Khôi phục đường bay quốc tế là yêu cầu sống còn

© AFP 2023 / Nhac Nguyen Sân bay Quốc tế Nội Bài.
Sân bay Quốc tế Nội Bài. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2022
Đăng ký
Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, việc mở lại đường bay tới các nước là yêu cầu sống còn để “cứu” các hãng hàng không, phát triển du lịch và khôi phục nền kinh tế.
Việc mở cửa hàng không cần có lộ trình cụ thế, từng bước để đảm bảo thích ứng an toàn với dịch bệnh, đảm bảo mục tiêu vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế mà Chính phủ đã đặt ra.

Sẽ có thêm đường bay đến các thị trường mới

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn vừa giao trách nhiệm cho Cục Hàng không Việt Nam tiến hành trao đổi với cơ quan hữu quan các nước có đường bay trực tiếp đến Việt Nam từ trước dịch Covid-19, nhằm nối lại các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ, ngoài các nước đã triển khai hồi tháng 1 năm 2022.
Nhằm thích ứng an toàn với dịch bệnh, tần suất bay sẽ được tăng dần theo lộ trình, tuân thủ giám sát y tế nhập cảnh.
Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cũng yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông Vận tải kết quả thực hiện trong tháng 2/2022 để Bộ báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.
Khách chụp hình tại vườn sen trong khu du lịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2022
Bao giờ Việt Nam mở cửa đón khách du lịch quốc tế?
Theo một đại diện Cục Hàng không Việt Nam, đơn vị này đã làm việc với cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ngành hàng không Thái Lan. Hai phía thống nhất mở lại tuyến đường bay và không hạn chế số lượng chuyến bay.
Cho đến nay, chỉ còn một mình Trung Quốc là chưa đồng ý nối lại đường bay. Còn lại tất cả các quốc gia mà Việt Nam đã liên hệ đề nghị khôi phục đường bay đều đã chấp thuận. Các hãng hàng không hiện đã khai thác lại các đường bay tới châu Âu, Úc, Mỹ… về Việt Nam.
Dự kiến thời gian tới sẽ có thêm những đường bay quốc tế tới các thị trường mới như Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ… được tổ chức, Cục Hàng không thông tin.

Mở lại đường bay càng sớm càng tốt

Lãnh đạo Cục Hàng không cho hay, hiện ngành hàng không đã chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt để khai thác toàn bộ mạng lưới đường bay quốc tế như thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát.
Đại diện Cục cho rằng, việc mở lại đường bay là "sống còn", chỉ có mở cửa sớm thì mới cứu được các hãng hàng không, khôi phục được các đường bay. Phải làm nhanh, đi trước thì mới giữ được thị trường, nếu để chậm trễ thì tình hình sẽ rất khó.
“Năm 2019, đơn cử như hãng hàng không quốc gia có trên 70% doanh thu là từ thị trường quốc tế. Bây giờ khôi phục hoàn toàn mạng bay quốc nội với doanh thu chưa tới 35% thì không thể bù đắp cho các hãng. Nói đơn giản là bán một vé máy bay đi châu Âu bằng rất nhiều vé máy bay nội địa, vì thế việc mở lại các đường bay quốc tế sẽ cứu các hãng hàng không", lãnh đạo Cục Hàng không nhấn mạnh.
Trong khi đó, lãnh đạo Vietnam Airlines nhấn mạnh nếu công tác triển khai chậm trễ, Việt Nam sẽ có thể đánh mất lợi thế cạnh tranh về điểm đến với du khách và các nhà đầu tư.
Việc các công ty hàng không, du lịch suy yếu có thể đi đến bờ vực phá sản, không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong khu vực. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phục hồi sau đại dịch.
Ở nhiều nước trên thế giới, với tỷ lệ tiêm chủng cao, chính phủ đã ban hành các chính sách cạnh tranh để tạo thuận lợi thu hút du khách quốc tế, đón đầu nhu cầu đi lại sau đại dịch.
Điểm chung các chính sách trên là không hạn chế đối tượng và mục đích đi lại, bao gồm cả khách có quốc tịch nước sở tại, khách kiều bào và khách quốc tế (chỉ cần hộ chiếu và visa hợp lệ).
Cục Hàng không Việt Nam cũng dẫn chứng từ thực tế tại Hàn Quốc, thị trường hàng không lớn nhất của Việt Nam. Năm 2019, sản lượng khách ước chừng 10 triệu người, trong đó đến 70% là khách Hàn Quốc.
Hay như trước đây mỗi ngày có khoảng 100 chuyến bay từ Việt Nam sang Trung Quốc, phủ tất cả các điểm đến ở hai phía, nhưng giờ không có là vấn đề rất lớn.
Theo lãnh đạo Cục, Thủ tướng đã có chỉ đạo chậm nhất là 30/3 phải mở lại các đường bay quốc tế, trên tinh thần làm càng sớm càng tốt.
Việc cần làm bây giờ là mở cửa và phát động lại thị trường để các hãng lên kế hoạch khai thác và triển khai bán vé máy bay. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tiếp thị và khắc phục những khó khăn tồn đọng để du khách quay trở lại Việt Nam.
Chuyến bay mang số hiệu VN98 của hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã hạ cánh tại sân bay San Francisco (Mỹ), trở thành chuyến bay lịch sử đánh dấu sự kiện đường bay thẳng thương mại thường lệ giữa Việt Nam và Mỹ chính thức được khai mở, ngày 29/11/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2022
Bộ ngoại giao giải đáp nhiều vấn đề “nóng” được dư luận quan tâm

Mở cửa hàng không để phát triển du lịch

Hàng không được ví như cây cầu kết nối giao thương giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới. Tuy vậy, để phòng chống dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe người dân, nhà nước phải thực hiện các biện pháp "đóng - mở bầu trời" theo từng giai đoạn.
Khi đại dịch đã dần được kiểm soát, việc mở cửa lại đường bay là vấn đề quan trọng phải được cân nhắc, tính toán. Nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh vẫn còn đó, thế nên rất cần có những giải pháp cụ thể để đảm bảo thích ứng an toàn với dịch bệnh.
Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) Bùi Doãn Nề, hàng không là ngành đi trước, khai thông việc đi lại trong nước và quốc tế.
Việc mở lại đường bay quốc tế sau thời gian dài giãn cách do dịch bệnh, khi các quốc gia đã tiêm vaccine trên diện rộng và có giải pháp kiểm soát dịch bệnh là cần thiết.
Phó Chủ tịch VABA cho biết, hàng không là phương tiện an toàn và có quy trình kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ. Việc công nhận hộ chiếu vaccine là cơ sở để mở lại đường bay quốc tế.
Ông Nề cũng khuyến cáo các hãng hàng không đặt an toàn của hành khách và cộng đồng lên hàng đầu, tuân thủ và hướng dẫn hành khách đảm bảo đúng quy trình chuẩn bị, làm thủ tục và trong suốt chuyến bay.
Việc thực hiện nghiêm túc 5K, quản lý di chuyển bằng công nghệ và bao phủ vaccine sẽ góp phần kiểm soát dịch bệnh, tạo thuận lợi để chào đón du khách trở lại Việt Nam.
"Vận tải hàng không có vai trò quan trọng giúp kết nối mạng giao thông toàn cầu, con đường duy nhất rút ngắn khoảng cách và thời gian giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Ngành hàng không có tính lan tỏa rộng, góp phần phát triển du lịch, tạo thêm việc làm, là động lực phát triển của nền kinh tế", ông Nề nhận định.
Phó Chủ tịch VABA cho rằng, thực hiện chủ trương mở cửa du lịch cũng đồng nghĩa với việc phải nhanh chóng mở lại đường bay quốc tế.
Sân bay Long Thành - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
Ngổn ngang sân bay Long Thành
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала