Việt Nam gia nhập Công ước đa phương về chống xói mòn cơ sở tính thuế (MLI)

© Depositphotos.com / Erwin WodickaThuế.
Thuế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 99 của Công ước đa phương về thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định nhằm ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận (MLI).
Buổi lễ ký kết được diễn ra tại trụ sở Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ở Paris ngày 9/2 vừa qua.

Công cụ đa phương, bao trùm chống xói mòn thuế

Theo TTXVN tại Pháp, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Công ước MLI, còn được gọi là Công cụ đa phương, bao trùm hơn 1.800 hiệp định thuế song phương.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Tổng Thư ký OECD Yoshiki Takeuchi đã hoan nghênh Việt Nam cùng Thái Lan và Lesotho tham gia MLI. Ông nhấn mạnh:

“Các nỗ lực chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận sẽ không thể thành công nếu không có hành động tập thể và sự chung tay góp sức của các bên. Tôi mong rằng, Việt Nam cùng các nước mới tham gia sớm hoàn thành các thủ tục nội bộ cần thiết để phê chuẩn và đưa công cụ đa phương này đi vào hiệu lực".

đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
Diễn biến nóng vụ Alibaba của Nguyễn Thái Luyện: Điều tra dấu hiệu trốn thuế, rửa tiền
Về phần mình, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng khẳng định việc mở rộng cơ sở thuế, chống xói mòn nguồn thu và chuyển dịch lợi nhuận là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược cải cách hệ thống thuế của Việt Nam.
“Điều này được thể hiện qua Quyết định 2072/QĐ-TTg ngày 10/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh," trong đó việc ký kết, triển khai các cam kết quốc tế liên quan như MLI được xác định là ưu tiên và đang được Bộ Tài chính Việt Nam chủ trì thực hiện" - Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh.
Việc tham gia MLI của Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan trọng khi Việt Nam nhận bàn giao vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Khu vực Đông Nam Á của OECD (SEARP) nhiệm kỳ 2022-2025 tại Hội nghị Bộ trưởng SEARP diễn ra trong hai ngày 9 và 10/2 tại Seoul (Hàn Quốc), với sự tham gia của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Các triệu phú đề nghị được nộp thêm thuế

Thắt chặt quan hệ Việt Nam - OECD

Nhiều năm qua, OECD là đối tác quan trọng của Việt Nam trong tư vấn và hỗ trợ chính sách liên quan đến kinh tế vĩ mô, tài chính, thuế, phát triển xanh, số hóa v.v. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia 7 công cụ pháp lý của OECD.
Việc triển khai công cụ đa phương trong thời gian tới sẽ góp phần phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và OECD và cụ thể hóa Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và OECD giai đoạn 2022-2026 được ký tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann tại Paris ngày 5/11/2021.
Vinfast. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2021
Vingroup nói gì về “VinFast được Việt Nam ưu đãi nhưng lại đi đóng thuế cho nước ngoài”?
Công ước MLI được ra đời dựa trên sáng kiến của OECD và G20 về Dự án chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS). Đây là công cụ đa phương đưa ra các giải pháp cụ thể giúp chính phủ thu hẹp các kẽ hở trong quy tắc quốc tế hiện hành bằng cách chuyển các biện pháp được phát triển trong khuôn khổ dự án BEPS vào các hiệp định thuế song phương.
Công cụ đa phương này còn giúp cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, đặc biệt khi bổ sung điều khoản tuỳ chọn về trọng tài ràng buộc và bắt buộc. Việc bổ sung này nhận được sự đồng tình của 33 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên.
Việc triển khai BEPS góp phần đấu tranh với nạn trốn thuế, né thuế hoặc chuyển lợi nhuận giả tạo sang các khu vực ít bị đánh thuế. Hàng năm, theo ước tính của OECD các hành vi gây thất thoát liên quan đến thuế chiếm 4-10% tổng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn cầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала