Dự báo giá dầu thế giới tăng cao, thăm dò khai thác dầu khí PVEP Việt Nam lãi kỷ lục

© Ảnh : GazpromMỏ khí đốt Mộc Tinh
Mỏ khí đốt Mộc Tinh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2022
Đăng ký
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), đơn vị của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), vừa báo lãi hơn 1.100 tỷ đồng ngay tháng 1 năm 2022, doanh thu vượt kế hoạch 55%.
Trong bối cảnh giá dầu thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng, hướng đến mốc 100 USD/thùng, việc Việt Nam tăng trữ lượng khai thác dầu sẽ là một lợi thế.
Đối với thị trường xăng dầu trong nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - PVN) khẳng định “tích cực” tham gia đảm bảo nguồn cung xăng dầu. Bên cạnh đó, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn cũng đã hoạt động “ổn định”.

Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá dầu thế giới có trên 8 phiên tăng liên tiếp và liên tục đạt đỉnh trong 10 năm qua.
Ngày 13/2, giá dầu thô kết thúc phiên cuối tuần ở mức cao ngất ngưởng, dầu WTI của Mỹ tiến 4,47% lên 93,9 USD/thùng, dầu Brent chuẩn toàn cầu tiến thêm 0,7% lên 95,1%.
Bank of America dự báo giá dầu sớm có thể vượt mốc 100USD/thùng ngay trong quý 2 năm 2022, thậm chí là 120 USD/thùng nếu chính trường thế giới còn biến động. Trong khi đó, Goldman Sách, JP Morgan, Morgan Stanley hay nhóm ngân hàng lớn của Wall Street cũng tin rằng, giá dầu sẽ đạt mốc 100 USD/thùng ngay trong năm nay vì nhiều nguyên nhân.
Hoạt động kinh doanh xăng dầu tại TP Cần Thơ diễn ra bình thường, không có hiện tượng găm hàng chờ tăng giá - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2022
An ninh năng lượng: Việt Nam có thật sự cạn kiệt xăng dầu?
Ngày 12/2, báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đưa ra dự đoán nhu cầu toàn cầu năm nay sẽ tăng thêm 3,2 triệu thùng/ngày, đạt mức kỷ lục mọi thời đại là 100,6 triệu thùng/ngày.
Bên cạnh đó, các dự báo cũng cho thấy, giá dầu sẽ sớm đạt mốc 100 USD/thùng, khiến tình trạng lạm phát trên thế giới càng trầm trọng thêm thời gian tới đây.
Một số nguyên nhân được các chuyên gia chỉ rõ đó là giá dầu thô Brent đã tăng khoảng 20% ​​trong năm 2022 do các nước sản xuất dầu đang gặp khó khăn trong việc đạt được các mục tiêu mở rộng.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đứng trước tình trạng ngừng hoạt động của các nước thành viên. Nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ tăng chậm. Tình hình cung ứng khí đốt của Nga còn nhiều biến số.
Vitol Group, nhà kinh doanh dầu độc lập lớn nhất thế giới đánh giá, những yếu tố trên có thể đẩy giá dầu lên cao hơn nữa tới đây.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cho công cuộc phục hồi kinh tế, các lo ngại biến thể Omicron ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và tiêu dùng, khủng hoảng quan hệ Nga – Ukraina cũng như tình trạng đóng băng sâu ở Texas Mỹ làm gián đoạn cung ứng sản lượng dầu ở bể dầu Permian lớn nhất nước Mỹ đã đẩy giá dầu thô WTI vượt mốc 92 USD/ thùng vào tuần trước.
Tại Việt Nam, giá dầu thế giới tăng mạnh đẩy giá xăng dầu trong nước tăng theo. Ngày 11/2, như Sputnik đã thông tin, sau lần điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương – Tài chính, giá xăng dầu đều đồng loạt tăng lên gần 1.000 đồng/lít. Đây là lần tăng thứ 4 liên tiếp năm 2022 này.
Cụ thể, ở Việt Nam, sau khi tăng giá, xăng E5 RON 92 không cao hơn 24.571 đồng/lít; xăng RON 95-III không cao hơn 25.322 đồng/lít; dầu diesel 0.05S không cao hơn 19.865 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 18.751 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.659 đồng/kg.
Dầu mỏ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2021
Đề xuất mới về đầu tư ra nước ngoài lĩnh vực dầu khí của Việt Nam

Thăm dò khai thác dầu khí Việt Nam PVEP báo lãi lớn

Vừa qua, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã công bố tình hình hoạt động kinh doanh trong tháng 1/2022.
Báo cáo của PVEP cho thấy, hoạt động khai thác của PVEP trong tháng đầu tiên năm 2022 được duy trì ổn định, liên tục, hiệu quả, sản lượng khai thác hoàn thành vượt mức kế hoạch tháng đề ra.
Đặc biệt, sản lượng khai thác là 0,31 triệu tấn quy dầu, vượt 8% kế hoạch tháng. Trong đó, sản lượng khai thác dầu và condensate đạt 0,21 triệu tấn, vượt 3% kế hoạch tháng, sản lượng khí xuất đạt 98 triệu m3, vượt 22% kế hoạch tháng.
Sản lượng khai thác dầu/condensate tháng 1/2022 cao hơn so với kế hoạch do hầu hết các mỏ trong và ngoài nước khai thác ổn định và cao hơn dự kiến.
Thành công ngoài mong đợi của PVEP ngay trong tháng 1 này đến từ việc giá dầu thô thế giới tăng cao.
“Trên cơ sở khối lượng khai thác dầu khí và giá bán dầu/khí thực tế cao hơn so với giá dầu kế hoạch, PVEP hoàn thành các chỉ tiêu tài chính tháng 1/2022, tổng doanh thu đạt 3.586 tỷ đồng, bằng 155% kế hoạch tháng”, PVEP cho hay.
Nhờ đó lợi nhuận trước thuế đạt 1.841 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.121 tỷ đồng. Doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước cho Việt Nam đạt 1.096 tỷ đồng.
Đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nêu rõ, trong tháng 1 này, PVEP sẽ tiếp tục thực hiện các công việc liên quan đến phát triển mỏ Sư Tử Trắng Pha 2 (Lô 15.1), mỏ Đại Hùng Pha 3 (Lô 05.1a), đồng thời tiếp tục rà soát tối ưu triển khai các dự án phát triển mỏ khác nhằm đảm bảo kế hoạch gia tăng trữ lượng cũng như các chỉ tiêu nhiệm vụ khác trong năm 2022.
Đường ống tại cảng xăng dầu Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
PVN đang làm ăn thế nào?

Việt Nam tăng thăm dò khai thác dầu khí năm 2022

Năm 2021 vừa qua, dù gặp nhiều khó khăn, giá dầu biến động không ổn định nhưng hoạt động thi công khoan, khai thác, xuất bán dầu của PVEP vẫn được đảm bảo.
Trong năm 2021, PVEP đã hoàn thành và đưa vào khai thác dòng khí đầu tiên mỏ Sư Tử Trắng Pha 2A, Lô 15-1 ngày 14/6/2021 (giếng ST-7P) và tiếp tục đưa giếng ST-8P vào khai thác ngày 20/8/2021.
Bên cạnh đó, các giếng khai thác của Sư Tử Trắng-2A cho lưu lượng condensate cao, đã đóng góp tích cực vào doanh thu, lợi nhuận của PVEP.
Năm 2021, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam đã thực hiện 16 giếng khoan phát triển khai thác, một số giếng khoan đưa vào khai thác với lưu lượng khai thác cao hơn dự kiến và tiết kiệm hàng chục triệu USD.
Kế hoạch năm 2022 của PVEP cho thấy, đơn vị của PVN này sẽ gia tăng trữ lượng 0,56 triệu tấn quy dầu, tổng sản lượng khai thác năm là 3,18 triệu tấn quy dầu; đảm bảo an toàn, hiệu quả thi công 27 giếng khoan; kiểm soát và thúc đẩy tiến độ của các mỏ đang phát triển, đẩy mạnh thẩm lượng các đối tượng đã được phát hiện.
Trong đó, PVEP sẽ triển khai các dự án thăm dò gia tăng trữ lượng; các dự án khai thác, PVEP sẽ tập trung rà soát, cập nhật các danh mục đầu tư, cụ thể hóa phương án tìm kiếm thăm dò, nghiên cứu, xây dựng mô hình hợp tác đầu tư cụ thể cho từng dự án.
Đồng thời, PVEP cũng xây dựng kế hoạch trọng điểm, tập trung cho tìm kiếm thăm dò và phát triển dự án mới ngoài khơi vùng biển Việt Nam.
Đặc biệt với tháng 2/2022, PVEP tiếp tục triển khai các hoạt động tìm kiếm thăm dò, khoan phát triển các giếng theo kế hoạch đề ra, đồng thời tiếp tục rà soát tối ưu triển khai các dự án phát triển mỏ, đảm bảo tiến độ các dự án có First Oil/First Gas. Dự kiến sản lượng khai thác của PVEP trong tháng 2 là 0,23 triệu tấn quy dầu. Trong đó, sản lượng dầu và condensate dự kiến là 0,18 triệu tấn; sản lượng khí xuất dự kiến là 54 triệu m3.

PVN tích cực tham gia đảm bảo cung ứng xăng dầu trên thị trường

Mới đây, phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông tin cho biết, PVN tích cực tham gia đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường.
“Là một mắc xích trong chuỗi cung ứng sản phẩm xăng dầu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã nỗ lực triển khai các giải pháp, cùng với các cơ quan chức năng duy trì đảm bảo nguồn cung xăng dầu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước”, Petrovietnam nhấn mạnh.
Theo PVN, tháng 1/2022, cung cấp từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng so với cam kết hợp đồng là 18%, cung cấp từ Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt 12%.
Bên cạnh đo, Petrovietnam cũng đã chỉ đạo Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn liên tục tăng công suất từ 105% lên mức tối đa là 108%, tương ứng tăng thêm nguồn cung trên thị trường là 30.000 m3/tháng; PVOIL cũng dự kiến sẽ nhập về 70.000 m3 xăng dầu vào ngày 22/2 này.
Phía PVOIL cũng khẳng định luôn theo dõi sát sao biến động của thị trường, phối hợp chặt chẽ với các nhà máy lọc dầu trong nước cũng như các nhà cung cấp ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung ứng ổn định cho hệ thống phân phối.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngài Abdelhamid Boubazine, Đại sứ Algeria - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2022
PVN thành công ở Algeria, Việt Nam là “hình mẫu”
Với hệ thống phân phối hơn 620 cửa hàng bán lẻ và hệ thống kho cảng được phân bổ khắp cả nước, PVOIL có đủ cơ sở vật chất và năng lực cung cấp đầy đủ xăng dầu cho hệ thống khách hàng của mình, đảm bảo nguồn cung ổn định, không bị gián đoạn và hệ thống cửa hàng bán lẻ luôn mở cửa phục vụ nhu cầu của người dân.
Ngày 26/01/2022, Lọc hóa dầu Bình Sơn cũng cho biết, đã tăng công suất vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lên 103%. Petrovietnam và BSR đã nỗ lực trong việc tìm kiếm, thu xếp nguồn dầu thô đầu vào để đảm bảo duy trì vận hành Nhà máy ở công suất cao.
Như Sputnik đã thông tin, trong những ngày Tết, BSR nhập 2 chuyến dầu thô, với khối lượng mỗi chuyến trung bình khoảng 85 đến 90 ngàn tấn, đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy vận hành.

Tình hình hoạt động Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn

Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn (NSRP) là Công ty liên doanh được thành lập vào tháng 4/2008 do bốn thành viên góp vốn.
Góp vốn vào Lọc dầu Nghi Sơn bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), công ty Dầu khí quốc tế Kuwait (KPE), công ty Idemisui Kosan Nhật Bản (IKC) và công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản (MCI), trong đó Petrovietnam góp vốn 25,1%.
Đặc biệt, PVN khẳng định, nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã “hoạt động ổn định”.
Về tình hình thiếu hụt nguồn cung xăng dầu vừa qua là do nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, chiếm khoảng 35% nguồn cung xăng dầu nội địa cắt giảm sản xuất do gặp khó khăn về tài chính. Cộng thêm, Bộ Công Thương cũng khẳng định, tình trạng thiếu hụt xăng dầu chỉ là “cục bộ”, “cá biệt”, nguồn cung trong nước đảm bảo đủ.
Khó khăn tài chính của Nghi Sơn có liên quan đến việc Petrovietnam chưa phê duyệt gia hạn thỏa thuận (RPA) và thanh toán sớm (EP) Hợp đồng FPOA.
Về vấn đề này, với vai trò là một bên tham gia góp vốn trong Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), PVN khẳng định “luôn làm tất cả để đảm bảo cho lợi ích của liên doanh cũng như lợi ích của doanh nghiệp và nước chủ nhà”.
Petrovietnam cũng nhấn mạnh, đã quyết liệt đàm phán với các đối tác nước ngoài tại Công ty TNHH Lọc Hóa dầu Nghi Sơn về chủ trương, nguyên tắc xây dựng phương án tái cấu trúc tổng thể NSRP.
© Ảnh : Lọc hóa dầu Nghi SơnNhà máy Lọc dầu Nghi Sơn
Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2022
Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn
Với mục tiêu vận hành ổn định, hiệu quả, bền vững, tuân thủ quy định, luật pháp hiện hành, các bên đã chấp thuận nguyên tắc tái cấu trúc NSRP do Petrovietnam đề xuất và thống nhất hỗ trợ nguồn lực tài chính ngắn hạn thông qua gia hạn cơ chế RPA và thanh toán sớm (Early Payment) hợp đồng FPOA để giúp Lọc dầu Nghi Sơn cải thiện dòng tiền, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian hoàn thiện phương án tái cấu trúc.
Về tình hình hoạt động của Nghi Sơn, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, thông tin, Nhà máy Nghi Sơn sẽ phải sớm khắc phục sự cố về tài chính. Việc này Bộ Công thương đã làm việc với PVN, Uỷ ban Quản lý vốn và “phần nào thu xếp được”.

“Bộ cũng đã chỉ đạo và làm việc rất cụ thể với các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, đã tính phần thiếu hụt từ Nghi Sơn, để chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu phần thiếu hụt đó, đảm bảo nguồn cung liên tục, không gián đoạn”, ông Trần Duy Đông nói.

Bên cạnh đó, các đại diện các doanh nghiệp cũng khẳng định sẽ nỗ lực bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp trong mọi tình huống.
Mỏ Bạch Hổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2022
PVN và Quân chủng Hải quân quyết giữ chủ quyền Việt Nam
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала