Việt Nam và Hàn Quốc sắp nâng cấp quan hệ?

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2022
Đăng ký
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm Hàn Quốc từ ngày 9-11/2/2022. Chuyến thăm đề cao chủ nghĩa đa phương, nhất là từ quan điểm và lợi ích của những nước tầm trung, tăng cường cơ chế hợp tác đa phương, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc.
Đáng chú ý, giới quan sát cũng cho rằng, với nền tảng quan hệ tốt đẹp cùng những thành tựu hợp tác hữu nghị song phương tuyệt vời, chuyến thăm Seoul của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ mở đường nâng tầm quan hệ cấp Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đi Hàn Quốc

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhận lời mời của Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong và Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Hàn Quốc và tham dự Hội nghị Bộ trưởng Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD từ ngày 9-11/2.
Đánh giá về chuyến thăm của lãnh đạo Bộ Ngoại giao đến Hàn Quốc, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng nêu những “khía cạnh đầu tiên” đặc biệt trong chuyến thăm của ông Bùi Thanh Sơn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào lãnh đạo các nước ASEAN, Nhật Bản và các đại biểu dự Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 12 theo hình thức trực tuyến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2020
Việt Nam cùng các nước Mekong tăng cường hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc
Theo ông Tùng, đây là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam tới Hàn Quốc trong vòng 5 năm qua.
Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trên cương vị người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam sau khi được bổ nhiệm.
Đây cũng là đoàn cấp cao đầu tiên của Việt Nam sang thăm Hàn Quốc, mở màn cho năm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1992 – 2022).
Đại sứ nêu quan điểm, trong bối cảnh đó, đặc biệt đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở cả hai nước, chuyến đi này tiếp tục thể hiện quyết tâm giữ đà và đẩy mạnh quan hệ song phương.
Theo tiết lộ của Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ có các cuộc làm việc với giới chức Hàn Quốc, tập trung thảo luận và thống nhất về các chương trình hành động cho năm kỷ niệm cũng như làm rõ hơn những định hướng cho quan hệ song phương trong thời gian tới mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí.
“Các lĩnh vực hợp tác được ưu tiên bao gồm chính trị ngoại giao, quốc phòng an ninh, kinh tế xã hội vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của hai nước và hai khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á cũng như các khu vực khác”, Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng nói.
Ông Tùng cho biết, chuyến thăm cũng giúp củng cố các mặt hợp tác hiện có và mở ra các mặt hợp tác mới, khôi phục các lĩnh vực hợp tác bị gián đoạn trong đại dịch.
“Chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ song phương, đúng với định hướng chung giữa hai nước là nâng tầm khuôn khổ quan hệ lên Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc nhấn mạnh.
Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng sẽ gặp đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc để chúc Tết, thăm hỏi và động viên bà con kiều bào.
Cùng với đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Chương trình Đông Nam Á của OECD, do Hàn Quốc chủ trì, với tư cách đồng Chủ tịch chương trình giai đoạn 2022- - 2025.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng đại diện cho Việt Nam trong vai trò điều phối viên hợp tác ASEAN-Hàn Quốc giai đoạn 2020 – 2023 để thảo luận với các đối tác Hàn Quốc về chủ đề này.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2020
Chính sách Hướng Nam giúp Hàn Quốc ngày càng “thân” Việt Nam và ASEAN
Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng lưu ý rằng, có thể khẳng định chuyến thăm là sự thể hiện cụ thể chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương mà Đại hội Đảng lần thứ XIII vừa thông qua, trong đó Việt Nam chủ động và tích cực đóng góp vào các diễn đàn, thể chế đa phương, trước hết là trong khuôn khổ ASEAN và trên cương vị thành viên chủ động tích cực của ASEAN.
Theo Đại sứ Tùng, chuyến thăm này của Bộ trưởng Ngoại giao sẽ mở ra những cơ hội và lĩnh vực hợp tác mới giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong nỗ lực đề cao chủ nghĩa đa phương – nhất là từ quan điểm và lợi ích của những nước tầm trung.
“Chuyến thăm cũng làm tăng sức sống của các cơ chế hợp tác đa phương, trong đó có ASEAN, Chính sách Hướng Nam tăng cường của Hàn Quốc”, ông Tùng nói.

Mở đường nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc?

Nói về những thành tựu lớn trong quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn vừa qua, Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng cho biết quan hệ song phương Việt-Hàn “phát triển rất năng động”.
Theo Đại sứ, dù đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều khó khăn trong triển khai các hoạt động hợp tác, nhưng tính tổng thể, quan hệ song phương vẫn giữ đà phát triển.
Đầu tiên, theo ông Nguyễn Vũ Tùng, là các cuộc trao đổi đoàn cấp cao vẫn diễn ra. Bên cạnh các cuộc điện đàm, trao đổi trực tuyến, hai bên còn tổ chức các chuyến thăm cấp cao.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan báo thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2020
Việt Nam sắp nối lại đường bay với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc?
Trong đó, nổi bật là chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ háng 12/2021 và ngay sau đó là chuyến thăm của Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên. Chủ tịch Quốc hội Park Byeong-seug, các Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha và Chung Eui-yong cũng đã thăm Việt Nam trong các năm 2020 và 2021.
“Các hoạt động trao đổi cấp cao đã góp phần rất quan trọng trong việc giữ đà quan hệ song phương”, Đại sứ nêu rõ.
Ngoài ra, các lĩnh vực chủ chốt trong quan hệ song phương tiếp tục phát triển.
Theo số liệu đến cuối tháng 11/2021, thương mại hai chiều đạt 70,38 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020. Trong năm 2021, Hàn Quốc đã trở thành nước đầu tư trực tiếp lớn thứ hai ở Việt Nam với tổng mức đầu tư trong năm đạt 7,4 tỷ USD, tăng 85% so với năm 2020.
Hàn Quốc tiếp tục là nước cấp viện trợ phát triển lớn thứ hai cho Việt Nam với mức cam kết là 1,5 tỷ USD trong giai đoạn 2016 - 2020.
Trong khi đó, cộng đồng Việt Nam ở Hàn Quốc (ước tính trên 240.000 người) và cộng đồng người Hàn Quốc ở Việt Nam (khoảng 200.000 người) tiếp tục khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, tăng cường thích ứng trong bối cảnh đại dịch.
Thứ ba là sự phối hợp ngày càng chặt chẽ giữa hai nước trên các diễn đàn đa phương.
Trong đó có ASEAN và các cơ chế đa phương khu vực do ASEAN dẫn dắt, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương cũng như trong các cơ chế thương mại đa phương như Hiệp định Tự do thương mại ASEAN-Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và kể cả trong các cơ chế tiểu khu vực như Mekong.
Đặc biệt, hai nước đã hỗ trợ lẫn nhau một cách hiệu quả trong các tình huống cần thiết, theo Đại sứ Tùng.
Chính phủ và nhân dân Hàn Quốc đã tặng cho Việt Nam trên 1,4 triệu liều vaccine phòng Covid-19. Doanh nghiệp và các tổ chức hữu nghị Hàn Quốc đã đóng góp hơn 20 triệu USD vào Quỹ Vaccine của Việt Nam cũng như nhiều viện trợ hiện vật giúp Việt Nam chống dịch.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã kịp thời đảm bảo nguồn cung tới 30% nhu cầu về urê cho thị trường Hàn Quốc và các địa phương của Việt Nam đã tích cực giúp đỡ doanh nghiệp Hàn Quốc đảm bảo sản xuất kinh doanh trong giai đoạn chống dịch.
Sự phát triển của các lĩnh vực hợp tác kể trên đã góp phần nâng mức độ tin cậy và sự hiểu biết giữa hai nước trên các cấp độ quốc gia, địa phương và nhân dân.
“Đó chính là cơ sở để hai nước nâng cấp khuôn khổ quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới”, Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo Đại sứ, tiềm năng hợp tác song phương còn rất lớn.
Hai bên đặt ra mục tiêu phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD năm 2023 và 150 tỷ USD năm 2030 theo hướng cân bằng cán cân thương mại hơn và khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam trong khi đưa các doanh nghiệp Việt Nam lên mức cao hơn trong các chuỗi cung ứng và giá trị.
Trẻ em Việt Nam với những lá cờ của Việt Nam và Hàn Quốc đang chờ đợi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2019
Hàn Quốc và Việt Nam xích lại gần nhau về kinh tế bất chấp nhiều khác biệt
Đặc biệt, bối cảnh địa chính trị và địa kinh tế trong khu vực, các xu hướng công nghệ mới, năng lượng mới và quản lý mới trong thời kỳ hậu Covid-19, cùng nguồn lực và vị thế quốc tế mới của hai nước, đều là những điều kiện tiềm năng giúp mở ra những hướng hợp tác mới giữa hai nước, thể hiện tầm chiến lược trong quan hệ song phương cũng như trong các khuôn khổ liên kết mới đang hình thành trong khu vực.
Trên nền tảng đó, khuôn khổ hợp tác mới giữa Việt Nam và Hàn Quốc cùng các kế hoạch hợp tác dựa trên nền tảng của chính sách đối ngoại Việt Nam được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XIII và Chính sách hướng Nam mới tăng cường, kết hợp với sự năng động của các chủ thể hai bên sẽ giúp khai thác các tiềm năng để đưa quan hệ hai nước thực sự lên tầm cao mới.

“Khởi sắc”

Theo thông tin từ Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng, Việt Nam và Hàn Quốc đã và đang tích cực chuẩn bị và triển khai nhiều hoạt động trong kế hoạch kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Đại sứ cho biết, hai bên sẽ tổ chức các chuyến thăm, sự kiện cấp nhà nước, trao đổi điện mừng cấp cao vào ngày kỷ niệm 22/12, theo đó hai bên dự kiến sẽ chính thức nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương.
Theo ông Tùng, các hội đoàn hữu nghị và các địa phương của hai bên cũng sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm. Các hoạt động giao lưu, quảng bá văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao được tổ chức tại cả hai nước.
Việt Nam - Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2018
Bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam và "cái bắt tay" với Chính phủ Hàn Quốc
“Đặc biệt, Bộ Ngoại giao hai nước đã mời được một số nhân vật tiêu biểu có đóng góp vào quá trình hình thành và phát triển quan hệ song phương, tham gia tổng kết 30 năm quan hệ cũng như đề xuất các biện pháp mới đưa quan hệ tiếp tục phát triển”, Đại sứ Tùng cho hay.
Đại sứ quán của hai nước đã tổ chức cuộc thi và bình chọn được logo chính thức sử dụng trong các hoạt động kỷ niệm.
“Tôi rất hy vọng là các hoạt động kỷ niệm diễn ra trong năm nay sẽ góp phần nâng cao hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau, tinh thần hữu nghị, lòng tin, từ đó góp phần tạo thành một xung lực và sự khởi sắc mới trong quan hệ Việt-Hàn”, Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng đúc kết.
Tổng thống Hàn Quốc hiện nay Moon Jae-in là người đặc biệt có thiện cảm với Việt Nam.
Kể từ khi Đại tướng, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang còn đương thời, khi gặp gỡ với lãnh đạo Nhà nước, ông Moon Jae-in đã khẳng định sẽ cùng Hà Nội không ngừng nỗ lực mở rộng và đưa các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước đi vào chiều sâu.
Ông Moon cũng nhắc nhiều đến “Kỳ tích sông Mekong” và mong Việt Nam có thể đóng góp tiếng nói trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Các cuộc trao đổi cấp cao giữa lãnh đạo hai nước Việt – Hàn sau đó đều nhất trí rằng, Việt Nam có vị thế đặc biệt trong Chính sách hướng Nam của Hàn Quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала