Tại sao London can thiệp vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Litva?

© AP Photo / Fabrice CoffriniWTO
WTO - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2022
Đăng ký
Vương quốc Anh hỗ trợ EU, Mỹ và Úc trong vụ kiện Trung Quốc tại WTO. Trước đó, EU đã nộp đơn lên WTO với yêu cầu tham vấn với TQ. Brussels cáo buộc Trung Quốc có chính sách thương mại phân biệt đối xử đối với Litva. Một chuyên gia Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn với Sputnik lưu ý EU đang cố gắng đưa các vấn đề chính trị trở thành xu hướng kinh tế.
Quan hệ giữa Litva và Trung Quốc xấu đi rõ rệt sau khi mở văn phòng đại diện Đài Loan tại Vilnius. Đầu tiên, Bắc Kinh đã hạ cấp đáng kể tình trạng quan hệ ngoại giao với Litva. Ngoài ra, những khó khăn nhất định đã bắt đầu đối với các nhà xuất khẩu Litva tại Trung Quốc. Đầu tiên, Litva biến mất khỏi danh sách hải quan Trung Quốc, do vậy các nhà xuất khẩu không thể thông quan hàng hóa của họ vào Trung Quốc. Thật vậy, vấn đề này đã được giải quyết trong vòng chưa đầy một tuần. Tuy nhiên, ngay sau đó, như một số phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin, phía Trung Quốc được cho là đã bắt đầu gây sức ép lên các tập đoàn xuyên quốc gia, cụ thể là đối với nhà sản xuất lốp xe Continental của Đức. Trung Quốc, như các công ty châu Âu phàn nàn, khẳng định bất kỳ sản phẩm nào có chứa các thành phần được sản xuất tại Litva đều không được nhập khẩu vào đất nước.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Wang Wenbin. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2020
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khuyến cáo Úc "sửa chữa sai lầm" thay vì khiếu nại lên WTO
Trung Quốc tuyên bố mâu thuẫn với Litva hoàn toàn mang bản chất chính trị, và người ta không nên tìm kiếm bất kỳ dư âm kinh tế nào ở đây. Tuy nhiên, Litva lại coi vấn đề là một "sự bắt nạt kinh tế" và quay sang EU yêu cầu sự "giúp đỡ". Theo Bộ trưởng Ngoại giao Litva Gabrielius Landsbergis, Litva không thể đưa ra các biện pháp trả đũa, vì phải theo quy định về hệ thống hải quan của Ủy ban châu Âu. Ông kêu gọi Brussels có một lập trường thống nhất và giúp đỡ Vilnius trong "cuộc đấu không cân sức" này với Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đài Bắc, chứ không phải Brussels, đã nhanh chóng “giúp đỡ” Litva bị ảnh hưởng. Họ hứa mua lại một lô rượu rum của Litva, ban đầu dự định cung cấp cho thị trường đại lục. Chính quyền hòn đảo sau đó hứa sẽ mở một quỹ trị giá 200 triệu USD để đầu tư vào các ngành công nghiệp chiến lược của Litva. Cuối cùng, Đài Bắc đã mở một hạn mức tín dụng 1 tỷ đô la cho Litva để tài trợ cho các dự án thương mại của quốc gia Baltic với hòn đảo này.
Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2022
Trung Quốc coi việc mở rộng NATO là mối đe dọa đối với sự ổn định ở châu Âu
Về phần mình, Brussels không vội vàng đưa ra các biện pháp cụ thể. Ở châu Âu, hiện không có cách tiếp cận chung nào trong quan hệ với Trung Quốc. Đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là Đức, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm quan trọng nhất. Họ chưa sẵn sàng từ bỏ Trung Quốc để đổi lấy đối tác nhỏ bé trong EU. Trên thực tế, đó là lý do tại sao những hạn chế của Trung Quốc đã trở thành nỗi đau đối với chính Vilnius. Tổng thống Litva Gitanas Nauseda đã gọi quyết định đổi tên cơ quan đại diện từ "Đài Bắc" thành "Đài Loan" là một sai lầm. Giờ đây, EU cuối cùng cũng đã phản hồi bằng cách đệ đơn lên WTO về các hành động của Trung Quốc.
Tuy nhiên, không rõ ràng lắm việc WTO có thể đóng vai trò gì trong vấn đề này. Tổ chức có thẩm quyền trong các vấn đề kinh tế thuần túy, nhưng không giải quyết các vấn đề chính trị. Hành động của Mỹ, Úc và Anh có thể được coi là một nỗ lực thương mại hóa các vấn đề chính trị, Chen Fengying - chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Đương đại, nói với Sputnik.
Trụ sở của WTO ở Geneva - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2021
Kinh tế Việt Nam bứt phá sau 14 năm gia nhập WTO
Vai trò của WTO trong việc này không rõ ràng vì bản thân Tổ chức này đang ở trong một cuộc khủng hoảng thể chế nội bộ do Hoa Kỳ gây ra. Hiện tại, Cơ quan Phúc thẩm WTO vẫn chưa có trọng tài viên mới, do Mỹ đang chặn việc bổ nhiệm nhân sự. Tất nhiên, cơ quan giải quyết tranh chấp chính của WTO vẫn tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, việc thi hành các quyết định của mình trên thực tế trở nên hoàn toàn không bắt buộc, vì quyết định của Cơ quan phúc thẩm, vốn đang bị tê liệt, vẫn được coi là quyết định cuối cùng. Tất cả những gì có thể được tin tưởng trong trường hợp này chỉ là công việc của cơ chế điều phối WTO, chuyên gia Chen Fengying giải thích.
Brussels, cũng như Washington, London và Canberra không thể không hiểu WTO đã suy yếu đến mức nào trong tình hình hiện nay. Do đó, các hành động này chỉ mang tính tượng trưng. Một mặt, Mỹ, Anh, Úc và EU đang cố gắng tạo ra diện mạo của một "mặt trận thống nhất" đối đầu, như họ nói, trước chính sách kinh tế và thương mại "hung hăng" của Trung Quốc. Mặt khác, không ai muốn bảo vệ Litva bé nhỏ mà lại gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của chính mình. Canberra vẫn còn nhớ về hành động theo chính sách của Mỹ và đã đưa ra sáng kiến: yêu cầu từ Trung Quốc một cuộc điều tra độc lập về nguyên nhân nguồn gốc của coronavirus. Hoa Kỳ chỉ đơn giản bày tỏ tình đoàn kết với Úc bằng lời nói, nhưng Canberra thì bắt đầu gặp các vấn đề kinh tế thực sự liên quan đến các hạn chế mà Trung Quốc áp đặt đối với thịt bò Úc, rượu vang, lúa mạch và một số hàng hóa khác.
Bộ ngoại giao Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2021
Biển Đông
Trung Quốc cáo buộc Mỹ, Anh và Úc thúc đẩy Chiến tranh Lạnh
Vilnius dường như đã thực sự tính toán sai lầm. Litva, tính rằng Trung Quốc chỉ chiếm một vài phần trăm tổng xuất khẩu của đất nước, đã quyết định có thể hy sinh thương mại với Trung Quốc vì lợi ích của mối quan hệ chính trị với Hoa Kỳ. Thật bất ngờ khi Vilnius thậm chí có thể mất cả thị trường châu Âu, bởi không một quốc gia láng giềng nào thực sự muốn gây gổ với Trung Quốc. Brussels và các đối tác đã thực hiện một động thái tinh tế. Hiện EU và Trung Quốc có 60 ngày để giải quyết tranh chấp theo định dạng của cơ chế điều phối của WTO. Nhưng nếu tranh chấp không được giải quyết, và có thêm các bên thứ ba như Anh, Mỹ và Úc, thì khả năng xảy ra kịch bản như vậy sẽ tăng lên, vấn đề có thể trở thành mãn tính, nếu tính đấn các vấn đề thể chế trong chính nội bộ WTO.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала