Việt Nam và Hàn Quốc “đã thân lại càng thân hơn”

© Ảnh : Khánh Vân - Pv TTXVN tại Hàn QuốcBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng lần thứ hai Chương trình Đông Nam Á của OECD
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng lần thứ hai Chương trình Đông Nam Á của OECD - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2022
Đăng ký
Nhân chuyến thăm Hàn Quốc, hôm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội kiến Tổng thống Moon Jae-in. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc ‘đã thân, nay lại càng thân hơn’.
Việt Nam cũng chính thức đảm nhận vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Hàn Quốc coi Việt Nam là đối tác trọng tâm

Như Sputnik thông tin, nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chung Eui Yong, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã lên đường thăm chính thức Hàn Quốc.
Nhân chuyến thăm từ ngày 9-12/2 này, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng dự Hội nghị Bộ trưởng Chương trình khu vực Đông Nam Á (SEARP) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2022
Việt Nam và Hàn Quốc sắp nâng cấp quan hệ?
Thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho thấy, hôm nay, ngày 9/2, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội kiến với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Tại buổi tiếp, Tổng thống Moon Jae-in chuyển lời thăm hỏi thân thiết tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.
Ông Moon hoan nghênh Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Hàn Quốc, coi đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng mở đầu cho năm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc-Việt Nam.
“Hàn Quốc luôn coi Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai Chính sách hướng Nam mới”, ông chủ Nhà Xanh nói.

Sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc

Đặc biệt, trao đổi với Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, Tổng thống Moon Jae-in mong muốn hai bên sớm nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện”.
Tổng thống Moon Jae-in đề nghị tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam, nhất là đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tài chính, cũng như các dự án có quy mô lớn tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào lãnh đạo các nước ASEAN, Nhật Bản và các đại biểu dự Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 12 theo hình thức trực tuyến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2020
Việt Nam cùng các nước Mekong tăng cường hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc
Ông Moon mong 2 bên tăng cường phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế mà Hà Nội và Seoul cùng quan tâm.
Nhân cuộc gặp với người lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Tổng thống Moon Jae-in đánh giá cao vai trò điều phối của Việt Nam trong quan hệ Hàn Quốc-ASEAN giai đoạn 2021-2024.
“Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ giữa Hàn Quốc với Việt Nam nói riêng và với ASEAN nói chung trong thời gian tới”, Tổng thống Moon Jae-in nêu rõ.

Việt Nam sẽ gắn kết ASEAN và Hàn Quốc

Phát biểu với Tổng thống Moon, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chúc mừng những thành tựu mà Hàn Quốc đã đạt được thời gian qua, nhất là vừa ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Bùi Thanh Sơn cũng khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ với Hàn Quốc, trong đó trọng tâm là thực hiện tốt các hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và nâng cấp quan hệ hai nước lên “Đối tác chiến lược toàn diện” trong năm 2022.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ mong muốn duy trì giao lưu và tiếp xúc cấp cao thường xuyên, tạo môi trường chính trị thuận lợi, triển khai hiệu quả các cơ chế để mở rộng hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và phục hồi sau đại dịch.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2020
Chính sách Hướng Nam giúp Hàn Quốc ngày càng “thân” Việt Nam và ASEAN
Đáng chú ý, Việt Nam và Hàn Quốc phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai nước đạt 100 tỷ USD vào năm 2023.
Hai bên cũng cố gắng tăng cường hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch, lao động, giao lưu nhân dân, phối hợp chặt chẽ trong công tác hỗ trợ công dân của nhau, tiếp tục duy trì phối hợp trên các diễn đàn đa phương.
Cùng với đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục gắn kết quan hệ ASEAN – Hàn Quốc.
“Việt Nam sẽ hoàn thành tốt vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc giai đoạn 2021-2024, đưa quan hệ giữa ASEAN và Hàn Quốc tiếp tục có bước tiến thực chất, hiệu quả hơn nữa”, ông Bùi Thanh Sơn cho biết.
Nhân dịp này, người đứng đầu Bộ Ngoại giao mong Nhà Xanh ủng hộ lập trường về vấn đề Biển Đông.
Bộ trưởng Sơn mong muốn Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục phối hợp, thể hiện lập trường tích cực trong việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự pháp lý trên biển, tôn trọng tự do hàng hải, hàng không, giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Việt Nam và Hàn Quốc đều mong rằng các bên sẽ tiếp tục ủng hộ việc xây dựng COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.

Việt Nam là đồng Chủ tịch SEARP

Cũng trong ngày hôm nay, tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 2 Chương trình khu vực Đông Nam Á (SEARP) của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) diễn ra ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc), Việt Nam và Australia đã chính thức tiếp nhận vai trò đồng Chủ tịch Chương trình SEARP nhiệm kỳ 2022-2025 từ Thái Lan và Hàn Quốc.
Được biết, tham dự Hội nghị có các Bộ trưởng và Trưởng đoàn của 38 nước thành viên OECD, các thành viên ASEAN, Tổng Thư ký OECD, Tổng Thư ký ASEAN và lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế liên quan khác.
© Ảnh : Khánh Vân - Pv TTXVN tại Hàn QuốcViệt Nam và Australia chính thức tiếp nhận vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022- 2025 từ Hàn Quốc và Thái Lan
Việt Nam và Australia chính thức tiếp nhận vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022- 2025 từ Hàn Quốc và Thái Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2022
Việt Nam và Australia chính thức tiếp nhận vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022- 2025 từ Hàn Quốc và Thái Lan
Mở đầu Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chung Eui-Yong nhấn mạnh, ASEAN là trọng tâm trong chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc.
“Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với ASEAN nhằm đóng góp xây dựng một ASEAN xanh, thông minh và bao trùm hơn”, ông Chung nhấn mạnh.
Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann cũng khẳng định, ASEAN là khu vực ưu tiên chiến lược.
“OECD mong muốn thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ các thành viên ASEAN trong cải cách kinh tế, gắn kết và ngày càng tiệm cận các tiêu chuẩn của OECD”, ông Cormann bày tỏ.
Hội nghị lần này đã chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) ASEAN-OECD giữa hai Tổng Thư ký ASEAN và OECD. Với 31 lĩnh vực hợp tác, MOU tạo khuôn khổ quan trọng để nâng tầm quan hệ đối tác giữa ASEAN và OECD trong thời gian tới.
Tiếp ngay sau lễ khai mạc, các Bộ trưởng đã tiến hành hai Phiên thảo luận quan trọng về “Xây dựng một ASEAN thông minh hơn vì một tương lai bao trùm” và “Bảo đảm phục hồi xanh hướng tới một ASEAN tự cường hơn”.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao các nước đã nhất trí nhiều chương trình hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số, nhất là trong những lĩnh vực như đào tạo kỹ năng số, phát triển thành phố thông minh, thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục du lịch và quản trị số.
Hội nghị cũng thảo luận nhiều nội dung hợp tác nhằm hỗ trợ các nước trong khu vực về phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, công nghệ thân thiện môi trường, nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đề xuất của Việt Nam

Dự sự kiện hôm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đề xuất 3 lĩnh vực hợp tác nhằm tăng cường quan hệ đối tác OECD và ASEAN trong thời gian tới.
Thứ nhất, Việt Nam mong OECD tiếp tục hỗ trợ, phối hợp tư vấn chính sách cho ASEAN và các nước khu vực trong quá trình chuyển đổi số.
Theo đó, OECD và các thành viên ASEAN cần đẩy mạnh phối hợp nghiên cứu, xây dựng chính sách trong những lĩnh vực có ý nghĩa thiết thực như quản trị thông minh, chính phủ số, mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số, thương mại điện tử, an ninh mạng.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị OECD và các thành viên tăng cường hỗ trợ ASEAN triển khai hiệu quả Khung tổng thể về phục hồi ASEAN, Chiến lược cách mạng công nghiệp 4.0 ASEAN, Kế hoạch tổng thể số ASEAN đến năm 2025 và các chương trình hành động khác về chuyển đổi số.
© Ảnh : Khánh Vân - Pv TTXVN tại Hàn Quốcộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu sau khi Việt Nam chính thức tiếp nhận vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022- 2025 từ Hàn Quốc và Thái Lan
ộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu sau khi Việt Nam chính thức tiếp nhận vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022- 2025 từ Hàn Quốc và Thái Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2022
ộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu sau khi Việt Nam chính thức tiếp nhận vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022- 2025 từ Hàn Quốc và Thái Lan
Thứ hai, theo Bộ trưởng Sơn, cần bảo đảm mọi người dân được hưởng lợi từ số hóa, được đào tạo và tiếp cận công nghệ số, trong đó chú trọng đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trong chuyển đổi số, tăng cường quan hệ đối tác công-tư.
Vấn đề thứ ba, OECD tăng cường hợp tác, hỗ trợ ASEAN phát triển nền kinh tế ít carbon, thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP26 hướng đến tương lai xanh hơn và bền vững hơn.
Cùng với đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng đề nghị OECD và các nước thành viên tăng cường hợp tác với Việt Nam trong phát triển kinh tế số, thực hiện Chương trình quốc gia về chuyển đổi số đến năm 2030 và đạt các mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP (năm 2025) và 30% GDP (năm 2030), hỗ trợ Việt Nam thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo, công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Các Bộ trưởng đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung “Một tương lai lấy con người làm trung tâm – Quan hệ đối tác vì một ASEAN thông minh hơn, xanh hơn và bao trùm hơn”, khẳng định cam kết mạnh mẽ của OECD và các nước Đông Nam Á tăng cường hợp tác nhằm phục hồi kinh tế, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số và tăng trưởng xanh.
Tại Lễ bế mạc Hội nghị, Australia và Việt Nam đã chính thức tiếp nhận vai trò đồng Chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022- 2025 từ Hàn Quốc và Thái Lan.

“Việt Nam được tín nhiệm”

Theo Bộ Ngoại giao, phát biểu ngay sau khi đảm nhận trọng trách này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn các thành viên OECD và ASEAN.
“Việt Nam vinh dự được tín nhiệm lựa chọn đảm nhiệm vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình trong giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực”, Bộ trưởng khẳng định.
Ông Bùi Thanh Sơn cũng đánh giá cao vai trò lãnh đạo và đóng góp của hai đồng Chủ tịch nhiệm kỳ 2018-2021 là Hàn Quốc và Thái Lan.
Bộ trưởng cho hay, Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Australia, Ban Thư ký OECD và các thành viên tiếp tục thúc đẩy hoạt động của SEARP nhằm đóng góp thiết thực cho phục hồi và phát triển kinh tế khu vực, với phương châm xuyên suốt là đặt người dân ở vị trí trung tâm của phục hồi và phát triển.
Hội nghị Bộ trưởng SEARP lần thứ 2 đã thành công hết sức tốt đẹp với những kết quả dấu ấn.
Với những định hướng được thông qua tại Tuyên bố chung và MOU OECD – ASEAN, vai trò đồng Chủ tịch của Australia và Việt Nam, Chương trình SEARP sẽ tiếp tục là cầu nối tăng cường hợp tác, gắn kết giữa OECD với Đông Nam Á, mang lại những lợi ích thiết thực cho các nước trong khu vực.
Trẻ em Việt Nam với những lá cờ của Việt Nam và Hàn Quốc đang chờ đợi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2019
Hàn Quốc và Việt Nam xích lại gần nhau về kinh tế bất chấp nhiều khác biệt
Cũng nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng SEARP lần thứ 2, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Ông Mathias Cormann, Tổng Thư ký OECD và Ông Stanislav Rascan, Quốc vụ khanh, Quyền Bộ trưởng hợp tác phát triển Slovenia.
Trao đổi với lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tổng Thư ký Mathias Cormann đã chúc mừng thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội.
Tổng Thư ký OECD đánh giá cao Việt Nam đã được các thành viên SEARP tín nhiệm bầu giữ vai trò đồng Chủ tịch Chương trình SEARP.
Ông Cormann cũng tin tưởng với vai trò, vị thế và uy tín trong khu vực, Việt Nam cùng với Australia sẽ đóng góp tiếp tục thúc đẩy các hoạt động của Chương trình.
Tổng Thư ký OECD cũng khẳng định OECD và các nước thành viên sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong các nỗ lực phục hồi kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Cũng tại cuộc tiếp Quốc vụ khanh, Quyền Bộ trưởng hợp tác phát triển Slovenia, lãnh đạo Việt Nam và Slovenia đã cam kết thúc đẩy quan hệ hợp tác thực chất nhiều mặt Việt Nam – Slovenia, nhất là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư.
Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn, cơ chế đa phương trong thời gian tới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала