội.
VARS cũng lưu ý, ngoài các dự án được phê duyệt đúng quy định, thị trường Hà Nội còn xuất hiện nhiều bất động sản đất nền trong dân tham gia, tạo nguồn cung cho thị trường, ước đạt hàng ngàn sản phẩm.
Đồng thời, những địa phương xuất hiện nhiều sản phẩm đất nền của dân đang chào bán gồm: Tây Sơn, Ba Vì, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và Thanh Trì của thủ đô.

Xu hướng nào cho thị trường bất động sản Hà Nội 2022?

Theo VARS, năm 2022 dự kiến thị trường bất động sản Hà Nội nói chung vẫn sẽ ghi nhận xu hướng tăng giá, dù nguồn cung cải thiện, nhưng “chính thống thì ít, mà vống tự phát thì nhiều”.
“Dự kiến trong năm 2022 nguồn cung mới sẽ tăng so với 2021 tuy nhiên cả thị trường sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn bởi các cơ chế, chính sách”, Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho hay.
Khu đất ở Thủ Thiêm (TP.HCM) - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
Nghịch lý bất động sản Việt Nam năm 2022
Chính sách pháp luật về đất đai ngày càng chặt chẽ đã tác động rất lớn đến nguồn cung trên thị trường bất động sản hiện nay.
Các chuyên gia tiếp tục lưu ý đến thực tế rằng, quỹ đất tại TP.HCM và Hà Nội ngày một hạn hẹp, trong khi nhu cầu đầu tư đất nền và nhà ở gắn liền với đất của người dân ngày càng tăng mạnh khiến cho giá nhà đất tăng cao và khó dự đoán cụ thể, chính xác.
TS. Cấn Văn Lực, cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT (Hàm Phó TGĐ) Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Trường Đào tạo BIDV, một chuyên gia kinh tế - tài chính hàng đầu của Việt Nam đánh giá, hiện nay thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền ở các tỉnh, tại Hà Nội và TP.HCM đang được đẩy mạnh quy hoạch phát triển sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, nhưng “rất khó xuất hiện tình trạng sốt đất”.
Theo ông Lực, ở Hà Nội, dự kiến quy hoạch 5 huyện ngoại thành Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm và Đan Phượng thành các quận nội thành vào năm 2025 đã tạo tiền đề để các huyện này phát triển khu dân cư trọng điểm nhờ quỹ đất lớn.
Theo dự báo từ Savills Việt Nam, từ năm 2023 trở đi, các quận này sẽ chiếm 36% nguồn cung.
Xu hướng chuyển dịch trong thị trường cũng được thúc đẩy bởi sự phát triển về cơ sở hạ tầng. Cụ thể, các tuyến đường vành đai 3, số 3,5 và đường sắt đô thị số 3 là động lực thúc đẩy sự bùng nổ của khu vực phía Tây.
Ngoài ra, kế hoạch vận hành các tuyến metro và xây dựng đường vành đai 2,5 ở phía Nam và số 4 ở phía Đông Bắc Hà Nội sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, dự kiến trong năm 2022, nguồn cung mới các sản phẩm nhà ở tại thị trường Hà Nội sẽ chủ yếu đến từ dự án, khu đô thị lớn ở ngoài trung tâm thủ đô Hà Nội, nơi có cơ sở hạ tầng cải thiện, nguồn cung và lượng giao dịch sẽ có sự cải thiện, nhưng giá bán vẫn sẽ tiếp tục tăng cao.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lưu ý, đất công nghiệp, kho xưởng xây sẵn tiếp tục là nhu cầu chính của thị trường, vì Việt Nam hiện nằm trong danh sách các điểm đến đầu tư tiềm năng của các dự án có quy mô siêu lớn quốc tế.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại trạm y tế lưu động xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2022
Đại dịch COVID-19
Phát hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên tại cộng đồng, Hà Nội ứng phó ra sao?
“Việt Nam là điểm đến hứa hẹn của dòng tiền đầu tư thế giới năm 2022 khi các thị trường xung quanh nóng lên”, theo Hội môi giới bất động sản Việt Nam.
Cùng với đó, gói kích thích nền kinh tế đang trông đợi được tung ra cùng với chính sách tín dụng có điều chỉnh, các chính sách quản lý thị trường, quản lý dữ liệu thị trường được tập trung, hứa hẹn năm 2022 sẽ có nhiều tín hiệu tích cực.
Năm 2021, bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn duy trì ổn định trong bối cảnh dịch nên năm 2022 sẽ tăng tốc hơn khi chính sách tiêm chủng vaccine toàn dân và tâm lý thích nghi ngày càng tốt với dịch bệnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала