Việt Nam sẽ thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới đến năm 2050?

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNNông dân chăm sóc rau trên cánh đồng xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội)
Nông dân chăm sóc rau trên cánh đồng xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội) - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2022
Đăng ký
“Không thể mãi vô danh” - Việt Nam vừa phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Qua đó Chính phủ xác định, sau gần 30 năm nữa, quốc gia Đông Nam Á này sẽ thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới.
Chiến lược mà Chính phủ vừa công bố cũng nêu rõ, đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp top đầu toàn cầu với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thông minh. Nông thôn không còn hộ nghèo và thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp.

Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam

Ngày 7/2, Chính phủ Việt Nam công bố Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững với quyết tâm đưa nông nghiệp Việt Nam vào top đầu thế giới và xóa triệt để nạn đói nghèo ở các vùng nông thôn.
Cụ thể, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu chung là xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
Đã đến lúc Việt Nam cần có cuộc cách mạng nông nghiệp
Việt Nam cũng muốn đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính.
Chiến lược cũng đặt mục tiêu nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp.
Chính phủ mong muốn tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn, đảm bảo cơ hội phát triển công bằng giữa các vùng, miền.
Hà Nội cũng mong muốn phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị
“Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo”, chiến lược mới nêu rõ.
Bên cạnh đó, Việt Nam muốn phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 - 3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5 - 6%/năm; mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.
Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5 - 6%/năm. Nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững.
Các chuyên gia CIRAD (Pháp) cùng các nhà báo tham dự Tọa đàm khoa học - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Hướng phát triển nào cho nông nghiệp Việt Nam?
Thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 - 3 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 - 1,5%/năm.
Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%. Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường
Chiến lược mới cũng xác định, cả nước có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020.

Đưa nông nghiệp Việt Nam vào top đầu thế giới đến năm 2050

Theo chiến lược phát triển nông nghiệp mà Việt Nam mới công bố, đến năm 2050, quốc gia Đông Nam Á này sẽ trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường.
Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp.
Đồng thời, chiến lược mà Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký cũng đặt ra định hướng, nhiệm vụ đối với từng lĩnh vực sản xuất.
Cụ thể, đối với trồng trọt, Chính phủ xác định, cần đổi mới cơ cấu cây trồng và thực hiện chế độ quản lý mục đích sử dụng đất nông nghiệp một cách linh hoạt hơn nhằm phát huy lợi thế là ngành sản xuất chiến lược đảm bảo nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với nông dân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2020
Thủ tướng: Nông nghiệp và nông thôn là trụ đỡ nền kinh tế Việt Nam
Ưu tiên phát triển các cây trồng có lợi thế so sánh và nhu cầu lớn (cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, lúa gạo chất lượng cao...).
Có bước đi phù hợp để thúc đẩy phát triển các cây trồng mới có triển vọng như cây dược liệu, cây cảnh, nấm ăn...
Đối với sản xuất lúa gạo, chiến lược yêu cầu tiếp tục phát huy lợi thế ngành lúa gạo Việt Nam nhưng với những đổi mới về tư duy, chính sách quản lý, sử dụng đất trồng lúa và sản xuất lúa gạo - từ tập trung phát triển về sản lượng sang coi trọng chất lượng.
“Vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, vừa khai thác, sử dụng tài nguyên đất, nước một cách hiệu quả cao nhất”, Chính phủ nêu rõ.
Đối với chăn nuôi, chiến lược yêu cầu đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về thực phẩm cho thị trường trong nước; phát triển các ngành hàng có tiềm năng và thị trường như thịt gia cầm, trứng, sữa; duy trì chăn nuôi lợn và gia súc lớn.
Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, vật nuôi bản địa, đặc sản có giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, bền vững môi trường, an toàn sinh học, vả dịch bệnh.
Phát triển chăn nuôi công nghiệp áp dụng công nghệ cao tại các trang trại và doanh nghiệp lớn, đồng thời khuyến khích chăn nuôi hộ truyền thống có cải tiến theo hướng chuyên nghiệp hóa, chăn nuôi hữu cơ.
Xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung xa nơi dân cư tập trung, thuận lợi cho xử lý môi trường và phòng tránh dịch bệnh. Phát triển ngành thủy sản thành ngành sản xuất chiến lược.
“Phát triển ngành thủy sản thành ngành sản xuất chiến lược, đảm bảo nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu”, chiến lược khẳng định.
Cụ thể, trong đó, phát triển ngành nuôi thủy sản theo hướng nuôi tập trung công nghiệp, công nghệ hiện đại với các cơ sở sản xuất quy mô lớn và đối với hộ quy mô nhỏ thì áp dụng công nghệ cải tiến, nuôi hữu cơ, phối hợp nuôi lồng bè, ao hồ tập trung và luân canh/xen canh... ưu tiên phát triển vùng nuôi chuyên canh chính cho các sản phẩm chiến lược như tôm, cá tra; hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ thủy sản tại các vùng nuôi chuyên canh…
Nhà máy Shchelkovo Agrohim - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2018
Nông dân Nga và Việt Nam: Cùng nhau bảo vệ cây trồng nông nghiệp
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng muốn xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế-kỹ thuật hiện đại, có hiệu quả cao, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần đắc lực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, giữ vững quốc phòng và an ninh.
Cùng với phát triển nông nghiệp, Việt Nam cũng chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp để giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập.

“Không thể mãi vô danh”

Vừa qua, như Sputnik đã thông tin, trả lời báo chí đầu xuân, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Lê Minh Hoan cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần có cuộc cách mạng về nông nghiệp.
Theo ông Hoan, Việt Nam không thể tiếp tục duy trì mô hình tăng trưởng nông nghiệp dựa trên sản lượng, khai thác tận kiệt tài nguyên, tận dụng lao động giá rẻ, sử dụng nhiều hóa chất.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNBộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2022
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng lưu ý, Việt Nam xuất khẩu nhiều, nhưng có đến 90% số đó lại ở dạng thô, doanh nghiệp nước ngoài họ nhập về, chế biến và đổi sang thương hiệu của họ. Có khoảng 80% lượng nông sản của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, không logo, nhãn mác. Ông muốn nông sản Việt Nam phải được định vị.
“Không thể mãi vô danh được. Muốn vậy, nông dân phải coi nông sản, thực phẩm không chỉ là sản phẩm thô mà cần được chuyển tải câu chuyện văn hóa, cảm xúc, hình ảnh”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh rằng đang giải quyết bài toán nghịch lý là tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp không đồng nhất với thu nhập của người nông dân, ông rất ưu tư khi dù ngành nông nghiệp đất nước phát triển, nhưng thu nhập của người nông dân chưa tương xứng.
Nói về chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, đây là lần đầu tiên, nông nghiệp vượt qua tư duy ngắn hạn mùa vụ, để hướng tới chiến lược đồng bộ, dài hạn.
Chiến lược được xây dựng từ trí tuệ, tâm huyết của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài ngành. Chiến lược hiện thực hóa tư tưởng chỉ đạo của Thủ tướng “Nông dân là trung tâm; Nông thôn là nền tảng; Nông nghiệp là động lực”.
“Chiến lược này không chỉ định vị nông nghiệp, nông thôn như một ngành kinh tế tổng hợp, là “trụ đỡ” khi kinh tế gặp khó khăn mà trong một cấu trúc góp phần phát triển kinh-tế xã hội đất nước bền vững”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала