‘Tay chơi’ vài tháng tuổi ngầm bỏ cọc Thủ Thiêm, ai lũng đoạn thị trường bất động sản?

© Depositphotos.com / NguyenkhanhvukhoaThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2022
Đăng ký
Dùng trò chơi chữ, Công ty Bình Minh, một “tay chơi” mới chỉ vài tháng tuổi, xin không triển khai dự án trên lô đất trúng đấu giá ở Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức.
Theo chuyên gia, bản chất sự việc của Công ty Bình Minh không khác scandal bỏ cọc của Công ty Đầu tư bất động sản Ngôi sao Việt, Tập đoàn Tân Hoàng Minh là bao. Cần tránh phản ứng dây chuyền, lỗ hổng để những “tay chơi” còn lại cũng tìm cách bỏ cọc Thủ Thiêm.
Với quy mô lên đến 1,6 tỷ USD, thương vụ đấu giá các lô đất vàng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức với nhiều diễn biến bất thường, nhất là việc các “tay chơi” trúng đấu giá liên tục xin bỏ cọc, làm dấy lên lo ngại về rủi ro dòng vốn tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản cũng như hành vi lũng đoạn, thao túng thị trường.

Kêu gào doanh nghiệp đóng tiền

Khi khi 2/4 doanh nghiệp trúng đấu giá ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức xin bỏ cọc, nhiều chuyên gia lo ngại “những tay chơi còn lại” cũng sớm dùng đúng chiêu bài này để bỏ cọc, hay nói mĩ miều – thôi không đầu tư vào khu đất đã trúng đấu giá.
Chiều 10/2, ông Lê Duy Minh, Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM xác nhận với báo chí rằng, Cục đã có văn bản yêu cầu Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega “nộp tiền đúng hạn” vì đã quá hạn nộp 50% số tiền mua các lô đất trúng đấu giá ở khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Thủ Thiêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2022
Sau Tân Hoàng Minh, Công ty Bình Minh ‘nối gót’ xin bỏ cọc Thủ Thiêm?
Nói trắng ra thì TP.HCM vẫn đang kêu gào các doanh nghiệp đã trúng đấu giá như đóng tiền vì đã quá hạn nộp mà vẫn không thấy đồng nào vào kho bạc.
Như Sputnik đã thông tin, thông báo nộp tiền sử dụng đất ngày 6/1 của Cục Thuế TP.HCM, Công ty cổ phần Dream Republic trúng đấu giá lô đất số 3-5 (diện tích 6.446m2) phải nộp 3.820 tỷ đồng tiền sử dụng đất và 500 triệu đồng tiền lệ phí trước bạ.
Công ty cổ phần Sheen Mega trúng đấu giá lô đất số 3-8 (diện tích 8.568,1m2) đóng 4.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất.
Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày 6/1 (tức hạn chót đến ngày 7/2) hai doanh nghiệp này phải đóng lệ phí trước bạ, nộp số 50% tiền sử dụng đất (đợt 1) và chậm nhất vòng 90 ngày kể từ ngày 6/1, phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại (đợt 2).
Tuy nhiên, nay đã quá thời hạn nộp tiền đợt 1 nhưng Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega vẫn chưa nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Hồi đầu năm, thương vụ làm dậy sóng thị trường là Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (trực thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh), đơn vị trúng đấu giá đất Thủ Thiêm đã xin bỏ tiền cọc.
Mới nhất là ngày 8/2, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh cũng xin thôi thực hiện dự án trên lô đất trúng đấu giá ở Thủ Thiêm nhưng chưa xin bỏ tiền cọc.
Dư luận đang rất nghi ngờ rằng, sau khi 2 tay chơi lớn bỏ cọc, liệu, phản ứng dây chuyền có khiến 2 tay chơi còn lại bỏ cọc với các lô đất đã trúng đấu giá ở Thủ Thiêm hay không.

Bình Minh: ‘Tay chơi vài tháng tuổi’ với lối chơi chữ khôn ngoan

Như đã đưa tin, sau Ngôi Sao Việt của Tân Hoàng Minh nói thẳng xin bỏ cọc, Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh lại chọn lối chơi chữ tế nhị hơn - đề nghị không triển khai dự án trên lô đất 3-9 thuộc khu chức năng số 3, khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Như đã biết, Bình Minh trúng đấu giá lô đất 3-9 diện tích 5.009m2 với số tiền 5.026 tỷ đồng, gấp 6,9 lần khởi điểm, qua 140 lượt gọi giá với 13 doanh nghiệp khác.
Đường 319 nối dài và nút giao với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây nhìn từ trên cao - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2021
Gia thế 'khủng' của 4 đại gia vừa trúng thầu đất Thủ Thiêm, TP.HCM
Công ty Đầu tư phát triển và Thương mại Bình Minh nói như nhiều chuyên gia tài chính – địa ốc là tay chơi mới vài tháng tuổi.
Công ty này mới thành lập hồi ngày 24/ 9/2021, đặt trụ sở ở tòa nhà 151, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội. Tức thời điểm đi đấu giá đất ở Thủ Thiêm, doanh nghiệp mới 3 tháng tuổi.
Theo dữ liệu trên cổng thông tin đăng ký Doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật là bà Thân Thị Liên (sinh năm 1992). Công ty ban đầu có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, kinh doanh “hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính”.
Cho đến ngày 3/12/2021 tăng vốn lên 200 tỷ đồng, đúng trước 1 tuần khi thời điểm đấu giá bắt đầu, Bình Minh bỗng thành “kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê”.
Vì sao vốn doanh nghiệp có mỗi vài trăm tỷ nhưng Công ty Bình Minh lại dám đấu giá lô đất 3-9 với mức cần đóng là 5.026 tỷ đồng tiền sử dụng đất và 500 triệu đồng tiền lệ phí trước bạ?
Nhiều thông tin cũng cho thấy, doanh nghiệp này nằm trong hệ sinh thái 1 tập đoàn tư nhân có trụ sở ở Hoàn Kiếm, Hà Nội, hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực ngân hàng - tài chính, bất động sản, khách sạn, sân golf. Đây là tập đoàn hàng đầu, sở hữu nhiều bất động sản giá trị khu vực phía Bắc.
Ông Lê Duy Minh, Cục trưởng Cục thuế TP.HCM cho hay, nội dung trong văn bản của Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh là “đề nghị không triển khai dự án” trên lô đất 3-9 khu Thủ Thiêm, với lý do tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, nên không đủ vốn để đầu tư.
TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2021
Bao giờ mới có hạn chốt cho các dự án nghìn tỷ tại Thủ Thiêm?
Về bước xử lý tiếp theo, lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM cho biết, các cơ quan chuyên môn khác của TP.HCM sẽ tiếp tục làm việc với doanh nghiệp này.
Theo ông Minh, UBND thành phố là đơn vị có hợp đồng với bên trúng đấu giá. Bên Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản khi nhận được văn bản sẽ mời lên để xem doanh nghiệp này có thực hiện nộp theo đấu giá hay không.
“Còn trên văn bản gửi cho Cục thuế TP.HCM họ vẫn không ghi bỏ cọc”, Cục trưởng Lê Duy Minh nói.

Bình Minh xin không triển khai dự án lô đất ở Thủ Thiêm có tính bỏ cọc?

Bàn về việc trong văn bản gửi Cục thuế TP.HCM của Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh ghi yêu cầu không triển khai dự án, luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định với VOV rằng, bản chất, đây là vấn đề câu chữ.
Tại thời điểm này, doanh nghiệp trúng đấu giá đã ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, số tiền đặt trước (bằng 20% giá khởi điểm của lô đất) đã chuyển thành tiền đặt cọc.
Quang cảnh buổi đối thoại. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2020
Vụ Thủ Thiêm chưa hồi kết. Người dân không đồng tình với Thanh tra Chính phủ
Luật sư Phượng phân tích, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 29 của Luật Đầu tư năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) quy định, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện sau khi có “quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư”, trừ trường hợp không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.
Như vậy, cuộc đấu giá 4 lô đất khu Thủ Thiêm là cuộc đấu giá không có “quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư” mà vẫn thực hiện theo quy định của Luật Đấu giá năm 2016 và Thông tư liên tịch số 14/2015 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Tư pháp.
Do lô đất số 3-9 khu Thủ Thiêm mà Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh trúng đấu giá chưa có dự án nào, nên việc doanh nghiệp này yêu cầu không triển khai dự án là không có cơ sở.
Theo luật sư, hiểu nôm na theo văn bản là doanh nghiệp không muốn tiếp tục và doanh nghiệp này có ý định không thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá.
“TP.HCM làm dở ở chỗ cán bộ không cập nhật quy định mới mà cứ làm theo quán tính cũ”, luật sư Trần Đức Phượng lưu ý.
Để bịt các lỗ hổng có nguy cơ gây thất thoát ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến nền kinh tế, luật sư này đề nghị Chính phủ cần sớm có những quy định hướng dẫn kịp thời đối với hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất nói chung và đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư dự án nói riêng.

Hãy xử lấy kẻ lũng đoạn thị trường

Như Sputnik đã cập nhật, vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn inh báo cáo Chính phủ về hệ lụy, tiêu cực khi nhiều doanh nghiệp đấu giá rất cao rồi lại bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường.
Bộ Xây dựng đang nằm dưới sự chỉ đạo của con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đưa ra đánh giá rằng, hiện tượng "hét" giá rất cao một số lô đất, rồi bỏ cọc, tạo mặt bằng giá “ảo” để thao túng thị trường, mua đi, bán lại nhiều lô đất trúng đấu giá khác thu lợi bất chính diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi, thậm chí mang tính tổ chức.
“Hiện tượng “cò đấu giá,” “quân xanh - quân đỏ” lộng hành, thông đồng, dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá, gây mất an ninh, trật tự, thất thoát nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia đấu giá”, theo Bộ Xây dựng.
Những gì vừa diễn ra gây ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư, kéo theo sự tăng giá của các sản phẩm nhà ở, bất động sản đã hoặc đang chào bán lân cận địa điểm đấu giá. Giá đất tăng cũng làm tăng chi phí đầu vào và kéo theo tăng giá nhà ở, bất động sản.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2022
Phía sau cuộc ‘tháo chạy’ của Tân Hoàng Minh và số phận lô đất Thủ Thiêm
Các doanh nghiệp khó có cơ hội đầu tư dự án bình dân, giá thấp mà bắt buộc phải đầu tư bất động sản cao cấp, siêu sang phục vụ cho các đối tượng thu nhập rất cao trong xã hội mới có thể thu hồi vốn và kinh doanh có hiệu quả.
Ngoài ra, mặt bằng giá đất tăng quá cao sẽ khiến doanh nghiệp, chủ đầu tư không thể có phương án đầu tư, kinh doanh hiệu quả, dẫn đến không thu hút được đầu tư xây dựng trên địa bàn và làm suy giảm, hạn chế nguồn cung trong tương lai.
Bộ này cũng rất tỉnh táo cho rằng, kết quả trúng đấu giá đất cao bất thường sẽ ảnh hưởng, gây khó khăn cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
“Đặc biệt là dễ kích động người dân bị thu hồi đất đã nhận tiền bồi thường hoặc chưa nhận tiền bồi thường khiếu nại đòi mức bồi thường cao hơn phương án bồi thường đã được phê duyệt, gây mất ổn định xã hội”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh chỉ rõ.
Ngay sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ra công văn 413 đề nghị các tỉnh/thành phố rà soát, kiểm tra công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch.
Cần kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.
Bộ Tài nguyên và Môi trường lưu ý, các địa phương cần quyết liệt trong việc chấn chỉnh hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, trong đó tập trung vào việc thực hiện đúng quy định các trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất, nhất là những khu đất “vàng” sau khi rà soát, sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất của Nhà nước.
“Phải chống thất thu cho ngân sách nhà nước và phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai”, Bộ TN&MT nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала