Lào cho tư nhân xây đường truyền tải điện nối thẳng với Việt Nam

© Depositphotos.com / VinhdavĐường truyền tải điện
Đường truyền tải điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2022
Đăng ký
Lào vẫn luôn là người anh em tốt và đáng tin cậy của Việt Nam. Chính phủ Lào vừa cho phép tư nhân nghiên cứu xây dựng đường truyền tải điện nối với Việt Nam.
Theo đó, kế hoạch xây dựng đường dây truyền tải 220kV từ 5 đập thủy điện Bắc Lào qua các tỉnh Luang Prabang và Phongsaly về khu vực biên giới với Việt Nam.

Lào cho phép tư nhân nghiên cứu xây đường truyền tải điện nối với Việt Nam

Mới đây, Chính phủ Lào đã cho phép cho 2 công ty tư nhân được triển khai nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng đường dây truyền tải 220kV từ 5 đập thủy điện Bắc Lào về Việt Nam, theo thông tin tờ Vientiane Times đưa ra hôm 8/2.
Lào hiện đang mong muốn tăng cường xuất khẩu điện trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng của Việt Nam ngày càng tăng.
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện xuất khẩu hơn 6.423 MW điện sang các quốc gia khác, chủ yếu là các nước láng giềng trong ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tặng quà các đơn vị thi công - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
EVN chuẩn bị nhập khẩu điện, Việt Nam tăng hợp tác năng lượng với Lào
Đường dây dự kiến được xây dựng từ các đập Nam Ou 3, 4, 5, 6 và 7 qua các tỉnh Luang Prabang và Phongsaly đến biên giới Việt Nam nếu kết quả nghiên cứu đạt khả quan và được nhà chức trách thông qua.
Được biết, đại diện Chính phủ Lào, đại diện Công ty TNHH CTC Development Group Sole và Công ty Cổ phần Xây dựng Vu Thu (Vũ Thư) của Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc nghiên cứu trên hồi cuối tuần trước.
Các công đoạn của quá trình nghiên cứu gồm có thiết kế dự án và ước tính chi phí xây dựng. Việc nghiên cứu dự kiến diễn ra trong 18 tháng và nếu kết quả cho thấy dự án là khả thi, công trình sẽ được khởi công xây dựng ngay sau đó.
Theo các công ty tham gia, họ có đủ năng lực kỹ thuật và tài chính để thực hiện dự án này, nhằm mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
Về hợp tác mua bán điện giữa Lào và Việt Nam thời gian qua chủ yếu vẫn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện, hiện có 2 dự án với tổng công suất 572 MW.
Việt Nam và Lào cũng đã ký hơn 20 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư để mua điện từ Lào với tổng công suất 1.443 MW.
Ngoài ra, hai bên tiếp tục hỗ trợ các dự án khác để được phát triển và có khả năng truyền tải điện về Việt Nam theo tiến độ đã thỏa thuận.

EVN và Phongsubthavy trao đổi hợp đồng mua bán điện

Như đã thông tin trước đó, ngày 8/1 vừa qua đã diễn ra lễ trao đổi hợp đồng mua bán điện giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Phongsubthavy (CHDCND Lào), dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh.
Đại diện EVN là ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV của tập đoàn. Theo đó, hai tập đoàn sẽ hợp tác mua bán điện của Nhà máy Thủy điện Nậm Sum 3A, có tổng công suất 45MW.
Các trụ điện gió của dự án đã được lắp đặt - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2021
Lo khủng hoảng năng lượng, Việt Nam phải mua điện của Trung Quốc và Lào?
Đây là một bước tiến mới trong quan hệ hữu nghị giữa hai tập đoàn nói riêng, hai quốc gia nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng.
Trước đó, năm 2021, EVN và Phongsubthavy đã trao đổi hợp đồng mua bán điện với cụm nhà máy thủy điện Nậm Yeuang, các nhà máy thủy điện Nậm Mô 2, Nậm Tài, Nậm Sak, Nậm Sao và Nậm Chao.
Ngoài ra, hai bên cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác nghiên cứu mua bán điện từ các nhà máy thủy điện Sê Công 5, Nậm Ngone 1 và Nậm Ngone 2.

Việt Nam – Lào cho nhau cơ chế đặc biệt

Như Sputnik đã thông tin, năm 2021, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, kim ngạch thương mại Việt – Lào vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.
Kim ngạch thương mại song phương Việt - Lào 11 tháng năm 2021 đạt 1,2 tỷ USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2020. Ước cả năm 2021, kim ngạch thương mại hai nước đạt khoảng 1,3 tỷ USD, tăng 30,3% so với năm 2020.
EVN cho biết lãi 2.600 tỷ đồng trong năm 2016 nhưng vẫn lỗ ở lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2020
Việt Nam dự kiến mua gần 1,5 tỷ kWh điện từ Lào
Hiện Việt Nam có 209 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư sang Lào còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 5,18 tỷ USD.
Năm 2021, có 5 dự án cấp mới và 4 dự án điều chỉnh tăng vốn, với tổng vốn đăng ký 112,84 triệu USD, tăng 27% so với năm 2020. Đồng thời, vốn thực hiện lũy kế đạt khoảng 2,5 tỷ USD, bằng 48,4% tổng vốn đăng ký.
Nhiều dự án tiếp tục hoạt động đạt hiệu quả tốt thực hiện các nghĩa vụ tài chính với các cơ quan nhà nước Lào, tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động Lào, đóng góp quan trọng vào quá trình điều tiết nền kinh tế của Lào.
Kết quả ghi nhận nộp ngân sách Lào hơn 1 tỷ USD trong 5 năm qua, cũng như tài trợ cho hoạt động an sinh-xã hội tại Lào của các doanh nghiệp Việt Nam đạt khoảng 80 triệu USD.
Việt Nam và Lào cũng tích cực hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải. Hai bên đã tích cực phối hợp nghiên cứu và thúc đẩy tìm kiếm nguồn vốn triển khai các dự án trọng điểm: dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội-Vientiane, tuyến đường sắt Vũng Áng - Vientiane.
Việt Nam và Lào cũng xem xét có cơ chế đặc thù cho một số dự án trọng điểm có tính chất đòn bẩy về hợp tác kinh tế giữa hai nước, huy động nguồn lực đầu tư vào các đặc khu kinh tế, các dự án kết nối cơ sở hạ tầng tại các tỉnh của Lào giáp biên với Việt Nam và Việt Nam giáp biên với Lào.

Việt Nam đầu tư mạnh sang Lào đầu năm 2022

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, Việt Nam đẩy mạnh đầu tư nhiều dự án sang Lào.
Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng khẳng định, Lào là nước dẫn đầu trong các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư đầu năm nay.
Theo đó, Việt Nam có 2 dự án đầu tư mới và một dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 48,23 triệu USD ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh tại Lễ phát động Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2022
Việt Nam và Lào có thể tin tưởng nhau tuyệt đối?
Đứng thứ hai là Mỹ với tổng vốn đầu tư trên 7,8 triệu USD. Tiếp theo lần lượt là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 9 ngành.
Trong đó, khai khoáng dẫn đầu với một dự án đầu tư mới (35,54 triệu USD), chiếm gần 90,8% tổng vốn đầu tư. Ngành hoạt động tài chính, ngân hàng đứng thứ hai với một dự án điều chỉnh tăng vốn (9,19 triệu USD), chiếm 24,9%, tiếp theo là các ngành bán buôn bán lẻ, vận tải kho bãi.
Còn theo Tổng cục Thống kê, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong tháng 1/2022 có 15 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 44,2 triệu USD, gấp 13,97 lần so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, có 2 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh giảm 7,2 triệu USD.
Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 36,9 triệu USD, gấp 11,7 lần so với cùng kỳ năm trước.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2019
Việt Nam tăng nhập khẩu điện từ Lào, từ 1.200 MW lên 5.000 MW
Lũy kế đến ngày 20/1/2022, Việt Nam đã có 1.463 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam trên 20,9 tỷ USD.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32,4%), nông, lâm nghiệp, thủy sản (16%).
Các quốc gia có dự án đầu tư từ Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (chiếm khoảng 25%), Campuchia (13,6%), Venezuela (8,7%).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала